- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức về Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình củaTiếng Việt + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII +
Trang 1SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MÔN NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 phút
I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình củaTiếng Việt
+ Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII
+ Kĩ năng làm văn nghị luận văn học
II HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 11 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng cao Cộng
1 Tiếng Việt
Đặc điểm loại hình
của Tiếng Việt.
Nhận biết được các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
Vận dụng kiến thức
để làm bài tập.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 20%
(15% x 10 điểm = 1,5 điểm)
(5 % x 10 điểm = 0,5 điểm)
20% x 10 = 2,0 điểm
2 Văn học
Xác định tinh thần
của 2 thời đại thơ
trong “ Một thời
đại trong thi ca”
Nêu được những nguyên tắc xác định tinh thần của 2 thời đại thơ của Hoài Thanh.
Hiểu được nguyên nhân để Hoài Thanh xác định được các nguyên tắc đó.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 20%
(15% x 10 điểm = 1,5 điểm)
(5% x 10 điểm = 0,5 điểm)
20% x 10 = 2,0 điểm
3 Làm văn
Nghị luận văn học
Kĩ năng: Phân tích đoạn thơ trong một tác phẩm văn học.
( Cụ thể: 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đây thôn Vỹ
Dạ “ của Hàn Mặc Tử
Trang 2Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
(60% x10 điểm = 6,0 điểm) (60% x10
điểm = 6,0 điểm)
IV BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2 điểm): Nêu các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt? Chỉ ra sự khác biệt về chức
năng ngữ pháp của những từ ngữ được in đậm trong câu sau:
“ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”
(Lê Duẩn)
Câu 2 ( 2 điểm): Trình bày nguyên tắc và lí giải nguyên nhân xác định tinh thần của 2 thời
đại thơ trong “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh?
Câu 3 ( 6 điểm): Phân tích đoạn thơ sau :
“ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
* Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
…
( Trích “Đây thôn Vỹ Dạ” (Hàn Mặc Tử) – SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007)
- Hết
Trang 3-V XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11
(KIỂM TRA HỌC KÌ II )
Câu 1 * Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
- Từ không biên đổi hình thái:
- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ
* Phân tích sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ ngữ
được in đậm:
- Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta(1) là chủ ngữ
- Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta(2) : là bổ ngữ
1,5
(0,5) (0,5) (0,5)
0,5
(0,25) (0,25)
Câu 2 Trình bày nguyên tắc và lí giải nguyên nhân xác định tinh thần của 2
thời đại thơ trong “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh?
* Nguyên tắc xác định tinh thần của 2 thời đại thơ của Hoài Thanh.
- Tinh thần thơ cũ là chữ “ta”
- Tinh thần thơ mới là chữ “tôi”
* Nguyên nhân để Hoài Thanh xác định được các nguyên tắc đó.
- Dựa vào bài thơ hay của mỗi thời đại
- Mỗi thời đại thi ca đều có sự tiếp nối, qua lại giữa cái mới và cái cũ
1,5
(0,75) (0,75)
0,5
(0,25) (0,25)
Câu 3 Phân tích đoạn thơ sau :
“ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
* Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
…
( Trích “Đây thôn Vỹ Dạ” (Hàn Mặc Tử) – SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007)
a/ Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình
Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu
Trang 4b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng
cần đạt được một số ý sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm hứng chủ đạo của Hàn Mặc Tử khi
viết bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ”
- Nêu được những nét chính ND đoạn thơ: Là bức tranh vẽ bằng tâm
tưởng về cảnh và con người xứ Huế để làm sống dậy những kỷ niệm về
1 mối tình, làm quặn thắt nỗi đau của 1 cuộc đời bất hạnh
- Phân tích được bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế trong khổ
thơ thứ nhất
+ Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm
nhưng mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt
+ Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của
người Huế, tâm hồn Huế
-> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng
kỷ niệm nao lòng về thơ, về tình yêu, về cuộc đời
+ Nghệ thuật dùng câu, dùng từ đặc sắc càng làm tôn vẻ đẹp của cảnh
và ngưới xứ Huế
- Phân tích rõ sự đổi khác của cảnh và tình trong khổ thơ thứ 2
+ Cảnh: chia lìa, hắt hiu làm quặn thắt nỗi buồn đau và thất vọng của
nhà thơ vì bệnh tật
+ Không đến được với Huế bằng hình hài, nhà thơ thả mình theo trăng
để mộng ước để trông chờ, khắc khoải ước mong về tình yêu, hạnh
phúc nhưng vẫn là ảo vọng, hoài nghi bởi nhà thơ đang phải đối mặt
với những giây phút cuối cùng của cuộc đời
+ Càng đau đớn, khắc khoải nhà thơ lại càng khát khao tìm gặp được tri
âm, hy vọng được gắn bó với cuộc đời
+ Phân tích được những hình ảnh thực, ảo và cách dùng từ độc đáo
khơi sâu nỗi đau đang chà xát tâm hồn nhà thơ
- Tóm lược ND đã phân tích, có liên hệ thực tế
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến
diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học
….
0,25 0,25
2,5
(0,75) (0,75) (0,5) (0,5)
2,5
(0,75)
(0,75) (0,5) (0,5)
0,5