1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI HK II KHỐI 10 VÀ ĐÁP ÁN

3 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi: 2 điểm Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.. Bảo kính cảnh giới-bài 43 Câu 3: 5 điểm Anh chị hãy tưởng tượng mình là nh

Trang 1

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)

Chương trình chuẩn

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu

-Câu 1: (2 điểm)

a) Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ? (1 điểm)

b) Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau: (1điểm)

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

(Hoàng Trung Thông)

Câu 2: (3 điểm)

a Ghi lại bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1 điểm)

b Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi: (2 điểm)

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Bảo kính cảnh giới-bài 43)

Câu 3: (5 điểm)

Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Mỵ Châu để kể lại truyền thuyết

Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy

……… Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh

Đề chính thức

Trang 2

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG

TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011

CÂU 1: (2 điểm)

a Khái niệm phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ (1 điểm):

* Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:

 Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, dựa trên nét trên

sự liên tưởng giống nhau (sự liên tưởng tương đồng) của hai đối tượng bằng so so sánh ngầm, thường có sự chuyển trường nghĩa (0.5điểm)

 Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, dựa trên nét

trên sự liên tưởng gần gũi (liên tưởng kề cận) của hai đối tượng mà không so sánh, không có chuyển đổi trường nghĩa mà cùng trong một nghĩa (0.5 điểm)

b Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (1 điểm):

- “Bàn tay ta” : hoán dụ

- “Sỏi đá, cơm”: ẩn dụ

+ "Bàn tay ta”: chỉ người lao động, và sức mạnh lao động cải tạo thiên nhiên, xã hội

của con người (0.25 điểm)

+ "Sỏi đá": chỉ sự khó khăn, gian khổ, hoàn cảnh khắc nghiệt (0,25đ)

+ "Cơm": chỉ sự thành công, chỉ thành quả lao động xứng đáng khi con người cố gắng

vượt qua gian khổ (0.25đ)

CÂU 2: (2 điểm)

a Ghi lại bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1 điểm):

 Chép đúng bài thơ: 1 điểm

 Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm

 Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm

 Sai 04 lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm

 Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm

b Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi: (2 điểm)

- Ước mơ đất nước được thanh bình, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc (1điểm)

- Tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của nhà thơ (1 điểm)

*Ghi chú: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào ý cơ bản

để cho các biểu điểm.

CÂU 3: (5 điểm)

I YÊU CẦU CHUNG:

- Thể loại : Văn tự sự

- Nội dung: Kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy bằng ngôi

thứ nhất (nhập vai Mị Châu )

- Tư liệu : Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy

0.25 điểm

Trang 3

II YÊU CẦU CỤ THỂ :

a Yêu cầu về kĩ năng:

- HS nắm kĩ năng làm bài văn tự sự

- Bố cục đủ 3 phần: Mở truyện, Thân truyện, Kết truyện

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc

- Hạn chế lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ ràng, không sai chính tả

b Yêu cầu về kiến thức:

- Về nội dung :

+ Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện

+ Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai

- Về phương pháp :

+ Dựa vào cốt truyện trong văn bản

+ Hoá thân vào nhân vật Mị Châu, kể chuyện theo ngôi thứ nhất

+ Đảm bảo đầy đủ các sự kiện xảy ra với nhân vật Mỵ Châu, không lược bỏ hoặc thêm vào tuỳ tiện

+ Bài viết trình bày đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.

III: BIỂU ĐIỂM:

- Điểm 5 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp và có nhiều ý sáng tạo, độc

đáo, có cảm xúc Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc Bố cục chặt chẽ Bài làm sạch đẹp

- Điểm 4 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp,có cảm xúc Diễn đạt rõ

ràng, mạch lạc Bố cục chặt chẽ Bài làm sạch đẹp, sai vài lỗi chính tả, dùng từ

- Điểm 3 : Nội dung tương đối đầy đủ, cách kể chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các sự

kiện không đúng trật tự, ít cảm xúc, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Điểm 2 : Nội dung sơ sài, cách kể chưa phù hợp; diễn đạt vụng về, lan man, sai nhiều

lỗi diễn đạt

- Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề,

mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào yêu cầu của đề để cho các biểu điểm Giáo viên phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh

có sáng tạo phù hợp.

Ngày đăng: 17/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w