Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích các tỷ số tài chính của Công ty CP Fiditour đồng thời vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty.Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu về các nghiệp vụ cơ bản tại Công ty CP Fiditour, bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp như: So sánh: so sánh tuyệt đối, tương đối; phân tích Dupont,…Kết cấu của đề án chuyên ngành: Gồm 3 phần chính:Phần 1: Phân tích tỷ số tài chính của Công ty CP Fiditour.Phần 2: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Fiditour.Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Trang 1Mục lục
PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FIDITOUR 5
1.1 Thông tin sử dụng trong báo cáo tài chính 5
1.1.1 Bảng cân đối kế toán 5
1.1.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 7
1.2 Phân tích các nhóm tỷ số tài chính đặc trưng trong doanh nghiệp 8
1.2.1 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 8
1.2.1.1 Khả năng thanh toán tổng quát 9
1.2.1.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(khả năng thanh toán hiện hành 10
1.2.2.3 Khả năng thanh toán nhanh 10
1.2.1.4 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 11
1.2.1.5 Khả năng thanh toán lãi vay 12
1.2.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động 12
1.2.2.1 Số vòng quay hàng tồn kho 13
1.2.2.2 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 14
1.2.2.3 Kỳ thu tiền bình quân 14
1.2.2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 15
1.2.2.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( vòng quay toàn bộ vốn ) 15
1.2.2.6 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 16
1.2.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 16
1.2.3.1 Tỷ số đòn bẩy tài chính 17
1.2.3.2 Cơ cấu tài sản 18
1.2.3.3 Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 19
1.2.4 Các tỷ số sinh lợi 19
1.2.4.1 Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu hay doanh lợi doanh thu (ROS) 20 1.2.4.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản (BEPR) 21
1.2.4.3 Tỷ số doanh lợi tài sản ( ROA ) 21
1.2.4.4 Tỷ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu hay doanh lợi vốn chủ sở hữu(ROE) 22
1.2.5 Tỷ số giá trị thị trường 23
Trang 21.2.5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 24
1.2.5.3 Tỷ số giá – thu nhập (P/E) 24
1.2.5.4 Tỷ suất cổ tức 25
1.2.5.5 Tỷ số M/B 25
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FIDITOUR 26
2.1 Những ưu điểm 26
2.1.1 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 26
2.1.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động 26
2.1.3 Tỷ số về đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 27
2.1.4 Các tỷ số sinh lợi 27
2.1.5 Tỷ số giá trị thị trường 28
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 28
2.2.1 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 28
2.2.2 Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động 28
2.2.3 Tỷ số về đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 29
2.2.4 Các tỷ số sinh lợi 29
2.2.5 Tỷ số giá trị thị trường 29
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
3.1 Kết luận về tình hình tài chính của công ty qua các chỉ số tài chính 30
3.2 Những kiến nghị để cải thiện tình hình tài chính của CTCP Fiditour 30
Trang 3Danh mục bảng:
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán Công ty CP Fiditour 2011 – 2013 3
Bảng1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2011 – 2013) 5
Bảng 1.3: Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 7
Bảng 1.4: Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động 11
Bảng 1.5: Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 15
Bảng 1.6: Các tỷ số sinh lợi 17
Bảng 1.7: Tỷ số giá trị thị trường 21
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thánh một ngành quan trọng của nhiều nước trên thế giới, hơn nữa du lịch là một ngành tổng hợp mang tính chất chính trị kinh tế văn hóa xã hội, khi
nó phát triển thì sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác và ngược lại Ở Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh cũng như bề dày lịch sử lâu đời là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, thêm vào đó là chủ trương của Nhà nước về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao Ý thức được những điều kiện thuận lợi này nên thời gian gần đây đã có rất nhiều các công ty du lịch lữ hành mở ra, tăng sự cạnh tranh trong ngành lên mức ngày càng cao Vì thế các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường thì bản thân các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải Trước tiên doanh nghiệp cần phảithường xuyên phân tích các tỷ số tài chính vì thông qua các tỷ số tài chính thì doanh nghiệp sẽ hiểu rõ mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp từ đó làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữuhiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nên em quyết định chọn đề tài: Phân tích các tỷ số tài chính của Công ty CP Fiditour
Công ty CP Fiditour tên đầy đủ là Công ty CP Du lịch Tân Định Fiditourist Fiditour là một trong những đơn vị kinh doanh du lịch đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh Kinh nghiệm hoạt động hơn 20 năm trong ngành đã đưa Fiditour trở hành một thương hiệu lữ hành uy tín trong và ngoài nước Tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tân Định, Quận 1, Tp.HCM, được thành lập vào năm 1989, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, khách sạn và nhà hàng với số vốn ban đầu là 5.000.000 đồng Năm 1994, Trung tâm Dịch vụ Tân Định được nâng lên thành Công ty Thương mại và Dịch vụ Dulịch Tân Định Tháng 1/2005, Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Tân Định
Fiditourist được cổ phần hóa và chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist Hiện tại, Fiditour đứng thứ Nhì trong các công ty dịch vụ lữ hành nội địa
Trang 5Việt Nam và đứng thứ Tư trong Topten các công ty dịch vụ lữ hành quốc tế hàng đầu của Việt Nam Nhằm phát triển ổn định và lâu dài, Fiditour ngày càng tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước Fiditour có hơn 80 đầu mối kinh doanh du lịchtrong nước và hiện là đối tác của nhiều hãng lữ hành nước ngoài ở các nước khác nhau Fiditour là thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch quốc tế PATA, ASTA và JATA
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Fiditour.
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Fiditour
từ năm 2011 đến năm 2013 và đề xuất định hướng và giải pháp về vấn đề tài chính chonăm 2014
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích các tỷ số tài chính của Công ty
CP Fiditour đồng thời vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số
liệu về các nghiệp vụ cơ bản tại Công ty CP Fiditour, bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp như: So sánh: so sánh tuyệt đối, tương đối; phân tích Dupont,…
Kết cấu của đề án chuyên ngành: Gồm 3 phần chính:
Phần 1: Phân tích tỷ số tài chính của Công ty CP Fiditour.
Phần 2: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Fiditour.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Trong quá trình làm đề án dù đã cố gắng xử lý cũng như phân tích các tỷ số tài chính của Công ty CP Fiditour, nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được góp ý, chỉ bảo của thầy để hoàn thiện bài hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 6PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY FIDITOUR.
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán Công ty CP Fiditour 2011 – 2013
Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá
trị % Giá trị %
Chênh
Chênh lệch %
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá
Trang 7đến năm 2013 TSNH chiếm 83.39% Trong TSNH thì các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng lớn nhất, và tăng dần qua 3 năm, điều này cho thấy số tài sản Công ty bị chiếm
dụng đang tăng lên Ngược với TSNH thì TSDH chiếm tỷ trọng thấp trong tổng TS
dưới 20% trong 3 năm TSCĐ chiếm tỷ trọng cao trong TSDH, nhưng lại có xu hướng
giảm dần Qua đây có thể thấy Công ty không chú trọng đầu tư vào việc mua sắm , đổi
mới trang thiết bị để tăng năng suất cũng như gia tăng quy mô sản xuất
Về nguồn vốn: Tỷ trọng NPT và VCSH không có sự thay đổi đáng kể qua 3 năm
Nhưng NPT luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Năm 2012 NPT chiếm
64,35% trong khi VCSH chỉ chiếm 36,65%, tương tự năm 2011 và 2013 tỷ trọng
VCSH cũng thấp hơn nhiều so với NPT Sự chênh lệc lớn này cho ta thấy 2 vấn đề
Thứ nhất là cho thấy Công ty có khả năng huy động vốn mạnh, cũng như uy tín cao
của Công ty đối với các nhà cho vay tín dụng Thứ 2 là tỷ trọng các khoản NPT cao và
không ngừng tăng tạo áp lực lớn đối với Công ty về vấn đề trả lãi vay và sự phụ thuộc
quá nhiều vào các chủ nợ Vì vậy các nhà quản lý, nhà lãnh đạo cần phải cân nhắc,
tính toán kỹ lưỡng các kế hoạch huy động vốn và kế hoạch trả nợ cho phù hợp
Đơn vị: Triệu đồng
2011
Năm 2012
Năm 2013
Trang 814 Tổng LN kế toán trước thuế 10,446 1,224 7,316 -9,222 -88.28 6,092 497.71
15.Chi phí thuế TNDN hiện
3,054,5 00
Giá thị trường 1CP 0.0171 0.0182 0.0363 1.1 6.43 18.1 99.45
Giá sổ sách 1 CP 0.0178 0.0156 0.015 -2.2 -12.36 -0.6 -3.85
Nhận xét:
Về doanh thu: giai đoạn 2011_2012: DTBH và CCDV tăng thêm 20,113
tương ứng 4.37% so với năm 2012 Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đều giảm song mức giảm không đáng là bao so với DTBH và CCDV, cụ thể doanh thuhoạt động tài chính giảm 1,025 triệu đồng, còn thu nhập khác giảm 568 triệu đồng
Giai đoạn năm 2012-2013: DTBH và CCDV cũng tăng và tăng cao hơn so với giai
đoạn trước, tăng 107,586 triệu đồng so với năm 2012, chính nhờ tình hình kinh tế ổn định hơn trong năm 2013 mà thu nhập khác tăng lên mức 3,596 triệu đồng, nhưng
doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 1,829 xuống còn 804 triệu đồng
Về chi phí: ta thấy năm 2012 chi phí tài chính giảm mạnh so với năm 2011, cụthể giảm từ 313 xuống còn 89 triệu đồng, đồng thời CPQLDN và CP khác đều giảm sovới năm 2011 Sang năm 2013 nhìn chung các chi phí đều tăng
Trang 9Về lợi nhuận: ta biết lợi nhuận chính bằng doanh thu trừ đi chi chi phí Chính
vì thế rõ ràng lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011, cụ thể LNST 2012 là 929 triệu đồng giảm đến 6,897 triệu đồng giảm tương ứng 88.13% Sang năm 2013 LNST tăng từ 929 lên 5,465 triệu đồng, cho thấy Công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển
Bảng 1.3: Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán.
Tỷ số phản ánh khả năng
thanh toán
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Khả năng thanh toán tổng quát 1.86 1.55 1.69 -0.31 -16.67 0.14 9.03 Khả năng thanh toán hiện hành 1.92 1.85 1.91 -0.07 -3.65 0.06 4.27 Khả năng thanh toán nhanh 1.49 1.404 1.48 -0.08 -5.97 0.08 5.44 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 0.53 0.42 0.36 -0.11 -20.64 -0.07 -16.24 Khả năng thanh toán lãi vay 1.2 1.02 1.1 -0.17 -14.69 0.09 8.52
1.2.1.1 Khả năng thanh toán tổng quát.
Công thức:
Nhận xét: Dựa vào bảng 1.1 và bảng 1.3 ta nhận thấy: tỷ số này luôn cách xa
1 cho thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ
Năm 2011 tỷ số này là 1.86 có nghĩa là cứ 1 đồng nợ thì được bảo đảm tới 1.86 đồng tài sản Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là cao
Tæng tµi s¶n
HS thanh to¸n tæng qu¸t =
Tæng nî ph¶i tr¶
Trang 10Mặc dù tổng tài sản năm 2012 tăng 13.47% so với năm 2012, nhưng tổng nợ phảitrả năm 2012 cũng tăng và tăng nhanh hơn so với tổng tài sản, tăng tới 35.98% so với năm 2011 Vì vậy đã kéo theo việc giảm của hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ
số khả năng thanh toán tổng quát năm 2012 giảm 0.31 so với năm 2011 tương ứng 16.67%
Sang năm 2013 hệ số này đã tăng dù mức tăng không cao, tăng 9.03% so với
2012 Sở dĩ tăng là vì tổng nợ phải trả năm 2013 đã giảm tới 22.98% so với 2012, trong khi đó tổng tài sản chỉ giảm 16.14% Tốc độ giảm của tổng nợ nhanh hơn tổng tài sản
1.2.1.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số này năm 2012 là 1.85 giảm nhưng mức giảm không cao chỉ 0.07 tương ứng 3.65% so với năm 2011, nhưng vẫn cao hơn so với trung bình ngành là 1.26 Dựa vào bảng 1.1 ta có thể biết vì sao hệ số này lại giảm: chính vì dù tài sản ngắn hạn năm
2012 có tăng 19.2% tương ứng 17,806 triệu đồng so với 2011, thế nhưng nợ ngắn hạn của công ty lại tăng mạnh hơn, tăng tới 35.98% so với năm 2011 Việc tỷ số này giảm
là điều báo động cho Công ty về khả năng thanh toán giảm từ đó rất nhiều khó khăn vềtài chính sẽ xảy ra Trong khi đó trung bình ngành chỉ có 1.2, mức chênh lệch là khá lớn này so với trung bình ngành
Đến năm 2013 cũng nhìn vào bảng 1.1 ta thấy rằng: Tài sản ngắn hạn giảm so với 2012 cụ thể giảm 15.69%, thế nhưng nợ ngắn hạn cũng giảm và mức giảm lên tới 18.47%, nhìn vào đó có thể thấy nợ ngắn hạn giảm nhanh hơn tài sản ngắn hạn, nhưng mức chênh lệch không nhiều vì vậy chỉ làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
TTHH
Tµi s¶n ng¾n h¹n H
Tæng nî ng¾n h¹n
Trang 11hạn tăng nhẹ chỉ tăng 0.06 tương ứng 4.27%, điều này là tín hiệu đáng mừng cho Công
ty Thế nhưng hệ số này của ngành trong năm 2013 lại lên tới 2.11 Điều này chỉ cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty chậm hơn so với trung bình ngành, không có nghĩa là khả năng thanh khoản của Công ty giảm, mà là do trong năm 2013 Công ty đã giải phóng được 1 lượng HTK đáng kể, cũng như giảm được các khoản phải thu ngắn hạn, đồng thời Công ty đã bớt được tới tận 31.71% lượng tiền nhàn rỗi
1.2.2.3 Khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số này năm 2012 giảm 0.08 tương ứng giảm 5.97% so với năm 2011 Để biết nguyên nhân vì sao hệ số này giảm ta dựa vào bảng 1.1: hiệu số giữa TSNH và HTK năm 2012 là 84,092 triệu đồng, hiệu số này năm 2011 chỉ có 71,967 triệu đồng, tăng 12,125 triệu đồng tương ứng tăng 16.85% Trong khi đó mẫu số là NNH năm 2012 lại tăng tới 24.26% Chính điều này dẫn tới việc giảm của hệ số khả năng thanh toán
Dù NNH năm 2013 giảm tới 18.47% so với năm 2012, nhưng hệ số này chỉ tăng khiêm tốn, tăng 5.44% Đó là vì tử số của công thức là hiệu số giữa TSNH và HTK năm 2013 cũng giảm so với năm 2012 cụ thể là giảm 5.46% so với năm 2012 ( hiệu sốnày năm 2012 là 84,092 triệu đồng và năm 2013 là 79,502 triệu đồng) Nhưng mức giảm này thấp hơn nhiều so với NNH thế nên làm cho hệ số tăng
1.2.1.4 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền.
Nî ng¾n h¹n
Trang 12Cả 2 giai đoạn 2011-2012 và 2012-2013 hệ số này đề giảm nhưng giai đoạn 2011-2012 giảm nhiều hơn giai đoạn 2012-2013:
Năm 2012 giảm tới 20.64% tương ứng giảm 0.11 Tiền năm 2012 giảm không đáng kể chỉ có 1.38% nhưng quan trọng là do NNH trong năm này tăng so với 2011 tới 24.26% Chính điều này dẫn tới việc giảm của hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Tiền và NNH năm 2013 đều giảm Nhưng tiền giảm mạnh, giảm tới 31.71%
so với 2012, trong khi đó NNH chỉ giảm có 18.47% Đó là nguyên nhân làm cho hệ số này năm 2013 giảm 16.24% từ 0.42 năm 2012 xuống còn 0.36 năm 2013
ty đã gia tăng các khoản vay, tăng tới tận 26 triệu đồng tương ứng 47.27% Nhìn vào công thức ta có thể biết đây là nguyên nhân làm khả năng thanh toán lãi vay giảm Việc tỷ số này giảm có nghĩa là việc đảm bảo trả lãi cho các chủ nợ giảm, điều này sẽ gây tâm lý bất an cho chủ nợ
EBIT năm 2013 là 7,388 cao hơn rất nhiều so với năm 2012 ( chỉ có 1,305 triệu đồng) , cao hơn tới 6,083 triệu đồng tăng gần gấp 5 lần Lại thêm vào việc chi phítrả lãi năm 2013 giảm cụ thể giảm đi 9 triệu đồng tương ứng 11.11% , việc chi phí trả lãi giảm cho thấy Công ty đã thanh toán và đã giảm bớt các khoản vay từ đó giảm bớt gánh nặng về tiền trả lãi Chinh vì 2 lý do trên mà sang năm 2013 khả năng thanh toán lãi vay đã tăng lên 0.09 tương ứng tăng 8.52%
Trang 13Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Doanh thu thuần 437,009 484,664 591,419 47,655 10.9 106,755 22.03
Doanh thu bình quân 1 ngày 1,214 1,346 1,643 132 10.9 297 18.05Nguyên giá TSCĐ bình quân 19,188 16,961 13,877 -2,227 -11.61 -3,084 -18.18
Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Số vòng quay HTK Vòng 15.5 19.32 23.28 3.82 24.65 3.96 20.5
Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 23.23 18.64 15.46 -4.59 -19.77 -3.17 -17.01
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 29.37 27.39 25.61 -1.98 -6.76 -1.78 -6.48
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 22.78 28.58 42.62 5.8 25.47 14.04 49.15Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 3.16 3.86 4.83 0.7 22.23 0.96 24.86Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 8.05 9.51 12.69 1.47 18.21 3.18 33.39
Trang 14giá vồn hàng bán tăng đã làm cho chỉ số này tăng lên mức19.32 tăng hơn so với 2011, tăng 24.65%, và cao gấp 3 lần so với trung bình ngành (chỉ có 6.87 ).
Sang năm 2013 chỉ số này tăng khá nhanh, cán mốc 23.28 vòng trong năm, điều này cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế trong năm 2013 đã tác động tích cực đến việckinh doanh của Công ty Mặc dù lượng HTK bình quân có tăng nhưng chỉ tăng có 0.3% so với năm 2011, trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng mạnh từ 456,349 lên tới551,553 triệu đồng, tăng tới gần 21% chính điều này đã đẩy số vòng quay HTK tăng hơn 20% so với năm 2012
1.2.2.2 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho.
Nhận xét: Dựa vào công thức ta có thể thấy số ngày 1 vòng quay HTK chịu ảnh hưởng của việc tăng giảm số vòng quay HTK, nó tỷ lệ nghịch với số vòng quay HTK
Năm 2011 số ngày 1 vòng quay HTK là 23.23 ngày sở dĩ thấp như vậy một phần chính là vì đặc điểm của ngành dịch vụ
Năm 2012 chính vì số vòng quay HTK tăng đã làm giảm số ngày 1 vòng quay HTK từ 23.23 ngày xuống còn 18.64 ngày, giảm 4.59 ngày tương ứng 19.72%
Năm 2013 số ngày 1 vòng quay HTK đã giảm xuống còn 15.46 ngày giảm 3.17 ngày tương ứng 17.01%, việc giảm này là tốt, vì chỉ số này càng thấp thì cho thấy HTK của Công ty luân chuyển liên tục và không bị ứ đọng lâu
Nhận xét: Nhìn vào bảng 1.4 ta thấy:
Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 29.37 có nghĩa là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu hồi là 29.37 ngày, phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
Trang 15Năm 2012 chỉ số này từ 29.37 đã xuống còn 27.39 ngày Nhìn vào công thức thì chủ số này tỷ lệ thuận với số dư các khoản phải thu và tỷ lệ nghịch với doanh thu bình 1ngày, từ đó ta có thể đưa ra lý do khiến cho chỉ số này năm 2012 giảm xuống: mặc dùcác khoản phải thu bình quân tăng từ 35.655 lên mức 36.890 triệu đồng, nhưng mức tăng này không cao chỉ tăng 3.47% Thấp hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu bình quân 1 ngày, tăng đến 10.9%.
Sang năm 2013 cùng với sự phục hồi nền kinh tế đã kéo theo việc kinh doanh củacác doanh nghiệp tốt hơn, từ đó khả năng thanh toán các khoản nợ của họ đối với Công ty sẽ nhanh hơn, dẫn tới việc giảm của các khoản phải thu, đồng thời DTT của Công ty cũng tăng Điều đó được thể hiện qua việc giảm của chỉ số này từ 27.39 ngày xuống còn 25.61 ngày, giảm gần 6.5%
1.2.2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
1.2.2.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( vòng quay toàn bộ vốn ).
Tæng tµi s¶n b×nh qu©n