Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu báo cáo taài chính công ty FIDITOUR (Trang 27)

2.2.1 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán.

Trong nhóm này ta cần xét đến khả năng thanh toán hiện hành ( khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ): tỷ số này có giá trị khá cao và có xu hướng tăng, và nhìn chung đều cao hơn so với trung bình ngành, đây có thể cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên nếu chúng ta đi sâu phân tích thì có thể thấy Công ty đầu

tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, tỷ lên TSNH qua 3 năm đều chiếm trên dưới 80%, trong đó lượng HTK và tiền mặt nhàn rỗi chiếm tỷ trọng cao, vấn đề này có thể làm cho Công ty giảm lợi nhuận.

Khả năng thanh toán nhanh: mặc dù đều lớn hơn 1 song chúng đều thấp hơn so với trung bình ngành ( lần lượt 2011, 2012, 2013 là: 1.69; 1.08; 1.79) . việc thấp hơn so với trung bình ngành cho thấy Công ty đang dàn mất vị thế trong thương trường, cũng như khả năng cạnh tranh về việc huy động đầu tư, vay mượn của công ty đang thấp hơn nhiều so với các đối thủ, vấn đề này là do lượng nợ ngắn hạn của Công ty nhiều chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nợ phải trả của Công ty đều nằm trên ngưỡng 70%, mặc dù TSNH của Công ty cũng rất cao song lượng HTK lại chiếm một số lượng đáng kể, có thể đây là nguyên nhân làm cho tỷ số này thấp hơn so với trung bình ngành.

2.2.2 Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động.

Số vòng quay HTK tăng là tốt nhưng ta thấy trong 3 năm hệ số này đều cao hơn nhiều so với trung bình ngành, điều này cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Qua chỉ tiệu hiệu suất sử dụng TSCĐ ta thấy vấn đề TSCĐ bình quân ngày càng giảm cho thấy Công ty cần chú trọng hơn vào việc đầu tư TSCĐ để không ngừng nâng cao giá trị của TSCĐ tránh khấu hao hết làm cho việc kinh doanh bị gián đoạn.

2.2.3 Tỷ số về đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản.

Thông qua 2 chỉ số là hệ số nợ và hệ số VCSH ta thấy được vấn đề đầu tiên của Công ty chính là mức độ phụ thuộc đối với các chủ nợ ngày càng cao, xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này nảy sinh 2 khó khăn vô cùng lớn. Thứ nhất chính là khi vay mượn nhiều thì gánh nặng cho Công ty về việc trả lãi hàng kỳ. Thứ 2 chính là chỉ số này nếu tiếp tục tăng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các chủ nợ. đó chính là việc quyết định có nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không, các chủ nợ nhìn vào tỷ số này để đánh giá mức độ an toàn của các món nợ. Đồng thời các ngân hàng cũng nhìn

vào hệ số này để xem xét việc có nên cho Công ty vay không. Vì thế Công ty nên duy trì hệ số này ở mức ổn định, không để hệ số này tiếp tục tăng quá cao.

Vấn đề thứ 2 chính là tỷ suất đầu tư TSNH của Công ty quá cao, mặc dù Công ty là nằm trong ngành du lịch-dịch vụ, việc TSNH cao là điều có thể hiểu, thế nhưng nó cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Điều này cho thấy Công ty quá chú trọng đầu tư quá nhiều vào TSNH, mà bỏ ngõ TSDH, tỷ suất đầu tư vào TSDH càng ngày càng giảm.

2.2.4 Các tỷ số sinh lợi.

DLDT quá thấp so với trung bình ngành. Cho thấy việc quản lý của Công ty không tốt dẫn tới các chi phí hoạt động quá cao so với quy mô tăng trưởng doanh thu. Dẫn tới việc Công ty bị giảm năng lực cạnh tranh. Việc thấp hơn này cảnh báo Công ty đang dần mất vị thế trên thương trường, việc làm ăn kém hiệu quả hơn so với các đối thủ.

2.2.5 Tỷ số giá trị thị trường.

Qua tỷ số tỷ lệ chi trả cổ tức ta thấy Công ty có xu hướng sử dụng phần lớn thu nhập để giữ lại tái đầu tư. Điều này là tốt song nếu như tỷ lê chi trả cổ tức quá thấp có nguy cơ làm giảm sự hấp dẫn của cổ phiếu Công ty, dẫn đến giá trị thị trường CP của Công ty giảm.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1 Kết luận về tình hình tài chính của công ty qua các chỉ số tài chính.

Qua các chỉ số tài chính ta thấy về mặt bằng chung thì tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh, có triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai, cũng như uy tín của Công ty đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cổ đông là tốt, qua đó giúp cho vị thế của Công ty trên thường trường không ngừng cải thiện. Thế nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Hạn chế đầu tiên mà ta dễ dàng nhận thấy ở nhóm chỉ khả năng thanh toán là TSNH của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, việc này làm cho tình hình Công ty rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường vĩ mô, cụ thể là trong năm 2012 nền kinh tế thế giới xuống dốc thì doanh thu của Công ty cũng sụt giảm hẳn, làm lợi nhuận giảm, các

chỉ số tài chính quan trọng cũng giảm mạnh theo. Vấn đề thứ 2 là Công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vay, điều này rất nguy hiểm vì việc sử dụng nhiều nợ vay nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái thì có nguy cơ vỡ nợ cao, hơn nữa vay nợ nhiều sẽ tạo gánh nặng về chi phí trả lãi dẫn đến giảm lợi nhuận.

3.2 Những kiến nghị để cải thiện tình hình tài chính của CTCP Fiditour.

Để cải thiện tình hình tài chính thì trước hết Công ty cần chú trọng hơn vào đầu tư TSDH đặc biệt Công ty cần chú trọng hơn vào việc đầu tư TSCĐ để không ngừng nâng cao giá trị của TSCĐ tránh khấu hao hết làm cho việc kinh doanh bị gián đoạn. Thứ hai Công ty cần tìm cách kìm hãm các khoản vay, hạn chế các khoảng vay để giảm gánh nặng về chi phí trả lãi, giảm sự phụ thuộc vào các chủ nợ.

Du lịch là lĩnh vực có sự phát triển rất lớn, vì nhu cầu của khách hàng ngày một tăng, hơn nữa chính sách của nhà nước cũng ủng hộ việc chuyển dịch sang nền kinh tế dịch vụ là chủ yếu thể nên ngành rất nhiều thuận lợi, là một béo bở. Chính vì vậy đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều và ngày càng mạnh, vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh, cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách Công ty cần chủ động tiến hành hợp tác với các công ty dịch vụ, các nhà hàng chất lượng tốt, cũng như tìm kiếm thêm các địa điểm du lịch mới hấp dẫn.

KẾT LUẬN

Trong xu thể nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Hoạt động tài chính doanh nghiệp là hoạt động xuyên suốt tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu huy động vốn cho tới khâu cuối cùng là phân phối lãi thu được từ các hoạt động đó. Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đồng thời là kết quả tài chính của Công ty. Vì vậy mà hoạt động tài chính có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng tương lai để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua việc phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty CP Fiditour thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò của tài chính. Khi áp dụng phân tích đã cho thấy rõ về tình hình hoạt động của Công ty. Đối với những mặt đã đạt được, Công ty cần tiếp tục phát huy và giữ vững thế mạnh của mình. Còn đối với những mặt chưa đạt được cần có những giải pháp, những chính sách mới để thay đổi nhằm phát triển vững mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu báo cáo taài chính công ty FIDITOUR (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w