NỘI DUNGI. TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG.1. Khái niệm: Tranh chấp là những xung đột phát sinh từ những mâu thuẫn xảy ra trong đời sốngxã hội, trong đó lĩnh vực thương mại nói chung hay lĩnh vực ngoại thương nói riênglà một trong những lĩnh vực hay xảy ra tranh chấp nhất và việc giải quyết các tranhchấp này thường là khó khăn, phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác. Tranh chấp trong ngoại thương là mọi tranh chấp, xung đột phát sinh giữa các bêntrong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng trong ngoại thương. Tranh chấp trong ngoại thương trước hết phát sinh trong quá trình đàm phán, kýkết hợp đồng ngoại thương. Trong quá trình này các tranh chấp phát sinh chủ yếu làdo các bên có cách hiểu, cách quan niệm khác nhau về khía cạnh pháp lý của việchình thành một hợp đồng. Hợp đồng trong ngoại thương mang “tính chất quốc tế”nên nó chịu sự điều chỉnh và chi phối của rất nhiều nguồn luật: điều ước quốc tế, luậtquốc gia, tập quán quốc tế, … Các nguồn luật khác nhau thường có các qui địnhkhông giống nhau về chủ thể ký kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng, trình tự kýkết hợp đồng, nội dung hợp đồng, … dẫn đến sự hiểu lầm, bất đồng và tranh chấp,làm phát sinh những xung đột về mặt pháp lý. Tranh chấp trong ngoại thương còn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồngngoại thương. Hợp đồng sau khi được ký kết là cơ sở pháp lý qui định quyền và nghĩavụ của các bên. Tuy quan hệ hợp đồng là quan hệ “hai bên cùng có lợi” nhưng doquyền lợi của các bên lại khác nhau nên việc một trong các bên không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình tất yếu làm ảnh hưởng đến quyền lợi củabên kia. Khi quyền lợi của các bên không được đảm bảo thì tranh chấp phát sinh làđiều không thể tránh khỏi
Trang 1MỤC LỤC
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG 4
1 Khái niệm: 4
2 Đặc điểm: 5
II GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG 5
1 Khái niệm và nhận xét chung 5
2 Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng khiếu nại và đặc điểm 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Đặc điểm 7
a Thời hạn khiếu nại 8
b Thủ tục khiếu nại 10
2.3 Ưu điểm và hạn chế 12
2.4 Thực tiễn giải quyết tranh chấp ở một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài Khi đàm phán ký kết hợp đồng các bên đều muốn tốt đẹp nhưng do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp…nên tranh chấp là khó tránh khỏi Việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh luôn là vấn đề được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm giải quyết kịp thời
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: kiếu nại, trọng tài và tòa án Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý
Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt
đối cả Trong phạm vi đề tài này, nhóm xin trình bày về “Giải quyết tranh chấp
trong hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp khiếu nại”.
Mặc dù vậy, do kiến thức và kinh nghiệm của chúng em còn hạn chế nên việc tìm hiểu vấn đề có thể sẽ còn chưa cặn kẽ và tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè để tiểu luận này được hoàn thiện hơn
Trang 3NỘI DUNG
I TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG.
1 Khái niệm:
Tranh chấp là những xung đột phát sinh từ những mâu thuẫn xảy ra trong đời sống
xã hội, trong đó lĩnh vực thương mại nói chung hay lĩnh vực ngoại thương nói riêng
là một trong những lĩnh vực hay xảy ra tranh chấp nhất và việc giải quyết các tranh chấp này thường là khó khăn, phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác
Tranh chấp trong ngoại thương là mọi tranh chấp, xung đột phát sinh giữa các bên trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng trong ngoại thương
Tranh chấp trong ngoại thương trước hết phát sinh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương Trong quá trình này các tranh chấp phát sinh chủ yếu là
do các bên có cách hiểu, cách quan niệm khác nhau về khía cạnh pháp lý của việc hình thành một hợp đồng Hợp đồng trong ngoại thương mang “tính chất quốc tế” nên nó chịu sự điều chỉnh và chi phối của rất nhiều nguồn luật: điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán quốc tế, … Các nguồn luật khác nhau thường có các qui định không giống nhau về chủ thể ký kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng, trình tự ký kết hợp đồng, nội dung hợp đồng, … dẫn đến sự hiểu lầm, bất đồng và tranh chấp, làm phát sinh những xung đột về mặt pháp lý
Tranh chấp trong ngoại thương còn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương Hợp đồng sau khi được ký kết là cơ sở pháp lý qui định quyền và nghĩa
vụ của các bên Tuy quan hệ hợp đồng là quan hệ “hai bên cùng có lợi” nhưng do quyền lợi của các bên lại khác nhau nên việc một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình tất yếu làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia Khi quyền lợi của các bên không được đảm bảo thì tranh chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi
Trang 42 Đặc điểm:
Tranh chấp trong ngoại thương cũng là một loại tranh chấp nên nó cũng có những đặc điểm của một tranh chấp thông thường: có ít nhất là hai bên tranh chấp, có đối tượng tranh chấp, có nội dung tranh chấp, tranh chấp có thể được giải quyết giữa các bên với nhau hoặc do một cơ quan có thẩm quyền giải quyết …
Bên cạnh đó, tranh chấp trong ngoại thương còn mang một số đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương :
- Tranh chấp trong ngoại thương có yếu tố quốc tế Yếu tố quốc tế của tranh chấp trong ngoại thương thể hiện ở chỗ các bên tranh chấp có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau
- Cơ quan giải quyết tranh chấp trong ngoại thương là toà án hay trọng tài của một nước nào đó được coi là toà án hay trọng tài nước ngoài
- Tranh chấp trong ngoại thương mang tính thương mại Tất cả các tranh chấp trong ngoại thương đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động buôn bán,
cụ thể là hoạt động buôn bán với nước ngoài
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong ngoại thương rất đa dạng và phức tạp: luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán quốc tế và các án lệ Các bên có thể thoả thuận lựa chọn nguồn luật thích hợp để áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương hoặc thoả thuận sau khi ký kết hợp đồng Việc áp dụng nguồn luật nào cũng có thể do pháp luật qui định
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong ngoại thương là luật nước ngoài đối với ít nhất là một trong các bên hoặc với tất cả các bên
II GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG.
1 Khái niệm và nhận xét chung.
Khi tham gia vào hợp đồng mua bán ngoại thương thì việc tranh chấp là điều khó tránh khỏi , do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà tiêu biểu
Trang 5nhất là sự đối lập quyền lợi giữa các bên, tranh chấp vẫn thường xảy ra Vì vậy đi kèm theo đó là việc giải quyết tranh chấp Trong thực tế, giải quyết tranh chấp gần như song hành cùng hoạt động mua bán ngoại thương
Xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn thì việc giải quyết tranh chấp thường có 2 phương pháp là đó là khiếu nại và đi kiện (trọng tài, tòa án)
Trong đó, khiếu nại là biện pháp thường được sử dụng trước tiên do đem lại hiệu quả cao đồng thời tạo thuận lợi cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp Sau đó, nếu không giải quyết được bằng phương pháp trên thì các bên mới đi kiện ở tòa án hoặc đưa ra trọng tài Hai phương pháp này tuy có hiệu quả cao và bảo vệ được quyền lợi tối đa cho mỗi bên nhưng lại dễ làm xấu đi quan hệ buôn bán của các bên
Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tuy đã xuất hiện từ lâu trên thế giới thế nhưng lại là điều mới mẻ với nước ta Phương pháp này đang dần được cải thiện qua việc thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và thông qua Luật trọng tài thương mại Bên cạnh đó thì phương pháp khiếu nại là phương pháp phổ biến hơn cả
2 Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng khiếu nại và đặc điểm.
2.1 Khái niệm.
Khiếu nại là việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên có liên quan bằng con đường thương lượng và đàm phán trực tiếp giữa hai bên và nếu thương lượng có kết quả thì tranh chấp được giải quyết tốt đẹp
Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, khiếu nại là bắt buộc nếu điều đó được qui định cụ thể trong hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng Khi hợp đồng hoặc luật áp dụng cho hợp đồng không có qui định gì về khiếu nại thì khiếu nại không phải là bắt buộc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể bỏ qua bước khiếu nại mà đi kiện ngay Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thì điều ước quốc tế và luật liên quan của các nước không qui định bắt buộc phải
Trang 6khiếu nại rồi mới đi kiện, mà có thể đi kiện ngay ra toà án hoặc trọng tài thương mại Tuy vậy, trong thực tế các bên đương sự thường tiến hành khiếu nại nhau trước, rồi sau đó mới đi kiện nếu như khiếu nại không được thoả mãn Sở dĩ trước hết cần phải tiến hành khiếu nại chứ chưa đi kiện ngay vì các bên đương sự là những người hiểu
rõ tranh chấp cho nên dễ dàng nhân nhượng với nhau, rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp, không bị đọng vốn và lệ phí giải quyết tranh chấp đỡ tốn kém Mặc dù khiếu nại có thể là bắt buộc hoặc không bắt buộc tuỳ theo qui định trong hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng và khi hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng không có qui định gì về khiếu nại thì khiếu nại không phải là bắt buộc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể bỏ qua bước khiếu nại mà đi kiện ngay, nhưng trước tiên các bên tranh chấp nên giải quyết tranh chấp phát sinh trong ngoại thương bằng khiếu nại Luật pháp nhiều nước qui định khiếu nại là phương thức bắt buộc đầu tiên để giải quyết tranh chấp Cụ thể, khoản 1 điều 239 Luật thương mại Việt nam 1997 đã qui định : “Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên” Khi đó, khiếu nại là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp ở các mức cao hơn là Toà án và Trọng tài
Khiếu nại là một khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương cho nên người làm công tác xuất nhập khẩu cần nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương cũng như kiến thức pháp lý về khiếu nại
Trong hoạt động thương mại và hàng hải quốc tế, khiếu nại liên quan đến nhiều bên như người bán, người mua, người chuyên chở, người thuê chở, người gửi hàng, người nhận hàng, người uỷ thác, người nhận uỷ thác, người bảo hiểm v.v… Song khiếu nại người bán hàng, người chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, người bảo hiểm hàng hoá là những trường hợp hay xảy ra nhất
Trang 72.2 Đặc điểm.
Để có thể tiến hành giải quyết thành công tranh chấp trong ngoại thương bằng phương pháp khiếu nại, các bên cần tuân thủ chặt chẽ thời hạn khiếu nại và thủ tục khiếu nại
a Thời hạn khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại là một khoảng thời gian nhất định cho phép các bên tiến hành giải quyết tranh chấp với nhau bằng con đường khiếu nại
Thời hạn khiếu nại được chia làm hai loại: thời hạn khiếu nại theo luật định và thời hạn khiếu nại qui ước
- Thời hạn khiếu nại theo luật định là thời hạn khiếu nại được qui định trong luật
mà các bên đương sự phải tuân theo, không được làm khác đi Thời hạn khiếu nại được qui định trong điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán ngoại thương là thời hạn khiếu nại luật định
- Thời hạn khiếu nại qui ước là thời hạn khiếu nại do các bên qui định trong hợp đồng Việc qui định thời hạn khiếu nại ngắn hay dài do các bên tự thoả thuận quyết định Thông thường, thời hạn khiếu nại qui ước ngắn hơn thời hạn khiếu nại luật định, thậm chí là rất ngắn Ví dụ, hợp đồng mẫu của tập đoàn mua bán gỗ thông Bắc
Âu qui định thời hạn khiếu nại chỉ là 7 ngày Luật Thương mại Việt Nam 1997 đề cập đến cả thời hạn khiếu nại luật định và thời hạn khiếu nại qui ước Điều 241 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam qui định thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận trong hợp đồng, trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được qui định như sau:
- Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
- Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về qui cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
- Ba tháng kể từ khi bên vi phạm theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác
Trang 8Khi qui định thời hạn khiếu nại cần xác định vị trí của mình, có ưu thế hay không; cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, căn cứ vào khoảng cách xa gần giữa người bán và người mua, mức độ hiện đại của phương tiện giao thông, … để qui định
là dài hay ngắn Trong trường hợp cả hợp đồng lẫn luật áp dụng cho hợp đồng đều không qui định gì về thời hạn khiếu nại thì thông thường đó là một khoảng thời gian hợp lý kể từ ngày bên bị vi phạm biết được hoặc đáng lẽ ra phải biết được quyền lợi của mình bị vi phạm Do vậy, trong trường hợp này khi phát hiện ra quyền lợi của mình bị vi phạm, bên bị vi phạm phải nhanh chóng lập bộ hồ sơ khiếu nại để gửi đi trong thời gian nhanh nhất và hợp lý Các bên tranh chấp cần phải đặc biệt chú ý tới thời hạn khiếu nại Nếu bên bị vi phạm bỏ lỡ thời hạn khiếu nại thì sẽ mất quyền khiếu nại và hoặc mất quyền đi kiện, quyền thắng kiện, còn bên vi phạm có quyền bác khiếu nại nếu thấy thời hạn khiếu nại đã hết
Để thấy rõ tác hại của việc bỏ lỡ thời hạn khiếu nại chúng ta xem xét ví dụ sau: Một công ty của Việt Nam mua bông của một công ty của Ấn Độ
Hợp đồng qui định một số nội dung chính như sau:
- Số lượng: 750 MT bông cấp 3 và 4239 MT bông cấp 5
- Thời hạn giao hàng: tháng 11 và 12 năm 2013
- Thời hạn khiếu nại: 30 ngày sau khi dỡ hàng đối với khuyết tật rõ rệt và 90 ngàyđối với khuyết tật không rõ rệt
Quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra như sau:
+ Ngày 29/01/2014, tàu đến cảng Việt Nam
+ Ngày 05/02/2014, phía Việt Nam yêu cầu Vinacontrol giám định hàng
+ Ngày 24/02/2014, bên Việt Nam nhận được biên bản giám định của Vinacontrol
và gửi thư nhắc nhở phía Ấn Độ về phẩm chất hàng, đề nghị tránh lặp lại chuyến sau + Ngày 01/03/2014, bên Việt Nam gửi thư cho phía Ấn Độ tiếp tục phàn nàn về phẩm chất hàng
+ Ngày 12/03/2014, bên Việt Nam gửi cho phía Ấn Độ biên bản giám định do Vinacontrol cấp
Trang 9+ Ngày 08/05/2014, phía Việt Nam khiếu nại đòi giảm giá với số tiền là 732.250 USD
Kết quả: phía Ấn Độ từ chối đơn khiếu nại Lý do là đối với bông các khuyết tật
về màu sắc, tạp chất, độ ẩm là khuyết tật rõ rệt Theo như qui định về thời hạn khiếu nại đối với khuyết tật rõ rệt trong hợp đồng thì trong vòng 30 ngày sau khi dỡ hàng (07/02/2014) người mua phải gửi cho người bán bộ hồ sơ khiếu nại hợp lệ Nhưng mãi đến ngày 08/05/2014, khi đã hết thời hạn khiếu nại, người mua mới gửi đơn khiếu nại Do đó, yêu sách của người mua đã bị từ chối Qua vụ việc trên ta thấy việc tuân thủ thời hạn khiếu nại là vô cùng quan trọng Bỏ lỡ thời hạn này, bên Việt Nam
đã phải gánh chịu thiệt hại, mặc dù bên nước ngoài vi phạm điều kiện về chất lượng hàng
b Thủ tục khiếu nại.
Thủ tục khiếu nại là bên khiếu nại phải gửi cho bên bị khiếu nại một bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ và hợp lệ Bên bị khiếu nại sẽ xem xét, nghiên cứu rồi trả lời có thoả mãn yêu cầu của bên khiếu nại không
Bộ hồ sơ khiếu nại mà bên khiếu nại gửi cho bên bị khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo
Đơn khiếu nại được lập bởi người khiếu nại Đơn khiếu nại phải hợp lệ Tính hợp
lệ được thể hiện ở những điểm sau:
+ Về hình thức: Đơn khiếu nại phải được làm thành văn bản, ghi rõ tiêu đề là “Đơn khiếu nại” và nêu rõ tên, địa chỉ đầy đủ của người khiếu nại và người bị khiếu nại + Về nội dung: Đơn khiếu nại phải nêu rõ nội dung khiếu nại, tức là người khiếu nại khiếu nại ai (tên, địa chỉ, số tài khoản, … ), khiếu nại về vấn đề gì Một điều quan trọng là trong đơn người khiếu nại phải nêu ra yêu sách cụ thể đối với người bị khiếu nại Ở đây, người khiếu nại tính toán và phải nêu rõ các chi phí, thiệt hại … cần được bồi thường Nội dung này rất cần thiết vì nó là cơ sở để người bị khiếu nại xem xét
Trang 10xem có nên thoả mãn yêu sách của người khiếu nại hay không, và nó cũng là cơ sở để người khiếu nại có thể đòi được các chi phí, thiệt hại … mà mình phải gánh chịu Ngoài những yêu cầu như trên, đơn khiếu nại hợp lệ cũng cần phải rõ ràng, ngắn gọn, lịch sự trong cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, lời lẽ trong đơn hợp tình, hợp lý
và có sức thuyết phục cao thì việc khiếu nại mới có thể thành công
Các chứng từ kèm theo có vai trò rất quan trọng trong quá trình khiếu nại Các chứng từ này là toàn bộ các thư từ, điện tín trao đổi giữa các bên từ khi kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương cho đến khi phát sinh và giải quyết tranh chấp
để làm bằng chứng cho việc khiếu nại Trong mỗi một trường hợp khác nhau, bộ hồ
sơ khiếu nại bao gồm các chứng từ khác nhau, nhưng thông thường bao giờ cũng có:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng Chứng từ này là cơ sở để xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, do đó cũng
là cơ sở để xác định mức độ vi phạm hợp đồng của các bên
- Thư tín dụng L/C và các văn bản sửa đổi, bổ sung L/C
Khi hợp đồng qui định thanh toán bằng thư tín dụng thì việc nộp L/C trong bộ hồ
sơ khiếu nại là cần thiết Nếu người mua là người khiếu nại, bộ hồ sơ khiếu nại có L/
C chứng tỏ người mua đã sẵn sàng thanh toán mà người bán không thực hiện nghĩa
vụ thì lỗi là ở người bán Còn nếu người mua mở L/C không phù hợp với hợp đồng thì khi người bán khiếu nại người bán sẽ nộp L/C trong bộ hồ sơ khiếu nại để chứng minh việc mở L/C sai với hợp đồng
- Vận đơn
Có thể là vận đơn đường biển, vận đơn đường sắt, vận đơn hàng không … tuỳ theo hàng hoá được chuyên chở bằng phương tiện gì Vận đơn phản ánh tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi được giao cho người chuyên chở và số, trọng lượng hàng được giao, ngày giao hàng Trên vận đơn có ghi chi tiết về việc giao hàng là cơ sở
để so sánh và xác nhận thực tế giao hàng so với hợp đồng Các bên có thể dùng vận đơn để làm căn cứ khiếu nại những người có liên quan nếu tranh chấp có liên quan đến việc giao hàng
- Biên bản giám định phẩm chất và số, trọng lượng