Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
119,5 KB
Nội dung
SỞ NÔNG NGHIỆP PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THÁI NGUYÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG Thái nguyên, ngày 01 tháng 4 năm2013 DỰ ÁN ĐÀO TẠO - HUẤN LUYỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1. Tên dự án: Dự án đào tạo trong xây dựng nông thôn mới 2. Thông tin chung: 2.1. Sự cần thiết xây dựng dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương . Xây dựng nông thôn mới là cốt lõi của việc thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thể hiện sự quan tâm chăm lo của Đảng, nhà nước để phát triển khu vực nông thôn. Trong nghị quyết đã nêu: Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng xuất chất lượng hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ ở cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt cho nguồn lực sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cong nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài Nhiệm vụ và giải pháp: xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du - Miền núi Bắc bộ, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Có diện tích tự nhiên 3.562,82km2, dân số trên một triệu dân, với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân số nông nghiệp chiếm trên 70%. Cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các địa phương tổ chức hưởng ứng thực hiện Phong trào thi đua “ Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”. Năm 2012 kết quả thực hiện công tác lập quy hoạch nông thôn mới tập trung chỉ đạo hoàn thành quy hoạch nông thôn mới 143/143 xã, đạt tỉ lệ 100%. Tổng hợp báo cáo của các huyện, thành phố, thị xã, đã quy hoạch 32.222ha đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, 220.752ha đất phục vụ sản xuất tập trung (trong đó đất trồng trọt 47.226ha, chăn nuôi 4.444ha, thủy sản 3.380ha, lâm nghiệp 147.333ha, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 5.703ha, làng nghề 12.662ha). Đến nay đã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới 47/143 xã, đề án phát triển sản xuất 18/143 xã. Để đáp ứng yêu cầu chương trình xây dựng nông thôn mới việc đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến các nội dung thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý phát triển kinh tế và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn phục vụ đề án phát triển sản xuất 2.2. Các căn cứ và cơ sở để xây dựng dự án: - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 - Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2011 về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” - Thông tư kiên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 - Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2011 về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020 . - Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2010 nghị định của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư 3. Mục tiêu chung của dự án - Trang bị và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động, năng lực quản lý dự án bổ xung kiến thức và kỹ năng về các tiến bộ kỹ thuật mới cho cán bộ Khuyến nông tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới - Nâng cao kiến thức các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, bảo quản chế biến nông sản theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hoá theo thế mạnh của địa phương - Góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Yêu cầu đầu vào: - Đối tượng học viên tham gia là cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, có điều kiện và nhiệt tình tham gia các khoá học đầy đủ và có khả năng thực hiện tuyên truyền và khuyến cáo các dự án Kết quả đầu ra: Sau khoá học các học viên nắm được cơ bản bài học và có khả năng áp dụng tốt vào thực tế, bài giảng được đánh giá tốt 4. Điều kiện của tổ chức cá nhân tham gia dự án - Điều kiện của tổ chức thực hiện dự án Giảng viên: Có đầy đủ năng lực, chuyên môn để tham gia giảng dạy theo đúng chuyên ngành dự án mời tham gia Có phương pháp truyền đạt cho các học viên tham gia các cuộc tập huấn đặc biệt là phương pháp học cho người lớn tuổi Vật chất: Có phòng học lý thuyết có đủ chỗ ngồi cho từ 30 học viên trở lên Chuẩn bị chỗ ăn, ở cho học viên trong thời gian tập huấn phải thuận lợi cho việc học tập không bị mất nhiều thời gian đi lại Có đầy đủ vật tư cho thực hành: Đối với các lớp tập huấn nghiệp vụ: Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thẻ màu, giấy croky, bút dạ Đối với thực hành các lớp chuyên ngành: Chăn nuôi: Con giống, thức ăn, chuồng trại, thuê dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, tham quan mô hình Trồng trọt: Cây giống phục vụ thực hành, dụng cụ thực hành (Phân bón, thuốc BVTV ), tham quan mô hình Khuyến công: Thuê dụng cụ thiết bị thực hành mua nguyên liệu ngành nghề hoặc nguyên liệu chế biến, tham quan mô hình Khuyến lâm: Cây giống thực hành, các dụng cụ thực hành, tham quan các mô hình Tài liệu tập huấn: Tất cả tài liệu tập huấn đều phải được gửi về Ban tổ chức lớp học trước khi tổ chức tập huấn Tài liệu được biên soạn đầy đủ theo nội dung yêu cầu đào tạo của lớp học biên soạn đầy đủ, chất lượng, nội dung đọc dễ hiểu và dễ áp dụng không quá dài dòng - Điều kiện học viên Lựa chọn các học viên có đủ thời gian tham gia đầy đủ lớp tập huấn, có tinh thần tự nguyện tham gia, nhiệt tình, có nhu cầu nâng cao trình độ về các chuyên đề tập huấn, có khả năng áp dụng và khuyến cáo sau khi được đào tạo để giúp cho mọi người cùng tham gia 5. Tổ chức triển khai STT Tên khoá học Quy mô (Số lớp) Kinh phí Ghi chú 1 Chăn nuôi gà ATSH 01 40.000.000 2 Trồng và thâm canh cây ăn quả 01 40.000.000 3 Trồng và chăm sóc hoa 01 40.000.000 4 Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP 01 40.000.000 5 Trồng và chăm sóc một số giống rau mới 01 40.000.000 Cộng 200.000.000 (Có dự toán chi tiết kèm theo) * Lớp thứ nhất: Chăn nuôi gà ATSH a. Mục tiêu khoá học: - Nâng cao kiến thức cho học viên về kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học - Chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao b. Nội dung, quy mô: - Các chủ đề: - Kỹ thuật chăn nuôi gà ATSH -Yêu cầu trong xây dựng chuồng trại - Qui hoạch của khu trại:. - Các biện pháp thực hành an toàn sinh học - Tham quan thực địa một số mô hình - Thời gian khoá học: 05 ngày (tháng 4/2013) - Địa điểm tổ chức: Thành phố Thái Nguyên - Học viên: Số lượng: 30 học viên Đối tượng: Cán bộ khuyến nông, cộng tác viên KN - Giảng viên: Viện chăn nuôi c. Thực hành: Nội dung: Các nội dung về chăn nuôi gà Thời gian: Một buổi Yêu cầu kỹ thuật – phương pháp thực hiện: Học viên thực hành các kỹ thuật từ chăn nuôi đến quy hoạch thiết kế chuồng và các biện pháp khác Vật tư thiết bị thực hành: Gà giống, thức ăn, thuốc thý y, mãng ăn, uống, chuồng trại …. d. Tổ chức tham quan: Nội dung: Tham quan một số mô hình chăn nuôi gà ATSH có hiệu quả Địa điểm tham quan: Tỉnh Thái Nguyên Thời gian: 01 ngày * Lớp thứ hai: Trồng và thâm canh cây ăn quả a. Mục tiêu khoá học: - Nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng và thâm canh một số giống cây ăn quả cho cán bộ KN và cộng tác viên KN. - Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích b. Nội dung, quy mô: - Các chủ đề: + Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn + Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thanh long + Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam + Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi + Bảo quản và chế biến sản phẩm quả - Thời gian khoá học: 05 ngày (tháng 6/20103) - Địa điểm tổ chức: Thành phố Thái Nguyên - Học viên: Số lượng: 30 học viên Đối tượng: Cộng tác viên cấp cơ sở, cộng tác viên KN - Giảng viên: Viện rau quả c. Thực hành: Nội dung: Thiết kế vườn cây ăn quả Kỹ thuật trồng cây ăn quả và chăm sóc cây ăn quả Phòng trừ sâu bệnh Thời gian: 01 ngày Yêu cầu kỹ thuật – phương pháp thực hiện: Thành thạo phương pháp trồng và chăm sóc cây ăn quả Vật tư thiết bị thực hành: Cuốc, xẻng. bình phun, kéo cắt cành d. Tổ chức tham quan: Nội dung: Tham quan một số mô hình cây ăn quả Địa điểm tham quan: Một số hộ gia đình tại Phú Lương * Lớp thứ ba: Kỹ thuật san xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP a. Mục tiêu khoá học: Trang bị các kiến thức cho CBKN và nông dân đầu mối về sản xuất chè an toàn Nâng cao năng xuất và chất lượng chè và gía trị kinh tế trong sản xuất chè. b. Nội dung, quy mô: - Các chủ đề: + Các tiêu chuẩn và điều kiện trong sản xuất chè VietGAP + Giới thiệu các giống chè mới chất lượng cao + Kỹ thuật trồng và chăm sóc các giống chè mới + Quản lý sâu bệnh trên chè + Tham quan học tập mô hình - Thời gian khoá học: 05 ngày ( Tháng 7/2013) - Địa điểm tổ chức: Thành phố Thái Nguyên - Học viên: Số lượng: 30 học viên Đối tượng: Cán bộ khuyến nông, cộng tác viên KN - Giảng viên: Viện nghiên cứu Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc c. Thực hành: Nội dung: Lựa chọn và đánh giá về điều kiện sản xuất chè theo VietGAP, kỹ thuật trồng chè, sâu bệnh trên chè Thời gian: 01 ngày Yêu cầu kỹ thuật – phương pháp thực hiện: Thành thạo kỹ thuật trồng chăm sóc chè, phát hiện được các đối tượng sâu bệnh trên chè và biện pháp phòng trừ. Vật tư thiết bị thực hành: Cuốc, xẻng, cây giống, thuốc BVTV d. Tổ chức tham quan: Nội dung: tham quan một số mô hình chè sản xuất VietGAP Địa điểm: Tỉnh Thái Nguyên * Lớp thứ tư: Trồng và chăm sóc hoa a. Mục tiêu khoá học: Trang bị các kiến thức cho CBKN và nông dân đầu mối về kỹ thuật trồng một số loại hoa. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất trồng trọt b. Nội dung, quy mô: - Các chủ đề: + Giới thiệu một số loại hoa đang phát triển tốt trên đại bàn tỉnh + Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa + Tham quan học tập mô hình - Thời gian khoá học: 05 ngày ( Tháng 8/2013) - Địa điểm tổ chức: Tỉnh Thái Nguyên - Học viên: Số lượng: 30 học viên Đối tượng: Cán bộ khuyến nông, cộng tác viên KN - Giảng viên: Viện rau quả c. Thực hành: Nội dung: Trồng và chăm sóc một số loại hoa Phòng trừ sâu bệnh Thời gian: 01 ngày Yêu cầu kỹ thuật – phương pháp thực hiện: Thành thạo kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phòng trừ sâu bệnh Vật tư thiết bị thực hành: Cuốc, xẻng, cây giống, thuốc BVTV d. Tổ chức tham quan: Nội dung: Tham quan các mô hình Địa điểm tham quan: Tỉnh Thái Nguyên * Lớp thứ năm: Trồng và chăm sóc một số giống cây rau màu mới a. Mục tiêu khoá học: - Nâng cao kiến thức cho học viên về kỹ thuật trồng và chăm sóc một số giống cây rau màu mới - Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích b. Nội dung, quy mô: - Các chủ đề: - Kỹ thuật trồng dưa chuột. dưa lê, dưa hấu giống mới - Kỹ thuật trồng ớt - Kỹ thuật trồng hành tỏi - Tham quan thực địa một số mô hình - Thời gian khoá học: 05 ngày (tháng 9/2013) - Địa điểm tổ chức: Thành phố Thái Nguyên - Học viên: Số lượng: 30 học viên Đối tượng: Cán bộ khuyến nông, cộng tác viên KN - Giảng viên: Viện ra quả c. Thực hành: Nội dung: Các nội dung trồng chăm sóc rau Thời gian: 01 ngày Yêu cầu kỹ thuật – phương pháp thực hiện: Học viên thực hành các kỹ thuật trồng và chăm sóc Vật tư thiết bị thực hành: giống, phân bón… d. Tổ chức tham quan: Nội dung: Tham quan một số mô hình trồng rau giống mới có hiệu quả Địa điểm tham quan: Tỉnh Thái Nguyên Thời gian: 01 ngày 6. Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá Trong quá trình tổ chức các khoá đào tạo tổ chức kiểm tra các nội dung đào tạo theo kế hoạch đã xây dựng như: Tổ chức lớp học, nội dung bài giảng, học viên tham gia, gìơ giấc học tập Sau khoá học cần tổ chức nghiệm thu đánh giá theo các chỉ tiêu như chất lượng đào tạo, tổ chức lớp học, kết quả học tập 7. Dự kiến kết quả đạt được: Bài giảng được đánh giá tốt: 95% Số học viên đạt kết quả tốt: 75% Khả năng áp dụng kỹ thuật trong sản xuất: 75% 8. Kinh phí đầu tư: Số lớp/năm: 05 lớp Tổng kính phí: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng) 10. Các đơn vị thực hiện: [...]... hành chương trình nông thôn mới Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên Đơn vị tham gia phối hợp: Các trường Đại học, các viện nghiên cứu Người lập Ngày 01 tháng 4 năm 2013 Thủ trưởng đơn vị DỰ TOÁN CHI TIẾT Dự án đào tạo xây dựng nông thôn mới Kỹ thuật chuyên ngành Đối tượng: 30 người/lớp (15 cán bộ KN; 15 cộng tác viênKN) Thời gian: 05 ngày/khóa (04 ngày lý thuyết, 01 ngày thực. .. 21.750.000 5.250.000 15.000.000 280.000 40.000.000 (Bằng chữ: Bốn mươi triệu đồng) Lập biểu Thủ trưởng đơn vị SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG DỰ ÁN ĐÀO TẠO – HUẤN LUYỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 ... 3.000.000 2 Trang trí khánh tiết: 2 lần (khai giảng, bế giảng) 150.000đ x 2 lần 300.000 3 Hỗ trợ địa điểm tham quan 2 điểm x 300.000đ 600.000 4 Thuê xe tham quan 01 chuyến 1.700.000 V Chi khác 2.680.000 1 Nước uống 32 người x 5 ngày x 15.000 2.400.000 2 Dự phòng Cộng 21.750.000 5.250.000 15.000.000 280.000 40.000.000 (Bằng chữ: Bốn mươi triệu đồng) Lập biểu Thủ trưởng đơn vị SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI... 15 cộng tác viênKN) Thời gian: 05 ngày/khóa (04 ngày lý thuyết, 01 ngày thực hành) Dự toán cho: 01 lớp STT Diễn giải nội dung Thành tiền I Tài liệu, vật tư, dụng cụ 2.620.000 1 In ấn, photo đóng quyển 32 quyển x 20.000đ 640.000 2 Vở bút, túi đựng tài liệu cho học viên 32 bộ x 15.000đ 480.000 3 Vật tư học tập, giảng dạy, thực hành 1.500.000 II Giảng viên (01 lớp x05 ngày x 2 buổi/ngày) 7.350.000 1 Chi . TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1. Tên dự án: Dự án đào tạo trong xây dựng nông thôn mới 2. Thông tin chung: 2.1. Sự cần thiết xây dựng dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới 47/143 xã, đề án phát triển sản xuất 18/143 xã. Để đáp ứng yêu cầu chương trình xây dựng nông thôn mới việc đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng,. ứng thực hiện Phong trào thi đua “ Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới . Năm 2012 kết quả thực hiện công tác lập quy hoạch nông thôn mới tập trung chỉ đạo hoàn thành quy hoạch nông thôn