1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài ôn tập văn học trung đại

77 537 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 78,34 KB

Nội dung

1. Sự hình thành và khái niệm thể loại NKHTSTLB 1.1. Cơ sở hình thành thể loại NKHTSTLB trong văn học Việt Namtrung đại Xã hội Việt Nam đầy biến động từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (năm 1527) sau đó nhiều biến cố lớn xảy ra chiến tranh Nam - Bắc triều; Trịnh - Nguyễn tranh nhau một dải san hà, rồi Tây Sơn nổi lên quét tan các thế lực đánh đuổi ngoại bang, đến khi Gia Long lên ngôi hoàng đế (năm 1802). Ở triều Tự Đức. nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở Bắc Ninh có Cao Bá Quát (chú ruột của Ca Bá Nhạ) tham gia. Sự biến động của triều đình phong kiến diễn ra mấy trăm năm đã kéo theo sự chuyển biến đáng kể về ý thức hệ của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có lực lượng sáng tác, những Nho sĩ từng theo cửa Khổng sân Trình. Văn hoá cũng có những thay đổi từ văn hoá vật chất đến văn hoá tinh thần, mà cụ thể là thị hiếu thẩm mỹ và những quan niệm nghệ thuật về con người. Con người với cá tôi cá nhân đã mạnh mẽ phá bỏ những giềng mối mà Nho giáo và nhà nước phong kiến áp đặt từ lâu. Ca dao - dân ca, tiếng lòng của người bình dân như lúa lâu ngày chịu hạn nay gặp mưa rào, văn học dân gian phát triển phong phú, trong đó có thể thơ song thất lục bát: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không? … Tất cả những điều kiện ấy, đã làm cho cho thể thơ song thất lục bát góp mặt vào văn học viết Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XVI. Đến giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, thể thơ này bắt gặp được những nỗi lòng, những tâm trạng đau khổ day dứt triền miên của các văn gia thi sĩ. Thế là thể loại ngâm khúc dùng hình thức thơ song thất lục bát nhanh chóng khẳng định dấu ấn của mình trên văn đàn văn học dân tộc. Theo Nguyễn Thái Hoà thì hiện nay với khoảng 500 bản viết về thể thơ này, trong đó có những kiệt tác như Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm(bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?)), Trần tình khúc (tên gọi khác củaTự tình khúc - người viết chú thêm) (Cao Bá Nhạ); Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân). 1.2. Khái niệm thể loại ngâm khúc 1.2.1. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Khôn viết: Ngâm: tiếng than thở, tiếng rên. [8; 624], Khúc: bản đàn, bản nhạc, [8; 506]; theo Lê Ngọc Trụ thì ngâm: (h - tức từ gốc Hán, người viết chú thêm): đọc, hát [12; 433], Khúc: (n - gốc Nôm, người viết chú thêm): ca, nhạc [12; 333]. Theo Lê Văn Đức: ngâm (động từ): đọc lên với giọng lên, xuống kéo dài [3; 1017, quyển hạ], Khúc: ca khúc, ngâm khúc [3; 744, quyển hạ], Ngâm khúc: Bài văn vần tả cảnh với nhiều tình cảm, thường làm theo lối song thất lục bát [3; 1017, quyển hạ] Nguyễn Như Ý cho rằng Ngâm khúc: Bài văn vần diễn tả nỗi buồn, thường theo thể song thất lục bát [13; 1187] 1.2.2. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm cho rằng: Ngâm là một bài văn tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu, đau, thương. Các ngâm khúc trong văn ta thường làm theo thể song thất lục bát, thường gọi tắt là thể song thất.[5; 152]; Phạm Thế Ngũ sau khi trình bày khá dài lai lịch của thể ngâm; gốc tích của câu song thất, tác giả khái quát giá trị của thể ngâm như sau: thể ngâm (…) rất thích hợp để diễn tả những tình cảm ảo não triền miên, nhịp nhàng, quấn quýt [9; 188]; Bùi Duy Tân quan niệm: “Sự phong phú về mặt đề tài và thể loại văn học biểu hiện những xu thế mới của xã hội Đại Việt từ TK XVI nửa đầu TK XVIII đã viết do khả năng trữ tình phong phú, điệu thơ này (tức điệu thơ song thất lục bát - người viết chú thêm) lúc đầu được dùng để viết cả khúc ca lạc quan, hùng tráng nữa, nếu như sau này nó chủ yếu được dùng để viết các khúc ngâm buồn thương, oán vọng” [7]; Lê Bán Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi cho rằng “Ngâm khúc: Thể thơ trữ tình dài hơi, thường được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt. Vì thế ngâm khúc còn được gọi là khúc, vãn hay thán. Trong văn học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt phát triển từ giữa TK XVIII đến giữa TK XIX”. [4; 198]; Từ điển văn học (bộ mới) không hiểu sao không có mục thuật ngữ ngâm khúc, trang 733 - 734, Nguyễn Khắc Phi chỉ viết ở mụckhúc như sau: “Khúc còn gọi là tản khúc, một hình thức thơ ca cổ điển của Trung Quốc, gắn với âm nhạc có nội dung trữ tình, ra đời trên cơ sở những lời ca điệu hát dân gian đời Kim (1115 - 1234) và phát triển mạnh vào đời Nguyên (1280 - 1368). Khúc gồm có hai loại: tiểu lệnh và sáo sổ. (…). Ở Việt Nam chữ khúc được dùng trong thuật ngữ ngâm khúc để chỉ những tác phẩm bằng thơ dài theo thể lục bát hoặc song thất lục bát, có nội dung trữ tình (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, …). Tuy nhiên đó không phải là những tác phẩm mang đặc điểm của thể loại khúcTrung Quốc. Trần Đình Sử cho rằng: ngâm khúc là một thể loại văn học trung đại ViệtNam. Tinh thần bi kịch thể hiện ở chỗ tìm lại giá trị nhân sinh mà không được, không cam chịu mất mát giá trị mà đành bất lực và do bất lực mà lòng bất lực càng mạnh thêm, day dứt hơn, [187; 9] và nhấn mạnh chức năng của thể loại này như sau: “Có thể nói khúc ngâm có nhiệm vụ phơi trải lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình” [10; 185]. Nhận xét. Thứ nhất, các nhà ngôn ngữ chủ yếu giải thích bằng nghĩa tầm nguyên nghĩa gốc của hai thành tố ngâm và khúc. Thứ hai, các nhà nghiên cứu văn học nêu định nghĩa ngâm khúc căn cứ trên ba yếu tố: hình thức; vị trị và chức năng thể loại. Thứ ba, các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm ngâm khúc nói chung, không đưa ra khái niệm cụ thể nào về thể loại ngâm khúc dùng hình thơ song thất lục bát trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại. 1.2.3. Khái niệm ngâm khúc hình thức song thất lục bát Từ những khái niệm vừa nêu, chúng tôi đưa ra khái niệm sau đây: Ngâm khúc trung đại Việt Nam là một thể loại của văn học dân tộc. Thể loại này dùng hình thức song thất lục bát, trường thiên, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm để thể hiện. Chức năng của ngâm khúc nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt, đứng yên hay ít phát triển. Nội dung của nó đa dạng, phong phú phản ánh nhiều cung bậc của đời sống tình cảm con người thời trung đại. Khúc ngâm là cách nói Việt hoá từ cụm từ Hán - Việt của thuật ngữ này. Ngâm khúc dùng hình thức thơ song thất lục bát trung đại Việt Nam manh nha từ thế kỷ XVI và kết thúc vào cuối thế kỷ XIX. Đánh dấu chính thức bằng tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc [bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) 1705 - 1748] và kết thúc bằng Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ (? - ?) và Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận (1815 - 1866). 2. Chức năng và nội dung thể loại 2.1. Các thể loại văn học có chức năng và nội dung riêng của nó Các thể loại văn học có chức năng và nội dung riêng của nó, điều này không phải bàn cãi, nhưng không phải ai cũng thấy rõ nó. Song với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Nói cách khác, thể loại văn học là một cấu trúc, một cách thức tổ chức ngôn ngữ theo một dạng thái nào đó nhằm thể hiện những tình cảm, nhận thức và suy nghĩ của con người trước các hiện tượng của đời sống. Có thể nói thể loại nào cũng bình đẳng, cũng đều có quyền trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực. Tuy nhiên mỗi thể loại thường có những chức năng riêng phù hợp với khả năng phản ánh của nó với đối tượng được nhận thức, phản ánh. Chẳng hạn như các thể loại tự sự (truyện, tiểu thuyết) có chức năng trước hết là thuật, kể, miêu tả. Các thể loại kịch có chức năng trước hết là trình bày các mâu thuẫn xung đột ở đối tượng được nhận thức. Các thể loại thơ lại có chức năng trước hết là bộc lộ cảm xúc hay các trạng thái tư tưởng, tình cảm của chủ thể trữ tình. Nói chức năng của thể loại văn học là nói đến khả năng, vai trò, nhiệm vụ của nó đối với việc nhận thức và phản ánh hiện thực. Thời trung đại các thể loại văn học thường được giao đảm nhận các chức năng rõ ràng, nhất là các thể loại văn hành chức. Tên thể loại thường gắn liền tên tác phẩm nên người đọc dễ dàng nhận diện và phân loại chức năng thể loại. Hịch là để kêu gọi, thuyết phục. Cáo là để tổng kết một công việc hay một chủ trương chính trị, xã hội nào đó. Chiếu là để phổ biến một mệnh lệnh nào đó của nhà vua cho thần dân biết.v.v Còn các loại văn có tính nghệ thuật như truyện, tiểu thuyết chương hồi, thơ, phú lại có những chức năng riêng khác nữa. Ngâm khúc nói chung, và thể loại NKHTSTLBnói riêng cũng không nằm ngoài quy luật ấy 2.2. Chức năng và nội dung của thể loại NKHTSTLB Lục bát có khả năng lợi dụng cấu trúc của mình để có thể kéo dãn bài thơ đến vô cùng nhằm thích ứng với vai trò kể chuyện, còn STLB lại khai thác ưu thế của mình về các yếu tố vần, điệu, nhịp cũng như tổ hợp các dòng để thể hiện nội dung của ngâm khúc. Về điểm này nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra khá cụ thể. Đặng Thai Mai qua việc phân tích một cách toàn diện tác phẩm Chinh phụ ngâmđã quả quyết rằng “lối STLB có những khả năng quý báu để mô tả đời sống nội tâm”; Phạm Thế Ngũ cũng rất tâm đắc về giá trị của mỗi thể thơ trong vai trò chức năng của chúng: “thể ngâm (tức thể STLB) rất thích hợp để diễn tả những tình cảm ảo não triền miên, nhịp nhàng quấn quýt, … Gọi STLB là thể ngâm, ấy là nói lên khả năng dồi dào nhạc chất của thể đó, thích hợp với công dụng ngâm vịnh” [9; 188]. Trong khi đi tìm cái dân tộc và cái cổ điển làm cơ sở để phân kỳ lịch sử văn học dân tộc, Trần Đình Hượu đã cho rằng “người dịch Chinh phụ ngâm và người viết Cung oán ngâm đã phát hiện ra một cách diễn tả những nỗi đau xót thầm kín, những nỗi buồn triền miên, thành công của họ là tấm gương cho nhiều người dùng thể STLB hoặc để nói nỗi lòng mình… hoặc để nói nỗi lòng nhân vật”. Những người làm sách Những khúc ngâm chọn lọc cũng đã nhấn mạnh “trong các thể thơ dân tộc, không thể nào phù hợp với ngâm khúc bằng STLB” [2]; Đặng Thanh Lê, trong một bài viết về ngâm khúc đăng trên Tạp chí Văn học đã nhận định “Các tác phẩm STLB của thế kỷ XVIII đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi kịch”. Phan Ngọc đã lần lượt xem xét 70 tác phẩm STLB, trong đó, theo ông, có 35 tác phẩm có thể xem là hay nhất, rồi trên cơ sở đó mà nêu lên bốn đặc điểm “bất biến” về nội dung của chúng: thứ nhất, đó là những bài thơ nội tâm; thứ hai, là những bài thơ được xây dựng trên sự đối lập giữa một bên là hiện tại, với bên kia là dĩ vãng hoặc tương lai; thứ ba, là một lời kêu gọi thôi thúc hành động; thứ tư, là tác giả đóng vai một lữ khách xem cuộc đời mình như một đoạn đường dài và ôn lại quãng đường ấy; Trần Đình Sử, trong Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam đã có những nhận định mà chúng tôi hết sức chú ý: “người ta thường nói hình thức của ngâm khúc là STLB. Nhưng điều đó chưa đủ. Ngâm khúc đã phát triển đến tột độ quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung đại. Chính việc kể lể tình cảm mới tạo khả năng sáng tác được khúc ngâm dài mà không cần cốt truyện” [10; 185]. Tiếp đó, ông khẳng định chức năng của ngâm khúc: “có thể nói ngâm khúc có nhiệm vụ trải tấm lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình” [10; 185]. Từ cơ sở của Phan Ngọc và Trần Đình Sử, chúng tôi khẳng định rằng chức năng của NKHTSTLB trong văn học Việt Nam trung đại là những tác phẩm diễn tả nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm. Nội dung chính thể loại NKHTSTLB là những tâm sự cá nhân. Chinh phụ ngâmcũng thể hiện chức năng này. Trong số các tác phẩm NKHTSTLB phổ biến, đứng ở góc độ xem xét chức năng và nội dung biểu hiện của lời “tâm sự”, giọng điệu phát ngôn của nhân vật trung tâm trong tác phẩm chúng tôi tạm chia ra làm hai nhóm: Các tác phẩm có nhân vật trữ tình nhập vai (vừa là người trần thuật, vừa là người trong cuộc). Tiêu biểu là các tác phẩm: Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc, … Các tác phẩm có nhân vật trữ tình (nhân vật là người trong cuộc). Tiêu biểu có Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Bần nữ thán (khuyết danh), … 3. Chức năng và nội dung của bản dịch Chinh phụ ngâm Bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành mà chúng tôi chọn làm đối tượng khảo sát dài 408 dòng. Nhân vật trữ tình là người chinh phụ luôn mang tâm trạng cô đơn khắc khoải đợi chờ người chinh phu ngoài chiến trận. Theo Hà Như Chi, tình cảm của người chinh phụ được chia ra các cung bậc như sau: - Thiết tha, gắn bó với chồng khi chia tay; - Tình yêu rất trung thành khi chồng đi vắng; - Thương nhớ chồng một cách tình tứ: tưởng tượng và cảm xúc rất tế nhị; Buồn khổ nhưng không quên bổn phận: tình cảm, nhiệm vụ làm mẹ, làm vợ điều hoà với nhau làm nên vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm rất Á Đông [1; 153]. Riêng về những trạng thái trong tâm lý người chinh phụ nhớ mong chồng, Thuần Phong đã để công phân biệt được rất nhiều màu sắc và chứng minh như thế nào những màu sắc xuất hiện “theo một tầng thứ hợp lý vô cùng”. Từ tiếc (câu 113 - 124) mà ra trách (câu 125 - 152), từ trách đến lo(câu 153 - 168), từ lo đến mong (câu 169 - 176). Rồi lần lượt nào thương(câu 177 - 184), nào nhớ (câu 185 - 216), nào tủi (câu 217 - 228), nào sầu(câu 229 - 256), nào mộng (câu 257 - 268), nào trông (câu 269 - 292), nàothan (câu 293 - 352) để rốt cuộc là nguyện (câu 353 - 372). Ở đây, chúng tôi theo dòng suy tưởng của nhân vật chinh phụ, “dựng” lại chân dung cũng như tâm trạng “sầu thương” của cả nàng, để tìm chức năng và nội dung biểu hiện của thể loại: Mở đầu tác phẩm, là lúc hai nhân vật chính xuất hiện: chàng và nàng: Trang phong lưu đương chừng niên thiếu Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên, Rồi non sông nghiêng ngửa, xã tắc khuynh nguy chồng nàng phải xếp bút nghiên theo việc đao cung. Mối tình đang nồng đượm, giữa chừng phải chia ly, tiễn đưa chồng ra trận mà nàng dường như không muốn rời chân: Nhủ rồi, tay lại trao liền Bước đi một bước lại vin áo chàng. Tự nghĩ giận mình không được như “chiến mã” để theo bước chân chồng ra trận: Đưa chàng lòng dặc dặc buồn Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền. Nàng liên tưởng đến nỗi nhọc nhằn khổ cực của chồng ngoài chiến tuyến, thấp thỏm chờ đợi tin chồng, nghe gió đông về đã vội may áo bông để mong ấm lòng bạn gối chăn miền biên tái: Thấy nhạn luống tưởng thư phong Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng. Son phấn xưa có “hồn” còn giờ đây cũng trở nên vô tri, vô nghĩa: Nương song luống ngẩn ngơ lòng, Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? Bao nhiêu niềm hạnh phúc nàng đều đặt trọn vào tình quân. Giờ đây, đối mặt với nỗi đơn lẻ biết cùng ai chia ngọt xẻ bùi: Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề. Nỗi giằng xé tăng lên khi nàng mượn gương soi tìm hình bóng cũ, ao ước gửi đến chồng những kỷ vật mặn nồng tình chăn gối: [...]... Tiên 2.2 Cấu trúc văn bản tự sự của ĐTTT, vấn đề cốt truyện Luận án đưa ra vấn đề về văn bản” như một khái niệm của lí luận văn học hiện đại — nó được hiểu như một thực thể ngôn từ toàn vẹn mang tính thứ bậc Từ đó khẳng định văn bản toàn vẹn của ĐTTT sẽ gồm 2 cấp độ: 1- “ Tự sự kết hợp trữ tình; 2- Có thể khu biệt tác phẩm thành vãn bản tự sự và văn bản thơ mà cấu trúc của hai loại văn bản này khác... vay mượn cốt truyện công khai thông báo việc này (Trước đèn đọc truyện Tây Minh - “Lục Vân Tiên”) Tác thuật - tức sáng tác bằng việc thuật lại những cốt truyện đã có là một dấu hiệu điển hình của tư duy văn học trung đại Các tác phẩm có sự vay mượn vẫn được coi là tác phẩm của riêng nhà văn 2.1.2 Tác phẩm như là tổ chức của những phiến đoạn Tự sự Nôm bằng thơ là loại nghệ thuật ngôn từ làm theo hai thể... so sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều truyện này với nguyên văn truyện Kiều của Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình tiết hai quyển giống nhau: các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều có cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu Sự so sánh ấy lại tỏ rõ rằng Nguyễn Du không phải chỉ dịch văn xuôi của Tàu ra văn vần của ta mà thôi Tác phẩm của ông thật có phần sáng tạo đặc sắc: ông sắp đặt nhiều... thời đại — văn hoá đô thị phong kiến phương Đông giai đoạn hậu kì, thời đại ấy đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của hai dòng văn học lớn: tiểu thuyết TT - GN và truyện thơ Nôm; thời đại ấy cũng hình thành trong cá nhân Nguyễn Du một nếp cảm, nếp nghĩ- Để rồi nếp cảm, nếp nghĩ ấy được định hình hoá bởi cuộc sống nhiều trải nghiệm, bởi tư chất nghệ sĩ và bởi trái tim nhân đạo của ông,... sự ấy là cái tâm sự của một người bầy tôi trung mà vì cảnh ngộ không thể giữ trọn được chữ trung với cựu chủ Tác giả vốn tự coi mình như một cựu thần của nhà Lê, mà gặp lúc quốc biến không thể trọn chữ trung với Lê hoàng, lại phải ra thờ nhà Nguyễn Tâm sự thật không khác gì Thúy Kiều đã đính ước với Kim Trọng mà vì gia biến phải bán mình cho người khác, không giữ được chữ trinh với tình quân Bởi vậy... nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau Văn tả tình thì thật là thấm thía thiết tha làm cho người đọc phải cảm động Cách dùng điển thì đích đáng, tự nhiên, khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn uẩn súc của tác giả mà người thường cũng hiểu được đại ý của câu văn Bởi thế truyện Kiều mới thành quyển truyện phổ thông nhất ở nước ta: trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường... người” (Đổng Văn Thành) 3.3 Tư tưởng của Nguyễn Du trong ĐTTT Nói về tư tưởng của Nguyễn Du, về “chủ ý” của ông (chữ “chủ ý” hiểu một cách tương đối) khi kể ĐTTT trước hết là nói về các triết lí chủ yếu mà ông tâm đắc và thấy câu chuyện về nàng Kiều trong KVKT là một minh chứng, ông thể hiện nó ở quan điểm đánh giá đối với các sự kiện, nhân vật khi kể chuyện Theo lí luận văn học hiện đại thì tư tưởng... (Hà tĩnh) Tổ tiên nhà ông đời đời làm quan với nhà lê Ông có khí tiết, không chịu ra làm quan với nhà Tây sơn Năm Gia long nguyên niên (1802), ông được triệu ra làm quan, từ mãi không được Năm thứ 12 (1813), thăng Cần chánh điện học sĩ sung làm chánh sứ sang cống bên Tàu Đến khi về thăng Lễ bộ hữu tham tri Năm Minh mệnh nguyên niên (1820) lại có lệnh sang sứ Tàu, nhưng chưa đi thì ông mất 3 Về vấn đề... cứu văn bản theo lí thuyết Tự sự học - một lí thuyết văn học mới được giới thiệu ở Việt Nam và hệ thống phương pháp nghiên cứu của nó vẫn đang được thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy: ĐTTT trước hết là một tác phẩm tự sự và nghệ thuật của tác phẩm, trước hết là nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du Từ sự nhận diện những đặc điểm của tự sự Nôm, kết hợp với quan niệm văn bản theo cách hiểu của lí luận văn học. .. mong luôn luôn hiện lên thường trực bởi sự tưởng tượng phong phú của nhân vật tự tình Dường như ánh mắt của nàng “trông thấy” chồng mình đang dấn thân vào nơi nguy hiểm gian lao: Chàng từ đi vào nơi gió cát, Đêm trăng này nghỉ mát phương nao? Ở nơi ấy, cảnh vật hiện lên với những nét hoang vu, đìu hiu, ghê gợn: Xưa nay chiến địa dường bao Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu! Tâm trạng não nề luôn đè . khúc: Bài văn vần diễn tả nỗi buồn, thường theo thể song thất lục bát [13; 1187] 1.2.2. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm cho rằng: Ngâm là một bài văn tả. thán. Trong văn học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt phát triển từ giữa TK XVIII đến giữa TK XIX”. [4; 198]; Từ điển văn học (bộ mới) không hiểu sao không có mục thuật. ngâm khúc, …). Tuy nhiên đó không phải là những tác phẩm mang đặc điểm của thể loại khúcTrung Quốc. Trần Đình Sử cho rằng: ngâm khúc là một thể loại văn học trung đại ViệtNam. Tinh thần bi kịch

Ngày đăng: 16/06/2015, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w