Vì sao Bài giải: Các bên có thể thỏa thuận như vậy được vì ở đây có thỏa thuận bằng văn bản về nơi giải quyết tranh chấp theo điều 35 khoản 1 điểm b quy định về thẩm quyền tòa án theo lã
Trang 1BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN LUẬT KINH TẾ Bài 1:
Cty TNHH xây dựng M và cty CPTM P thỏa thuận cùng góp vốn bằng nhau để thành lập
1 doanh nghiệp mới sản xuất vật liệu XD đặt trụ sở chính tại HN
a Hai cty M và P có thể làm như vậy hay không? Vì sao
b Doanh nghiệp mới được thành lập là loại hình DN nào Hãy nêu những quy định pháp luật cơ bản về quy định hiện hành về các nội dung, đặc điểm, chế độ thành lập, cơ cấu tổ chức quản lý của DN này
b Loại hình DN là cty TNHH từ 2 đến 50 thành viên
Chú ý:
Cty tư nhân không được vì phải do cá nhân thành lập Cty cổ phần không được vì quy định phải có trên 2 thành viên Cty hợp danh không được vì thành viên ở đây phải là cá nhân không được
là tổ chức, theo luật doanh nghiệp thì cty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh
Chú ý: với dạng bài so sánh không được kẻ đôi một bên là cty này và 1 bên là cty kia là
sẽ không có điểm Cách làm bài là phải so sánh sự giống và khác nhau của 2 loại hình cty này
Bài 2:
Cty A là một cty CP xây dựng có ký với Cty B là …
Theo hợp đồng 2 bên thỏa thuận:
- …
- … Hãy điền vào những chỗ trống trên những dữ kiện cụ thể để hợp đồng giữa A và B
là một hợp đồng để thực hiện hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại
2005 và bộ luật dân sự 2005
Trang 2Nội dung mua bán cần hợp lý với hàng hóa mà cty A cần mua
Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần xác định hàng hóa là gì và số lượng bao nhiêu, có thể bổ sung thêm giá cả là bao nhiêu
Nếu là hợp đồng dịch vụ thì cần đưa ra tên dịch vụ và thời gian hoàn thành là đến khi nào
Ví dụ:
Cty CP thép Miền Nam
Thỏa thuận:
Cty CP thép Miền Nam cung cấp 15 tấn thép với giá 5.000.000 nghìn/tấn
Thời hạn giao hang
Bài 3:
Ông B là chủ doanh nghiệp bán hoa và có ký với cty VN Airline về việc vận chuyển hoa
từ miền Bắc ra miền Nam (Hợp đồng 1), ngoài ra ông B có ký với cty VN Airline một hợp đồng về việc mua vé máy bay để đi du lịch ( Hợp đồng 2) Xác định bản chất pháp lý của hợp đồng?
Trang 3Nếu là hợp đồng thương mại thì tranh chấp phát sinh thì cần phải giài quyết bằng tài phán thương mại ( tòa án thương mại ở đây là là tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế )
Nếu là hợp đồng dân sự thì tranh chấp phát sinh là tranh chấp dân sự và cơ quan giải quyết là tòa dân sự
Bài 4:
Cty CP nhựa gia dụng A có trụ sở chính tại quận Long Biên – HN ký hợp đồng bán hang hóa trị giá 450 triệu đồng cho Cty TNHH TM Sông Lam có trụ sở chính tại TP Vinh tỉnh Nghệ An Trong dự thảo hợp đồng có điều khoản như sau: “ mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hai bên sẽ gặp nhau để bàn cách khắc phục Nếu không có kết quả, tranh chấp sẽ được đưa đến tòa án nơi bên nguyên đơn có trụ sở chính để giải quyết”.
a Các bên có thể thỏa thuận như vậy không? Vì sao
b Tòa án cấp nào có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này? Vì sao
Bài giải:
Các bên có thể thỏa thuận như vậy được vì ở đây có thỏa thuận bằng văn bản về nơi giải quyết tranh chấp theo điều 35 khoản 1 điểm b quy định về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ ( Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
Tòa án giải quyết ở đây là tòa án cấp huyện căn cứ vào điều 33 khoản 1 điểm b của bộ luật tố tụng dân sự 2004
Bài 5:
Ngày 15/08/2009, Cty CP dệt may A có trụ sở chính tại quận H thành phố HN ký hợp đồng để mua của cty TNHH B có trụ sở chính tại quận T thành phố HN – là một cty nhà nước chuyên kinh doanh các thiết bị điện tử tin học - 20 máy tính trị giá 180 triệu đồng để trang bị cho hệ thống quản lý của Cty
Giả sử trong quá trình thực hiện hợp đồng có tranh chấp về chất lượng của số hang hóa này thì khiếu kiện của bên mua về chất lượng sản phẩm có thể được gửi cho trọng tài thương mại hoặc tòa án nào? Với điều kiện gì? Giải thích rõ vì sao?
Bài giải:
Ở đây là cùng khu vực lãnh thổ là tại TP HN nên không cần sử dụng điều 35
Cần xác định ở đây là loại tranh chấp gì? Tranh chấp thương mại hay tranh chấp dân sự
Trang 4Ở đây là tranh chấp thương mại do hai cty này có ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa
Chú ý: việc trang bị thiết bị cho cơ quan tổ chức nhằm hoạt động đều được coi là hợp đồng thương mại
Nếu lựa chọn trọng tài thương mại thì điều kiện là
1 Phải có thỏa thuận trọng tài được lập thành văn bản, có thể lập trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh
2 Chưa khởi kiện tại tòa án Nếu lựa chọn giải quyết tại tòa, theo điều 35 khoản 1 điểm a thì khởi kiện tại quận
T thành phố HN, điều kiện là:
1 Không lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp hoặc quyết định của trọng tài không có hiệu lực
Bài tập tình huống
Bài 1: Cty TNHH Ban Mai có trụ sở tại thị xã H tỉnh X, đã được sở kế hoạch đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng
nhận ĐKKD năm 2007, gồm 4 thành viên, Ông Hoàng góp 20% vốn điều lệ, Ông Đức 25%, ông Sơn 45%
và bà Hoa 10% Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp Luật DN 2005 Theo thoả thuận, ông Hoàng là chủ tịch hộiđồng thành viên, ông Sơn là giám đốc và là người đại diện trước pháp luật của cty Để thông qua việcsửa đổi điều lệ công ty, ông Hoàng đã triệu tập hội đồng thành viên vào ngày 23/06/2008 theo đúngtrình tự, thủ tục, Phiên họp chỉ có ông Hoàng, ông Sơn và bà Hoa tham dự Quyết định sửa đổi Điều lệcty được ông Sơn và bà Hoa biểu quyết thông qua HỎI Quyết định sửa đổi Điều lệ cty đã được thôngqua hợp lệ hay chưa? Vì sao?
Trả lời: Quyết định sửa đổi Điều lệ cty được thông qua chưa hợp lệ.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2005 thì quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận Theo tình huống thì số phiếu biểu quyết thông qua của ông Sơn và bà Hoa chỉ có 55%
Vì vậy quyết định sửa đổi điều lệ cty được thông qua chưa hợp lệ
Trang 5Bài 2: Cty CP TM Phước Vĩnh ( trụ sở chính tại TP Biên Hoà, Đồng Nai) được cấp GCN ĐKKD năm 2006.
cty gồm 5 cổ đông: Quang giữ 20% Cphần, Bảo 25%, Chiến 30%, Dũng 15% và Tiến 10% Hội đồng quảntrị bao gồm Bảo, Chiến và Quang Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp với LDN 2005 Ngày 25/12/06 Bảo với
tư cách chủ tịch hội đồng quản trị đã triệu tập phiên họp đại hội đồng cổ đông để quyết định về việc sửađổi điều lệ cty Phiên họp được triệu tập hợp lệ nhưg chỉ có Quang, Bảo Dũng và Tiến tham dự QuangBảo và Tiến đã biểu quyết nhất trí sửa đổi điều lệ HỎI: 1) QĐịnh sửa đổi điều lệ này đã được thông quahợp lệ hay chưa? Vì sao? 2) tháng 3/2008, cty bị tuyên bố phá sản Hỏi Quang có thể đứng ra thành lậpngay 1 DN mới được hay ko? Vì sao?
Trả lời:
1) Theo Điểm a Khoản 2 Điều 104 Luật doanh nghiệp 2005, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận Theo tình huống thì, số phiếu biểu
quyết nhất trí sửa dổi điều lệ của Quang, Bảo và Tiến là 55% Vì vậy quyết định quyết định sửađổi điều lệ cty được thông qua chưa hợp lệ
2) Quang không thể đứng ra thành lập ngay 1 DN mới Vì theo Khoản 2 Điều 94 Luật phá sản thìthành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thànhlập DN trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày DN bị tuyên bố phá sản
Bài 3: cty Hợp danh X gồm 5 thành viên hợp danh Ông Quân góp 10%, ông Bảo 25%, ông Chiến 10%,
ông Dũng 15%, ông Hùng 10% Bà Cúc ( cán bộ hưu trí) là thành viên góp vốn của công ty góp 30% Điều
lệ cty quy định giống như luật DN Ngày 25-03-2007, ông Bảo với tư cách chủ tịch hội đồng thành viênkiêm Giàm đốc cty đã triệu tập phiên họp Hội đồng thành viên để quyết định về dự án đầu tư mới củacty Phiên họp được triệu tập hợp lệ, tất cả thành viên của cty đã tham dự, nhưng khi thông qua qđịnh
Trang 6chỉ có ông Quân, ông Chiến, ông Dũng và ông Hùng biểu quyết nhất trí sửa đổi điểu lệ Hỏi quyết địnhnày đã được thông qua hay chưa? Vì sao?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 135 Luật DN 2005, quyết định về vấn đề dự án đầu tư phải có ít
nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận Theo tình huống việc thông qua quyết định về
dự án đầu tư có 4/5 thành viên hợp danh biểu quyết nhất trí Như vậy, quyết định về dự án đầu tư nóitrên đã được thông qua
2) Ông Hùng là trưởng phòng kinh doanh của cty đã được một đối tác đề nghị ký 1 hợp đồng cho cty cógiá trị nhỏ? Hỏi ông Hùng có thể đại diện cty ký hợp đồng này hay ko? Vì sao?
Trả lời: Hùng có thể đại diện cho cty ký hợp đồng này Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 134 Luật
DN 2005, thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty đàm phán và ký kết hợp đồng
Bài 4: 1) DN tư nhân An Phú có trụ sở tại quận Tân Bình, TP HCM, do Nguyễn Văn Quang là chủ DN Ngày
20/06/2007, doanh nghiệp An Phú ký hợp đồng mua 5 chiếc xe ô tô của cty TNHH Toàn Thắng có trụ sởtại quận Lê Chân, TP HP Khi thực hiện HĐ cty Toàn Thắng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán vì vậy DN AnPhú qđịnh khởi kiện tại toà án Hỏi toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên,?
Trả lời: Tòa án nhân dân quận Lê Chân, thành phố HP có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên
(Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự)
2) Đầu năm 2008 do kinh doanh thua lỗ, DN An Phú bị tuyên bố phá sản, 3/2009 Nguyễn Văn Quangmuốn thành lập 1 cty TNHH để tiếp tục KD Hỏi anh Quang có thể thành lập DN mới hay ko?
Trang 7Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 94 Luật phá sản, chủ DNTN ko đc thành lập DN mới trong thời hạn từ 1 đến 3năm Thời điểm DN An Phú tuyên bố phá sản đến T3/2009 mới có 1 năm 2 tháng, nên Anh Quang vẫnkhông được phép thành lập DN mới
Bài 5: Cty TNHH X có trụ sở tại huyện Thuỷ Nguyên TP HP gồm 4 thành viên: Quân, Bình, Hùng, và Dũng.
Theo điều lệ cty Quân là chủ tịch hội đồng thành viên, Hùng là giám đốc cty và là người đại diện trc phápluật của cty Ngày 10/03/2007, Quân đã đại diện cho cty ký HĐ mua 10 tấn thép của cty TNHH Y có trụ
sở tại quận Đống Đa, HN mà ko có sự uỷ quyền của Hùng HỎI: 1) HĐ do Quân ký kết có hiệu lực phápluật hay ko? Vì sao? 2) Cty X muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì phảikhởi kiện tại toà án nào? Vì sao?
Trả lời:
1) Theo quy định của pháp luật, các hợp đồng giao dịch của pháp nhân phải do người đại diện theopháp luật của pháp nhân đó ký kết mới có hiệu lực pháp luật Theo tình huống thì Hùng là giámđốc và là đại diện theo pháp luật của cty nên Hùng mới đc phép ký kết hợp đồng nhân danhcông ty Vì vậy việc Quân ký kết HĐ mà ko có ủy quyền của Hùng là ko hợp pháp
2) Công ty X muốn khởi kiện để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ nói trên thì phải khởi kiện tạiTòa án nhân dân quận Đống Đa (K1 Đ35 BLTTDS)
Bài 6: ngày 10/9/2007 chi nhánh cty TM Sông Đông tại HN ( cty Sông Đông có trụ sở chính tại thị xã
Hưng Yên, tỉnh HY Chi nhánh cty đặt tại quận Đống Đa) được sự uỷ quyền của cty đã ký HĐ số02/HĐ/TPĐ-SL với cty TM Tân Bình Minh ( trụ sở chính tại quận Hai Bà Trưng, Hn) về việc bán 500 chiếc
tủ lạnh HITACHI model R-15A4BK, sx tại Thái Lan, đơn giá 3tr/chiếc theo HĐ bên mua phải thanh toánđầy đủ trong vòng 1 tháng từ ngày nhận hàng Ngày 7/11/08, bên bán đã giao đủ hàng cho bên mua,nhưg cty Tân Bình Minh mới thanh toán 500tr Ngày 25/3/08 sau nhiều lần khiếu nại ko thành, bên bánquyết định khởi kiện HỎI 1) xđịnh nguyên đơn, bị đơn trong tình huống trên 2) nguyên đơn phải khởikiện tại cơ quan nào? Vì sao? 3) yêu cầu của nguyên đơn bao gồm: - buộc cty Tân Bình Minh bồi thườngcác thiệt hại psinh do bên bán phải vay vốn NH để nhập hàng, tính theo lãi suất tiền vay NH là 1% tháng
Trang 8- Phạt do vi phạm HĐ là 10% tổng gtrị HĐ là 1,5tỷ x 10% = 150tr Nhận xét về yêu cầu của nguyênđơn.
Trả lời:
1) Nguyên đơn: Công ty TM Sông Đông tại HN ,Bị đơn: Công ty Tân Bình Minh
2) Nguyên đơn phải khởi kiện tại tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng ((Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tốtụng dân sự))
Như vậy mức phạt vi phạm tối đa nguyên đơn có thể đưa ra là: 1 tỷ x 8% = 80 triệu
Bài 7: Cty TNHH Phương Nam ( trụ sở chính tại TP Nha Trang, K.Hoà) đã đký thành lập năm 2006 với
mức vốn điều lệ 1tỷ theo bản cam kết góp vốn của các tviên khi đký thành lập cty thì tỉ lệ góp vốn nhưsau: ông Dũng 300tr, đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pluật của cty, Bà Mơ 200tr và là chủ tịchhội đồng thành viên, Bà Hường 300tr, ông Quân 200tr Điều lệ cty hoàn toàn phù hợp với Luật DN 2005.tháng 3/2007, Hội đồng thành viên họp để xem xét trách nhiệm của GĐ trong việc điều hành hoạt độngcty ko có hiệu quả Ông Quân và bà Mơ đã bỏ phiếu bãi miễn chức danh GĐ của ông Dũng và bầu bàHường làm GĐ HỎI: 1) Nhận xét về qđịnh của hội đồng tviên 2) do cty tiếp tục thua lỗ ko thanh toán đc
nợ, đầu năm 2008 các chủ nợ của cty quyết định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xác định toà án
có thẩm quyền giải quyết 3) Tsản của cty Phương Nam chỉ còn đủ trả cho 2/3 số nợ của cty Hỏi cácthành viên có phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của cty ko? Vì sao?
Trả lời:
1) Theo Điểm a Khoản 2 Điều 52 Luật DN, thì qđịnh của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi
Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận , theo
tình huống, số phiếu biểu quyết của ông Quân và bà Mơ chiếm 40%.vì vậy quyết định bãi miễnchức danh GĐ của ông Dũng là không đúng
Trang 92) Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản là Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa (Khoản 2Điều 7 Luật phá sản 2004)
3) Các thành viên không phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của công ty
Vì theo quy định, thành viên cty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảntrong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
Câu 1: Công ty TNHH 2 thành viên có 2 thành viên góp vốn, hoạt động được 2 năm Nay có 1 nhà đầu tư nước ngoài muốn
tham gia góp vốn vào để tăng quy mô hoạt động của công ty, vậy công ty có nên chuyển sang loại hình là công ty cổ phầnhay CT TNHH được hay không? nếu có thành viên góp vốn mới gia nhập vaò công ty thì việc phân chia tỷ lệ vốn góp vàđịnh giá thương hiệu của công ty hoạt động được 2 năm qua giải quyết như thế nào?
Giải:
Ở tình huống này chúng ta có thể dựa vào những căn cứ pháp luật sau:
+ Luật đầu tư 2005, Điều 21, Khoản 2:
“Điều 21 Các hình thức đầu tư trực tiếp
2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài“
+ Luật doanh nghiệp 2005, Điều 77, Khoản 1, Điểm b:
“ Điều 77 Công ty cổ phần:
1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa “
Nhu vậy, công ty TNHH được quyền chuyển sang loại hình Công ty cổ phần, do số thành viên lớn hơn 1 nên không đượcchuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 TV, việc nên hay không là do chiến lược kinh doanh của công ty Công ty cổ phần làloại hình Doanh nghiệp mở, duy động vốn linh hoạt, nhưng công ty TNHH cũng có những ưu thế nhất định của nó Trongtrường hợp này, công ty tăng vốn theo bằng cách tiếp nhận them thành viên mới, việc phân chia tỷ lệ góp vốn và định giáthương hiệu công ty được quy định trong điều lệ công ty, do các thành viên tự thỏa thuận, hoặc có thể thông qua các tổ chứcđịnh giá trên thị trường
Trang 10Câu 2: Tình huống góp vốn thành lập Công ty TNHH: Tuấn, Thành, Hưng, Hoàng quyết định thành lập cty TNHH với vốn
điều lệ 2 tỷ đồng, và được cấp giấy CNĐKKD vào tháng 7/2006 Trong bản cam kết góp vốn: - Tuấn góp 200 triệu bằng tiềnmặt; - Thành góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ, mặc dù hiện tại có giákhoảng 500 triệu (vì theo quy hoạch đến cuối 2006 sẽ có 1 con đường lớn mở trước nhà; - Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt,nhưng lúc đầu chỉ góp 300 triệu, phần còn lại sẽ góp khi nào cty cần - Hoàng góp bằng Giấy xác nhận nợ của Cty Trần Anhvới số nợ 500 triệu, với thời hạn là ngày 31/12/2006, được các thành viên định giá là 400 triệu Đến 31/12/2006, cty TrầnAnh chỉ trả được 300 triệu, phần còn lại không đòi được Mặc dù cuối năm 2006, con đường đã làm xong, nhưng do thịtrường BĐS đóng băng nên giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động Cuối 2006, cty chưa lần nào yêu cầu Hưng gópphần vốn còn thiếu Tháng 3 năm 2007, cty lãi ròng 400 triệu đồng Hội đồng thành viên họp để chia lợi nhuận, các thànhviên không thống nhất được với nhau, họ cho rằng việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp, nên xảy ra tranh chấp giữacác thành viên Với tư cách là thẩm phán giải quyết vụ việc này, bạn hãy cho biết:
a) Việc góp vốn bằng giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không?
b) Việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra khi không đòi được
@ Vì vậy nếu điều lệ công ty có quy định và các thành viên trong công ty đều thỏa thuận chấp nhận việc góp vốn bằng giấynhận nợ tại thời điểm góp vốn thì hợp pháp
Trang 11b) Việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra khi không đòi được
nợ là gì?
Trả lời:
Theo điều 30 luật doanh nghiệp 2005 quy định về định giá tài sản góp vốn:
“1 Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá
2 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3 Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.”
@ Vì vậy việc định giá ngôi nhà cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn là hợp pháp và các thành viên liên đới chịu trách
nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá (chênh lệnh 500 triệu).
Hoàng góp bằng Giấy xác nhận nợ của Cty Trần Anh với số nợ 500 triệu, với thời hạn là ngày 31/12/2006, được các thànhviên định giá là 400 triệu Đến 31/12/2006, cty Trần Anh chỉ trả được 300 triệu, phần còn lại không đòi được Do các thànhviên chấp nhận định giá tài sản góp vốn và cam kết góp vốn của Hoàng là 400 triệu nên khi công ty Trần Anh vì lý do nào
đó ( Phá sản) không đòi được nợ thì phần chênh lệch chưa góp đủ được coi là khoản nợ của Hoàng với công ty Do vậyHoàng phải góp thêm 100 triệu, nếu không góp thì các thành viên còn lại sẽ thực hiện theo khoản 3 Điều 39 và có thể đăng
ký giảm vốn điều lệ theo Điều 60 Luật Doanh nghiêp 2005 và khi đó Hoàng sẽ không còn là thành viên của công ty
c) Trong trường hợp mới góp 1 phần vốn theo cam kết, thì có được chia lợi nhuận theo phần vốn cam kết góp hay không? Trả lời:
Việc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh sẽ được quy định cụ thể theo nội dung điều lệ công ty
(Khoản 12 Điều 22) Nếu điều lệ không quy định rõ thì việc phân chia lợi nhuận (sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác) sẽ được thực hiện theo tỷ lệ số vốn góp của thành viên công ty theo điểm d Khoản 1 Điều 41 Luật Doanh Nghiệp 2005 “ d) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;” Ở đây, do luật và nghị định hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể số vốn góp là số vốn
thực góp hay số vốn cam kết góp nên các thành viên của công ty thường ghi nhận số vốn góp là số vốn cam kết góp củamình nhằm mục đích tăng vốn điều lệ nên nghị định 102 đã ra đời và bắt buộc số vốn góp ở đây phải là số vốn thực gópnhằm đảm bảo sự công bằng trong việc biểu quyết cũng như phân chia lợi nhuận giữa các thành viên
Trang 12Câu 3: A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ 5 tỷ đồng A góp 800 triệu đông, B góp vốn bằng
giấy nợ của CTCP TM (một đối tác tiềm năng của công ty X mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1,2 tỷ đồng; C góp vốnbằng ngôi nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá 1,5 tỷ đồng, do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được
mỏ rộng theo mặt bằng giá hiện tại nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng); D góp vốn bằng 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưnglúc đầu chỉ góp 500 triệu, só còn lại sẽ góp khi công ty yêu cầu Trong bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm giám đốc, D làm chủtịch HĐTV Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu Tuy nhiên các thành viên không thống nhất thể thức phânchia B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia trên số vốn thực góp là 500 triệu D không đồng ý vàphản bác rằng phần vốn góp của B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp; phần góp vốn của C cao hơn giá trịthực tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu Vụ tranh chấp được khởi kiện tại tòa Tòa án xử lý như thếnào? Được biết cty TM đã thanh toán được 50% số nợ và hiện tại đang làm thủ tục phá sản và không thể đòi được 50% cònlại Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?
Giải:
Về vần đề: “B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia trên số vốn thực góp là 500 triệu”: Nghị định102/2010/NĐ-CP, Điều 8, khoản 3 quy định về thực hiện góp vốn và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn vào
Trang 13công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau: “Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có
số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác”.Như vậy, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì D sẽ được chia lợi tức tương ứng với số vố thực góp là 500 triệu
Về vấn đề: B góp vốn bằng giấy nhận nợ: theo Luật Doanh Nghiệp 2005, Điều 4, khoản 4 giải thích về việc góp vốn và tàisản góp vốn như sau: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công
ty Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữutrí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của côngty” Trong tình huống này, bạn không đề cập đến nội dung chi tiết trong Bản điều lệ của công ty nên việc B góp vốn bằnggiấy nhận nợ là hợp pháp nếu được sự đồng ý của các thành viên còn lại và được ghi vào Bản điều lệ của công ty
Về vấn đề: “phần góp vốn của C cao hơn giá trị thực tế , nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu”: căn nhàcủa C đã được các thành viên thống nhất định giá là 1,5 tỷ nên số vốn thực góp của C trong công ty là 1,5 tỷ, nên khi chialợi nhuận C được chia lợi nhuận tương ứng với số vốn thực góp của mình là 1,5 tỷ
Về vấn đề: “Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% còn lại mà công ty CPTM không thể hoàn trả”: các thành viên trong công tyTNHH X sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm về khoản nợ trên
(Theo Luật Doanh nghiệp 2005 (điều 38 và 41) thì các thành viên trong công ty TNHH sẽđược chia lợi nhuận và chịu tráchnhiệm với các khoản nợ theo tỉ lệ vốn cam kết góp vàocông ty.Trong tình huống trên B góp bằng giấy nhận nợ, theo điều 4,luật DN 2005, hình thứcgóp vốn của B có thể coi là góp vốn bằng một "tài sản khác", ngoài ra các thành viênkhác đều khôngphản đối ngay từ đầu Vậy hình thức góp vốn của B là hợp pháp.C góp vốn bằng 1,5 tỷ theo giá trị tương lai của căn nhà, về
lý thuyết C chỉ được góp bằng đúng giá trị ngôi nhà là 700 triệu, nhưng do các thành viên công ty đều nhất trí địnhgiá cănnhà cao hơn thực tế 800 triệu nên tất cả sẽ chịu trách nhiệm liên đới với số chênhlệch đó Nói cách khác số vốn góp của Cvẫn là 1,5 tỷ.D cam kết góp 1.5 tỷ, nhưng lúc đầu mới góp 500 triệu và cam kết góp số còn lại khicông ty có yêu cầu Tuynhiên trong tình huống nêu ra không có chỗ nào cho thấy công tyyêu cầu D góp nốt chỗ 1 tỷ còn lại mà D từ chối cả Vì vậyviệc góp vốn của D cũng hoàntoàn hợp lệ và số vốn góp của D được tính là 1.5 tỷ.Kết luận: nếu đem vụ việc này ra tranhtụng tại tòa án thì B,C,D sẽ được chia lợi nhuậntheo tỉ lệ vốn cam kết góp là 1.2 : 1.5 : 1.5Hoàn toàn lập luận tương tự, 3thành viên công ty cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới vớisố nợ chưa trả theo tỷ lệ vốn cam kết góp của mình, nhưng khôngquá tổng số vốn góp)
Câu 4: Công ty TNHH M, vốn điều lệ 1 tỷ đồng; trong đó A góp 350 triệu đồng, B góp 200 triệu đồng, C, D, E mỗi người
góp 150 triệu đồng Được biết A hiện đang là kế toán trưởng của công ty xăng dầu tỉnh K( DN vốn 100% vốn nhà nước), cácthành viên còn lại la cán bộ hưu trí A được cử làm giám đốc công ty trong nhiệm kỳ đầu là 3 năm Trong thời gian giữ chứcgiám đốc, A lập doanh nghiệp và đã được cấp GCN/DKKD Các thành viên còn lại của công ty yêu cầu A thôi giữ chứcgiám đốc công ty TNHH nhưng A không đồng ý vì cho rằng mình là người góp vốn nhiều nhất trong công ty nên đươngnhiên phải làm giám đốc Hãy giải quyết vụ ciệc trên theo quy định của luật DN 2005
Trang 14Xin phép được trích dẫn một ý trong tình huống bạn nêu : “ A hiện đang là kế toán trưởng của công ty xăng dầu tỉnh K ( DN
100 % vốn nhà nước ), các thành viên còn lại là cán bộ hưu trí”
Như vậy A không thể làm giám đốc cty TNHH M vì theo điều 15 NĐ 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật DN 2005 cóqui định như sau:
Trích “Điều 15 Hướng dẫn bổ sung về Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên Hội đồng quản trị
1 Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp ” , theo đó khoản 2 điều 13 LDN 2005 có qui định:
Trích “Điều 13 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
1 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”
***Theo điều 13 khoản 2 điểm d thì A là Kế toán trưởng tức là người đang quản lý nghiệp vụ kế toán trong DN 100% VSH
NN như vậy A thuộc trường hợp bị cấm thành lập Cty TNHH M dù A có là người góp vốn nhiều nhất trong Cty TNHH M
Trang 15Câu 5: Hải, Hồng, Công cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng Vinh Quang với số vốn điều lệ là
2 tỷ đồng Hải là nhân viên của một công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân còn Công là Trưởngphòng Tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở tại Tp HCM.Trong thỏa thuận góp vốn, Hải góp 500 triệu, Hồng góp 1 tỷ, Công góp 500 triệu Trong Điều lệ công ty quy định Hồng làGiám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Sau khi hoạt động được 1 năm, 3 thành viên ký hợp đồng với Dương, trong đó thỏa thuậnkết nạp Dương làm thành viên của công ty Tài sản góp vốn của Dương là chiếc xe ô tô được các bên định giá là 300 triệuđồng Do có khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty nên các thành viên thỏa thuậnrằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển quyền sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định Công ty đã chi 100 triệu sửa chữa,nâng cấp xe ô tô Mọi giấy tờ, biên nhận đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và logocủa Công ty TNHH Vinh Quang Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những mâu thuẫnnhất định Dương, trong một lần đi giao dịch liền giữ lại 100 triệu đồng tiền của công ty và tuyên bố đây là lợi nhuận đángđược hưởng của mình, sau đó đơn phương rút khỏi công ty và lấy lại luôn chiếc ô tô Hồng, với tư cách là đại diện theo phápluật của công ty nộp đơn ra tòa kiện đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của công ty và 100 triệu đồng mà Dương đã lấy Tòakinh tế TAND Tp Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ việc trên Câu hỏi: 1 Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHHVinh Quang là hợp pháp hay không hợp pháp? Vì sao? 2 Dương có được xem là thành viên chính thức của công ty không?
Vì sao? Thủ tục gia nhập và góp vốn trong công ty TNHH? 3 Theo bạntòa án sẽ giải quyết yêu cầu của công ty như thếnào?
Giải:
1 Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHH Vinh Quang là hợp pháp hay không hợp pháp? Vì sao?
Khoản 2, Điều 13, Luật doanh nghiệp 2005:
“2 Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”.
Điều 12, Nghị định 102/2010/NĐ-CP :
“Điều 12 Quyền thành lập doanh nghiệp