Tình hình sức khỏe cộng đồng tại làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 89)

- Qua kết quả nghiên cứu luận văn cho thấy, mô hình bệnh tật tại làng nghề Bình Yên đang diễn ra rất phức tạp. Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao (47,5%) trong tất cả các độ tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi từ 15-59 tuổi đây là độ tuổi lao động chính tại làng nghề, thường xuyên tiếp xúc mới môi trường ô nhiễm, độc hại; Ngoài ra tỷ lệ người dân mắc, chết do các bệnh hiểm nghèo như ung thư, thần kinh, dị tật bẩm sinh... đang co xu hướng gia tăng. Số ca tiêu chảy vẫn còn mức cao (29/1000 đối tượng). Bên cạnh đó, 103/1000 đối tượng điều tra mắc các vấn đề về cơ xương khớp, 8/1000 mắc các vấn đề về tim mạch và 4/1000 bị ung thư, chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 45 trở lên.

- Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế liên quan đến môi trường không khí: Trung bình 1000 dân thì mất đi 28,98 năm khỏe mạnh do bệnh tật hoặc tử vong do ô nhiễm không khí. Gánh nặng bệnh tật /1000 dân do ô nhiễm không khí là 28,98 năm – 1,0 tỷ đồng năm 2012.

- Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế liên quan đến môi trường nước: Năm 2012, cứ 1000 người dân thì 9,62 năm khỏe mạnh mất đi do bệnh tật và tử vong. Gánh nặng bệnh tật đã làm mất đi 9,62 năm sống khỏe

81

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 3.1. Các giải pháp quản lýtrong công tác bảo vệ môi trường

3.1.1. Áp dụng Kí quỹ môi trường đối với các hộ tham gia sản xuất

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Đối với các hộ gia đình sản xuất tái chế nhôm gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải tham gia vào việc ký quỹ môi trường.

Các cơ sở sản xuất tái chế nhôm trước khi được phép hoạt động sản xuất phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền (tiền cọc) để đảm bảo rằng cơ sở phải thực hiện các biện pháp, công tác cũng như xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ trên dùng để khắc phục môi trường nếu cơ sở sản xuất tái chếgây ra ô nhiễm.

Trong quá trình sản xuất nếu cơ sở có các biện pháp xử lý môi trường, không để xảy ra ô nhiễm đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho cơ sở sản xuất sau 5 năm. Nếu cơ sở tái chế không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm.

Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích cơ sở tái chế tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Cơ sở tái chế sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.

3.1.2. Áp dụng chế tài người gây ô nhiễm phải trả tiền

Môi trường làng nghề Bình Yên ô nhiễm như hiện nay chủ yếu là do hoạt động sản xuất tái chế nhôm, vì vậy trách nhiệm đóng góp chi phí để cải thiện môi trường chung cho cộng đồng từ các hộ sản xuất là hợp lý và cần thiết.

Sở Tài nguyên & Môi Trường tỉnh Nam Định cần hướng dẫn, chỉ đạo cấp huyện, xã lập thống kê các nguồn thải cũng như thải lượng các chất ô

82

nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề theo phương pháp tính bình quân lượng sản phẩm sản xuất trong ngày. Từ đó có mức phí BVMT cho mỗi cơ sở, loại hình sản xuất một cách công bằng, hợp lý nhất. Đây sẽ là nguồn tài chính không hề nhỏ phục vụ công tác môi trường của làng nghề.

3.1.3. Áp dụng công cụ pháp luật kết hợp sự tham gia cộng đồng

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đến từng hộ sản xuất và đến từng người dân trong làng nghề. Công việc này cần lâu dài để cho người dân thay đổi nhận thức thấy được vảo vệ môi trường là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình cũng như người thân trong gia đình.

- Tổ chức đào tạo các lớp vận hành trạm xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải.

- Tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp vận hành hệ thống xử lý nước thải và thu gom xử lý chất thải rắn nguy hại.

- Tuyên truyền nhân dân đóng góp một phần vào hệ thống xử lý khí thải đảm bảo tất cả các hộ sản xuất đều có hệ thống xử lý khí này.

3.1.4. Các biện pháp khác

- Tăng cường giám sát môi trường làng nghề và kiểm soát nguồn thải + Phải buộc các cơ sở sản xuất cam kết và thực hiện BVMT để đảm bảo việc phát triển sản xuất thân thiện với môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT trong cam kết của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

+ Tăng cường giám sát các cơ sở hiện có và mới thành lập, hộ sản xuất phải đáp ứng yêu cầu về nguồn thải, phải có cam kết bằng văn bản pháp quy mới được cấp phép cho hoạt động.

83

+ Bổ sung cơ cấu cán bộ cho các tổ chức, ban ngành, bộ phận chuyên trách có liên quan ở cấp xã và cấp thôn.

+ Đầu tư tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp và các lớp dậy nghề, đào tạo bài bản cho người dân, nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm trong sản xuất cũng như BVMT.

- Xây dựng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi suất tín dụng ưu đãi cho các cớ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề có áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn

3.1.5. Quản lý an toàn vệ sinh lao động

Tại làng nghề, lao động thủ công chiếm 70-80%; và có tới 80% các khâu trong dây chuyền sản xuất, người lao động phải làm việc nặng nhọc, vất vả, thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao tỏa ra từ lò đốt gần 700o

C và hóa chất độc hại. Tuy nhiên, rất ít chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động như: quần áo, khẩu trang, kính, mũ, găng tay… Một số ít cơ sở đã trang bị bảo hộ lao động nhưng người lao động không sử dụng, nên khi xảy ra tai nạn lao động, họ không được hưởng chế độ nào, phải tự lo các khoản chi phí.

Để giảm thiểu các nguy cơ tai nạn lao động và nguy cơ gia tăng của các bệnh nghề nghiệp cho người dân tại làng nghề luận văn xin đưa ra một số giải pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với các cơ quan quản lý: Cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động.

Đối với các chủ cơ sở sản xuất: cần hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy móc an toàn cho người lao động tránh tình trạng đào tạo nghề theo kiểu truyền miệng “cầm tay chỉ việc”, trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị bảo

84

hộ lao động như quần áo, gang tay, khẩu trang…. cần đẩy mạnh việc chăm lo sức khỏe cho người lao động

3.2. Giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm

Trong khuôn khổ luận văn xin đề xuất một số biện pháp người dân và chính quyền có thể phối hợp cùng thực hiện một cách tạm thời tại không gian làng nghề hiện nay, và trong tương lai nếu các hộ sản xuất được quy hoạch thành các cụm công nghiệpvẫn có thể áp dụng những biện pháp này.

3.2.1. Các biện pháp cải thiện môi trường không khí

Theo như phân tích ở trên, vấn đề ô nhiễm môi trường khí nổi cộm của làng nghề tái chế nhôm Bình Yên là khí thải từ hoạt động nung, đốt nhôm, đốt than có hàm lượng lớn bụi kim loại, bụi than, khí độc hại như NOx, COx, SO2... và nhiệt độ, tiếng ồn ở mức cao. Vì vậy để có thể hạn chế triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, những biện pháp phải được áp dụng ngay từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, hệ thống thu gom xử lý chất thải… .

3.2.1.1. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm nhiệt độ, tiếng ồn

- Để hạn chế ô nhiễm nhiệt, không gian nhà xưởng cần được cơi nới, mở rộng dễ dàng lưu thông khí. Lò nung, lò đốt cần đặt ở vị trí dễ dàng tập kết nguyên vật liệu, xa số đông người lao động, ít khâu sản xuất cần qua lại. Lắp đặt thêm hệ thống thông gió xung quanh phân xưởng hoặc tận dụng thông gió tự nhiên.

- Ô nhiễm tiếng ồn trong các xưởng sản xuất của làng nghề Bình Yên sẽ rất dễ kiểm soát nếu thực hiện quy hoạch các hộ sản xuất ra xa khỏi khu dân cư và giảm giờ làm việc với các máy móc phát tiếng ồn cường độ lớn. Không gian nhà xưởng nếu có khả năng cơi nới nên có những tấm cách âm ngăn khu vực đặt máy, bố trí xa nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt chung.

85

Với đặc trưng khí thải từ các lò đốt của làng nghề là nhiệt độ ở mức cao, chứa nhiều bụi và cường độ lớn, cần phải có hệ thống xử lý đủ công suất, làm việc liên tục và có tínhổn định cao.

Thành phần khí thảichủ yếu: Bụi, Hơi axit, CO, SO2, NOx

Quy trình dây chuyềnhệ thống xử lý khí thải và bụi:

Hình 3.1: Sơ đồ xử lý khí thải và bụi

* Mô tả công nghệ xử lý:

Dòng khí, bụi thải được hút qua hệ thống đường ống và trong đường ống, bụi sẽ được tách ra khỏi khí thải bằng thiết bị lọc bụi tay áo, bụi sẽ rơi xuống bểthu gom bụi.

Khí thải khi đi qua đường ống sẽ được sục trực tiếp vào dung dịch nước vôi. Tại bể dung dịch nước vôi, hơi axit sẽ được trung hòa và khí SO2 sẽ phản ứng với Ca(OH)2 tạo thành CaSO3, cặn lắng sẽ được tách và cho vào bể oxy hóa tạo thạch thành thạch cao CaSO4 . 2H2O.

Thiết bị lọc bụi tay áo

Bể hấp thụ Bể hấp phụ Xả bùn cặn (CaSO4) khí sạch thoát ra xả bụi Thiết bi thu bụi bể oxy hóa tạo thạch cao Hoàn lưu than hoạt tính Dung dịch nước vôi Than hoạt tính Dòng khí thải, bụi

86

Khí thải tiếp tục đi qua bể hấp phụ chứa than hoạt tính, tại đây NOx, CO sẽ được hấp phụ, khí sạch theo đường ống thoát ra ngoài.

3.2.2. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Việc đưa ra giải pháp thu gom nước thải về một trạm xử lý tập trung trong thời điểm hiện nay là rất khó khăn, bởi kinh phí đầu tư cho xây dựng rất lớn, hơn nữa vận hành các hệ thống này khá phức tạp và tốn kém. Việc lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phân tán cho từng cụm gây ô nhiễm với các công nghệ có chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản và thân thiện với môi trường là một giải pháp thích hợp, khả thi đối với điều kiện kinh của làng nghề.

Yêu cầu công nghệ: - Đối với nước thải sinh hoạt:

Xây dựng các hệ thống xử lý sơ bộ nước thải tại các hộ dân. Ở mỗi hộ gia đình đều có hệ thống bể phốt ngoài ra yêu cầu các hộ phải tự xây dựng bể lắng đọng theo quy mô của mình (khoảng 8m3) đảm bảo được thời gian lắng đọng trước khi thải ra. Các hệ thống này sẽ được ban quản lý dự án kiểm tra trước khi đấu nối với hệ thống xử lý nước thải sản xuất.

- Đối với nước thải sản xuất:

Nước thải làng nghề Bình Yên sau khi được thu gom bằng hệ thống thoát nước thải sẽ được vận chuyển toàn bộ về Trạm xử lý nước thải tập trung của làng nghề. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận chính là kênh mương cung cấp nước cho nông nghiệp ở địa phương hoặc hồ sinh học được dự định sẽ quy hoạch trong tương lai của làng nghề.

 Các căn cứ để lựa chọn công nghệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu, đánh giá nguồn gốc ô nhiễm, đặc tính của các dòng nước thải làng nghề Bình Yên.

87

- Dựa vào chất lượng nước đầu vào của làng nghề và yêu cầu chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT loại B.

- Nghiên cứu ưu nhược điểm của các biện pháp xử lý nước thải thông thường áp dụng ở Việt Nam.

Quy trình dây chuyền hệ thống xử lý nước thải được đề xuất như sau:

Hình 3.2: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải cho làng nghề

* Mô tả công nghệ xử lý: Song chắn rác thô Bể điều hòa Bể trung hòa pH Bể khử Crom Bể lắng Bể kết tủa Ép bùn Bùn khô, chôn lấp Bể khử trùng Song chắn rác tinh Kênh mương tiếp nhận Nước thải

88

- Song chắn rác thô/ Song chắn rác tinh: Các song chắn rác nhằm loại bỏ tối đa rác thải, chất rắn lơ lửng có kích thước lớn, tránh hiện tượng gây tắc nghẽn dòng, đường ống, bảo vệ hệ thống dây chuyền vận hành an toàn.

- Bể điều hòa: Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ các chấtô nhiễm trong dòng thải trước khi vào quá trình xử lý.

- Bể khử Crom: Mục đích nhằm khử Crom(VI) thành Crom(III). Dòng thải được khuấy trộn đều với các hoá chất nhờ hệ thống cánh khuấy khoảng thời gian từ 25 – 30 phút , giúp phản ứng khử Cr(VI) thành Cr(III) diễn ra nhanh chóng và đồng đều với hiệu suất khử đạt 99,9% [7].

Phương trình phản ứng khử Cr(VI):

Cr+6 + 3 Na2SO3 + 4 H2SO4 Cr+3 + 4 Na2SO4 + 8 H2O

Hình 3.3: Sơ đồ bể khử Crom

+ Để phản ứng khử Cr(VI) thành Cr(III) xảy ra tối ưu cần kiểm soát lượng axit đưa vào bểthích hợp bằng thiết bị đo pH được gắn liền với thiết bị định lượng vì dòng nước thải Crom mang tính axit.

+ Dung dịch Na2SO3 và axit H2SO4(98%) được định lượng đưa vào bể phản ứng nhằm tạo môi trường thích hợp (pH = 3).

89

- Bể kết tủa: Sau khi qua nước thải bể khử Crom tiếp tục được dẫn vào bể kết tủa. Tại đây, Cr(III) sẽ kết tủa dưới dạng Cr(OH)3. [7]

+ Dung dịch NaOH được pha loãng với nồng độ 20% được đưa vào bể phản ứng để tạo kết tủa. Thiết bị đo pH gắn liền với thiết bị định lượng sẽ đảm bảo pH của môi trường phản ứng luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phản ứng kết tủa diễn ra.

Hình 3.4: Sơ đồ bể kết tủa

- Bể lắng đứng: Bể lắng đứng mục đích lắng cặn sau bể kết tủa. Tại đây các chất lơ lửng dưới dạng cặn lắng xuống đáy bể và thu các chất nổi trên bề mặt như váng dầu mỡ, bọt sủi. Cặn lắng rơi xuống vùng chứa cặn và theo ống xả cặn dẫn đến thiết bị xử lý. Qua bể lắng đứng, hàm lượng COD, BOD giảm từ 10- 20%, TSS giảm từ 40- 70% [9].

90

- Bể trung hòa: nhằm cân bằng lại độ pH xuống mức 5,5 – 9 theo QCVN 40:2011 loại B. Để đơn giản và thuận tiện trong xử lý, chúng ta nên sử dụng axit H2SO4. Máy đo pH được gắn với thiết bị định lượng H2SO4 đảm bảo tuyệt đối xử lý độ pH về đúng quy chuẩn.

- Bể khử trùng: mục đích khử những vi sinh vật có hại cho môi trường còn trong nước thải sau đó mới xả ra nguồn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 89)