Các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 79)

2.2.1. Các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề Bình Yên nghề Bình Yên

Quy mô sản xuất tại làng nghề Bình Yên ngày càng mở rộng, lượng nhân khẩu cũng như nhân công lao động gia tăng. Tuy nhiên không gian làng nghề vẫn còn bó hẹp, xen kẽ giữa các hộ sản xuất tái chế nhôm và các hộ sinh hoạt khác. Do đó ô nhiễm môi trường làng nghề là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh tật, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động mà còn tới người dân sống trong và xung quanh làng nghề.

Quá trình sản xuất, tái chế nhôm đã gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, đất. Nước thải từ sản xuất với hàm lượng lớn các hóa chất có độc tính cao như Crom(VI), H2SO4, HCl… không được xử lý trước khi đổ ra kênh mương gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt xung quanh và môi trường đất có thể tác động đến sức khỏe. Không chỉ chịu ảnh hưởng từ nước thải mà hàng ngày hàng giờ, người dân làng nghề Bình Yên phải chịu đựng những tác động đến sức khỏe từ môi trường không khí bị ô nhiễm (khói bụi, CO, SO2, NOX, hơi acid, dầu mỡ...).

*/ Tác động đến sức khỏe của Crom

Việc sử dụng oxit crom (Cr2O3) trong quá trình sản xuất để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng sản phẩm đã dẫn đến hiện trạng ô nhiễm crom kim loại và các hợp chất của nó trong môi trường nước, đất và không khí. Mặc dù crom kim loại và các hợp chất crom(III) ít nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng các hợp chất crom hóa trị sáu(crom VI) lại là độc hại nếu hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hoăc tiếp xúc qua da.

71

Crom(VI) xâm nhập chủ yếu qua hệ thống hô hấp. Khi phơi nhiễm với crom(VI) ở nồng độ cao trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ có những biểu hiện thở gấp, ho, hắt hơi. Bên cạnh đó, crom (VI) còn gây ra những ảnh hưởng cấp tính khi được hấp thụ qua đường tiêu hóa như các ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dạ dày - ruột như nôn, đau bụng, xuất huyết và gây ra những vết bỏng khi tiếp xúc qua da.

+ Ảnh hưởng mạn tính (không gây ung thư)

Phơi nhiễm crom(VI) dẫn đến những ảnh hưởng tới hệ thống thống hô hấp như loét và thủng vách ngăn, viêm phế quản, giảm chức năng hô hấp, viêm phổi, hen suyễn, viêm mũi họng. Phơi nhiễm crom(VI) với lượng lớn qua đường tiêu hóa có thể gây tác động đến gan, thận, dạ dày - ruột, hệ thống miễn dịch và máu. Nghiên cứu thử nghiệm trên động vật (chuột) cho thấy, sau khi phơi nhiễm crom (VI), phổi và thận là hai cơ quan có các tế bào tích trữ hàm lượng crom nhiều nhất. Khi crom(VI) phơi nhiễm qua da có thể gây ra viêm da tiếp xúc, dị ứng hoặc dẫn đến viêm loét da.

Bên cạnh những ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, Crom (VI) cũng có những ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển ở người, gây ra sự rối loạn trong quá trình mang thai và sinh con, tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật chưa đưa ra được những ảnh hưởng đối với sinh sản và phát triển khi phơi nhiễm qua đường hô hấp.Nhưng các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật cũng đã đưa ra những ảnh hưởng đến phát triển ở chuột như bất thường ở tế bào, giảm mức sinh, số lượng tinh trùng và sự thoái hóa của của lớp tế bào ngoài của ống sinh tinh khi phơi nhiễm qua đường tiêu hóa.

+ Nguy cơ ung thư [22]

Nghiên cứu dịch tễ học ở công nhân đã đưa ra bằng chứng về nguy cơ ung thư phổi do phơi nhiễm crom(VI).

72

Cơ quan môi trường Mỹ đã sử dụng mô hình tính toán dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu nghề nghiệp của công nhân tiếp xúc với crom để ước tính khả năng phát triển ung thư ở một người khi phơi nhiễm crom(VI) qua đường hô hấp.Nếu một người phơi nhiễm liên tục qua đường hô hấp trong toàn bộ thời gian làm việc ở nồng độ trung bình là 0,00008µg/m3

(8 x 10-8 mg/m3) thì nguy cơ ung thư nhỏ hơn 1/1.000.000. Tương tự, phơi nhiễm qua đường hô hấp trong toàn bộ thời gian làm việc ở nồng độ 0,0008µg/m3

(8 x 10-7mg/m3) có thể dẫn đến nguy cơ ung thư lớn hơn 1/1.000.000, và phơi nhiễm ở nồng độ 0,008 µg/m3

(8 x 10-6 mg/m3), nguy cơ ung thư sẽ nhỏ hơn 1/10.000.

*/ Tác động đến sức khỏe của bụi than

Hàng tháng, các hộ sản xuất sử dụng hơn 100 tấn than để phục vụ cho quá trình nung nấu cô nhôm. Quá trình vận chuyển, sản xuất đã phát tán một lượng lớn bụi nói chung và bụi than ra không khí xung quanh. Trong bụi than có chứa các thành phần kim loại nặng độc hại như arsen, thủy ngân, chì, niken, cadium... Bụi than trong không khí có kích thước nhỏ hơn 500µm, một phần bụi than có kích thước nhỏ hơn 10µm (bụi PM10). Với kích thước nhỏ, bụi than có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên các nhánh phế quản nhỏ của phổi.[18]

Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu phơi nhiễm với bụi than qua đường hô hấp sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng như: tăng nguy cơ các bệnh thời kỳ chu sinh, bị hen suyễn, khó thở, ho ở trẻ em; tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn phổi mãn tính, huyết áp cao, các bệnh về phổi và thận ở người lớn.[17]

Hơn nữa, bụi than được xếp vào là một trong cácchất gây ung thư. Qua thử nghiệm trên động vật, bụi than gây ung thư bạch cầu cho chuột. Trong các nghiên cứu dịch tễ học, bụi than gây ra viêm phế cầu khuẩn – “bệnh phổi đen” (những thương tổn vĩnh viễn ở các tế bào phổi) trong các công nhân hầm

73

mỏ. Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi than là một trong 28 bệnh nghề nghiệp đã được công nhận.

*/ Tác động đến sức khỏe của bụi nhôm

Quá trình gia công, tạo thành sản phẩm gây ra một lượng xỉ, bụi nhôm phát thải ra môi trường tự nhiên. Người lao động, người dân sinh sống tại khu vực làng nghề có nguy cơ phơi nhiễm với bụi nhôm chủ yếu qua đường hô hấp, bên cạnh đó có thể qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc qua da. Phần lớn lượng nhôm ở trong thức ăn, nước uống, thuốc đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng qua phân và một lượng nhỏ đi vào máu, được đưa ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu.

Những ảnh hưởng tới sức khỏe do bụi nhôm gây ra phụ thuộc các nồng độ, con đường và thời gian phơi nhiễm. Trong môi trường lao động, khi phơi nhiễm với bụi nhôm, công nhân lao động có khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp nói chung và phổi nói riêng như ho, những bất thường ở lồng ngực được phát hiện qua chụp X-Quang và một số công nhân bị giảm hiệu suất lao động. Phơi nhiễm bụi nhôm qua đường tiêu hóa hầu như không gây tác động xấu. Một số nghiên cứu chứng minh phơi nhiễm hàm lượng lớn bụi nhôm có thể gây ra bệnh Alzheimer nhưng một số nghiên cứu không đưa ra mối liên quan giữa hai yếu tố này. Một số người gặp các vấn đề về thận do nồng độ lớn nhôm được tích trữ tại cơ quan này. Đối với trẻ em bị các vấn đề liên quan đến thận nếu phơi nhiễm với bụi nhôm có khả năng mắc các bệnh liên quan đến xương, não.

Cơ quan môi trường Mỹ khuyến cáo nồng độ nhôm trong nước uống cao nhất là chỉ từ 0,05-0,2mg/L (nồng độ này không dựa trên ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của người và động vật mà dựa trên màu, mùi và vị của nhôm trong nước).[19]

74

*/ Tác động đến sức khỏe của khí thải qua quá trình nung (SO2, NOx, CO...)

Hoạt động đốt than, nung cô nhôm sản sinh lượng lớn khí SO2, NOx là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng của phổi, phế quản và đường hô hấp. Khi con người vô tình hấp thụ khí SO2 sẽ nhanh chóng hòa tan vào cơ thể và tấn công các hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt nguy hiểm với người có tiền sử bệnh tai mũi họng. SO2 sẽ gây nguy hiểm khi hít phải trên 130 mg/m3 và gây tử vong nhanh khi hít phải 1000 mg/m3

.

Nguy hiểm hơn, khí CO trong không khí ô nhiễm cũng tác động rất nhanh và mạnh tới cơ thể người hít phải, đặc biệt ở cơ quan tiêu thụ lượng oxy cao như tim mạch, não bộ. Oxit carbon (CO) kế hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacbonxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển oxy, phá hủy các hồng cầu, dẫn đến thiếu oxy trong máu và trong các tổ chức. Các triệu chứng của ngộ độc CO là chóng mặt, buồn nôn, trụy và hôn mê. Nếu tiếp xúc lâu dài hoặc với liều lượng lớn ngay lập tức sẽ dẫn đến tử vong.

*/ Tác động của tiếng ồn đến sức khỏe

Tiếng ồn là nguyên nhân chính gây suy giảm thính giác của người dân và người lao động, làm mất khả năng tập trung, gia tăng các bệnh tim mạch, huyết áp ở người già. Tiếng ồn kéo dài với cường độ cao ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khả năng nghỉ ngơi tái tạo sức lao động của con người kéo theo đó là hệ lụy của những bệnh nghề nghiệp do suy giảm sức khỏe miễn dịch, căng thẳng thần kinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)