Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
125,88 KB
Nội dung
1 Chương IX PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HOÁ HỌC §1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP - YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ CÓ THỂ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Thế kỉ XXI là thế kỉ đi vào văn minh trí tuệ với các xu thế đã rõ ràng, như sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã hội học tập … Con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải học và học suốt đời, theo hướng 4 trụ cột của giáo dục (là học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm người). Việc học ở nước ta đang có những bước chuyển mạnh mẽ, vừa phản ánh sự phù hợp với triết lí giáo dục thế thỉ XXI (là học suốt đời, 4 trụ cột của giáo dục và xây dựng một xã hội học tập), vừa phù hợp với những mục tiêu phát triển của đất nước, mà một trong những yếu tố mới được đề ra ở Đại hội IX của Đảng (4/2001) và chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, là phải thực hiện: "Mọi người đi học, học thường xuyên suốt đời; cả nước trở thành một xã hội học tập". Vì thế năng lực học của con người cần phải được nâng lên mạnh mẽ, nhờ vào trước hết "biết học cách học". Không phải tự nhiên mà trong những năm gần đay có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc học, nhiều cách tiếp cận khoa học về việc học. Chưa có cách tiếp cận nào là hoàn hảo duy nhất, nhưng các học thuyết lí giải về học đa dạng để có thể giúp ta hiểu biết quá trình học và từ đó thiết kế quá trình dạy thích hợp với quá trình học. Mục tiêu: 1. Nội dung: SV hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp học tập Hoá học, những quan niệm chủ yếu về viêc học, nhứng yếu tố quan trọng của phương pháp học tập và những biện pháp rèn luyện phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. 2. Phương pháp: SV bước đầu nắm được lí luận và thực tiễn về những biện pháp rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, do đó có thể đề xuất biện pháp rèn luyện phương pháp học tập cho bản thân về phương pháp học tập, trong đó có phương pháp tự học . 2 Nhà giáo làm nghề dạy học chỉ là để giúp cho người học hành nên người. Vì vậy nghề sư phạm được xác định trước hết không phải là hoạt động dạy mà phải bằng các hoạt động học của người học. Bản lĩnh của người giáo viên biểu hiện ở năng lực vừa tập trung đi sâu vào nội dung học vừa tập trung đi sâu vào việc học. Từ chuyên gia về dạy học, người giáo viên phải trở trành chuyên gia về việc học của người học. §2. QUAN NIỆM VỀ VIỆC HỌC I. HỌC LÀ GÌ? Có thể xác định việc học như là một quá trình thu nhận, ghi nhớ, tích luỹ, sử dụng, liên kết, lí giải và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề. Đó là cách tiếp cận việc học theo mô hình quá trình thông tin. Cũng có thể nói: Học là quá trình nội tại, trong đó chủ thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình, bằng cách thu nhận, xử lí thông tin, lấy từ môi trường sống xung quanh mình. Dạy học trong nhà trường là nói về thay đổi cách thức mà người học đã hiểu. Nếu đã hiểu đúng thì phải hiểu sâu hơn, hiểu rộng hơn. Không hiểu thì phải coi là chưa học. Quá trình hiểu phát triển từ thấp đến cao, từ nông đến sâu và từ hẹp đến rộng. Nhưng học là quá trình mà chủ thể khó lòng ý thức được, còn là một quá trình khó khách quan hoá vì ít nhất ba lí do. Trước hết thật khó ghi nhận mốc thời gian: thời gian bắt đầu việc học không rõ ràng, thời gian kết thúc cũng vậy; không bai giờ hoàn toàn học xong rồi, ta có thể tiếp tục học về những gì ta tưởng là đã chiếm lĩnh được. Lí do thứ hai là sự phân biệt giữa quá trình học và sản phẩm của quá trình đó. Mọi việc học đều là kết quả của một quá trình rất khó tiếp cận, một quá trình hộp đen - khó xác định những gì đang xảy ra trong hộp đó. Cho nên, người ta thường có xu hướng tìm hiểu quá trình học dưới ánh sáng của các sản phẩm học. Lí do thứ ba: sự đa dạng về cách học thức cũng làm cho ta khó xác định đặc tính của phương pháp học hợp lí nhất. Có thể học bằng cách bắt chước, bằng suy luận hay loại suy, bằng cách giải quyết vấn đề hoặc bằng thực nghiệm, thực hành, hoặc tìm hiểu một mô hình… Như vậy có thể học bằng rất nhiều cách khác nhau và thông thường là kết hợp với nhau. II. CÁC MO HÌNH LÍ GIẢI VIỆC HỌC. 1. Theo các nhà Tâm lí học nhận thức. Ý tưởng cơ bản về mô hình lí giải việc học là xử lí thông tin, sự vận hành của não trong việc học cũng tương tự như vận hành của máy tính. Học là thay đổi hệ thống biểu tượng. Đã biết có hai hình thức cơ bản để chiếm lĩnh kiến thức: học bằng hành động khám phá và học qua bài giảng của thầy. Giáo dục đã liên kết hai hình 3 thức đó bằng cách xác định một chuỗi hoạt động bao gồm cả bài thuyết trình và bài tập ứng dụng kiến thức đã được thuyết trình. Cách tiếp cận này chuyển hoạt động trí tuệ thành một chuỗi thao tác toán học và logic đơn giản, một lối vận hành, phân tích và phát triển mọi hoạt động theo trật tự logic. 2. Theo các nhà Tâm lí học xã hội. Khái niệm mâu thuẫn xã hội - nhận thức trở thành khái niệm trung tâm. Mâu thuẫn thường xảy ra trong những cuộc tranh luận của chủ thể và tương tác xã hội tác động đến cách suy nghĩ và học tập của người học. 3. Theo các nhà Phương pháp luận. Trường phái này nhấn mạnh đến chức năng làm trung gian của giáo viên và cấu trúc chung cuả tư duy, các thao tác trí tuệ làm nền tảng cho việc học. Người trung gian (giáo viên) là người biết nhận ra và kích thích năng lực học của học sinh, với lòng tin tưởng ở học sinh. Giáo viên cũng là người biết sắp xếp việc học bằng cách tổ chức các tình huống tương ứng với phạm vi phát triển tối đa của học sinh. Người trung gian không làm thay cho người học và có ba chứcnăng: - Kích thích hứng thú và sự gắn bó chủ thể với yêu cầu nhiệm vụ được giao; - Giảm bớt một số vật cản bằng cách giảm bớt số hành động không cần thíêt để đạt được mục tiêu; - Duy trì định hướng cho chủ thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu chính và các mục tiêu trung gian cần thiết. 4. Các nhà Tâm lí - Xã hội học. Học như là một trò chơi xã hội với sự tham gia của các tác nhân của quá trình học là giáo viên, trẻ em, người quản lí, cha mẹ. Để phát triển việc học, cần phải quan tâm đến các mối quan hệ quyền lực trong lớp học. 5. Các nhà Lí luận dạy học. Việc học lệ thuộc chủ yếu vào bản chất của tri thức môn học; logic của việc học một phần lớn là do logic nội dung các môn học quy định, cho nên phải dành ưu tiên cho quan hệ trò - trí thức và chú ý đến các biểu hiện của quan hệ đó. III. BA NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC HOC. Các mô hình lí giải việc học trên đây chưa thể dãn đến một cách tiếp cận tổng hợp về việc học ở nhà trường. Tuy vậy từ đó có thể đúc ra ba nguyên tắc cơ bản của việc học: - Học là tìm ra ý nghĩa một tình huống học - dạy. 4 - Học là làm chủ một kĩ xảo nhận thức. - Học là tạo ra các cầu nối nhận thức giữa các yếu tố tri thức riêng biệt. Sau đây sẽ xem xét kĩ hơn về ba nguyên tắc trên. 1. Học là tìm ra ý nghĩa trong một tình huống học - dạy. Học là hành động kiến tạo của chủ thể, giúp cho chủ thể chiếm lĩnh các mẫu thực hiện. Học không phải là một quá trình thụ động mà là một quá trình tích cực và phản ứng. Để học cần phải tự vạch ra đề án học. Mọi việc học đều có mục tiêu và lộ trình, có ý đồ và hành động, có sản phẩm và quá trình. Học là tìm ra và kiến tạo một tổng thể hệ quy chiếu và giá trị có thể giúp chủ thể lập lại trật tự trong thế giới của mình và dần dần trao đổi thế giới của mình với thế giới của người khác. Chủ thể tìm ra các ý nghĩa trong hành động có ý thức của mình. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề ý nghĩa trong khuôn khổ Tâm lí học và Giáo dục học. Hành động, cuộc sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi mang một mục đích nào đó. Mục đích đó có thể được xem xét trên ba bình diện: hiện thực khách quan, tưởng tượng và tượng trưng. - Dần dần người phát hiện ra rằng học là hi vọng hiểu biết về hiện thực khách quan (thế giới bên ngoài bao gồm các sinh vật, vật thể và các quy luật có liên quan). Tri thức về hiện thực chỉ là tạm thời chứ không phải là vĩnh viễn, không phải là cuối cùng. Một học thuyết nói ngày mai sẽ xem xét cách lí giải ngày nay. - Tưởng tượng ứng với cách thức cá nhân phản ứng về lí giải và nhận thức thế giới bên ngoài. Học là nghiên cứu phát hiện hiện thực và trí tưởng tượng được nuôi dưỡng. - Tượng trương tương ứng với các cụng cụ nhận thức có thể diễn tả, phát hiện hoặc lí giải hiện thực. Học là biến đổi một dữ kiện thành hình tượng. Như vậy, học là xây dựng mối quan hệ giữa người học với thế giới bên ngoài bằng cách dựa vào cái hiện thực, tưởng tượng hay tượng trưng. Ta có thể hêỉu rằng học ở nhà trường khơi dậy những tình huống thời thơ ấu đã từng giúp cho trẻ em tự phát triển, tự xác định vị trí của mình trong môi trường gia đình. Để học tốt, phải có l òng ham muốn học. Hơn thế, còn phải làm cho lòng ham muốn vận động và chuyển sang hành động. Động cơ thúc đẩy lòng ham muốn vận động. Động cơ kéo dài ham muốn đến hành động. Dựa vào động cơ thì mục đích và hoài bão (dự án) mới triển khai hành động có hiệu quả. Cần phân biệt hai loại động cơ: động cơ bên trong thường gắn với hứng thú riêng của bản thân (ví dụ muốn học lớp chuyên Hoá vì bản thân học tốt môn 5 Hoá học và muốn đi sâu nghiên cứu hoá học); động cơ bên ngoài thường gắn với mục tiêu, hoài bão cơ bản và dài hạn của bản thân (ví dụ muốn học lớp chuyên để sau này dễ có điều kiện đi học ở nước ngoài). Chủ thể chỉ học mỗi khi tìm ra được ý nghĩa của tình huống học. Ý nghĩa này hình như nằm trong mối tương quan giữa ham muốn và động cơ- động cơ bên trong hay động cơ bên ngoài. Hứng thú học đích thực có thể là sự chuyển biến vị trí động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong. Như vậy trong việc học cần phải tác động đến ham muốn và động cơ của người học. Giáo viên có thể giúp cho học sinh có ý thức về khả năng ứng dụng tri thức học được ở nhà trường vào cuộc sống, đồng thời giúp cho học sinh có ý thức về cách chiếm lĩnh tri thức, cách học. Vì thế, dạy học chính là giúp cho học sinh có ý thức về ý thức của mình. Đó chính là vấn đề ý nghĩa trong khuôn khổ Giáo dục học. Tóm lại việc học chỉ có thể tiến hành với điều kiện người học có lòng ham muốn và có động cơ học. Để chiếm lĩnh tri thức, phải ham học. 2. Học là làm chủ một kĩ xảo nhận thức Ý nghĩa của việc học là một thành tố tâm lí bao gồm cả ham muốn và động cơ học tập của người học. Giáo viên là người kích thích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của học sinh nên cần giúp đỡ học sinh tìm ra ý nghĩa của việc học. Muốn thế, cần thực hiện ba điều kiện: - Người học cần biết dự báo về kết quả hoàn thành nhiệm vụ, để tự mình xác định mục đích việc học, làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá có tác dụng đào tạo. - Cần diễn đạt các biểu tượng đang vận hành và đề xuất mâu thuẫn nhận thức hay mâu thuẫn xã hội- nhận thức với các bạn để khởi động ý thức về các vật cản tiềm ẩn trong các biểu tượng đó. - Có khả năng chuyển vị kĩ xảo vào một tình huống mới. a. Học là phải dự báo kết quả và kế hoạch việc học Dự báo kết quả học sẽ giúp cho học sinh kế hoạch hoá việc học và xem xét cách thức thực hiện kế hoạch. Kế hoạch có thể được tiến hành theo trình tự: diễn đạt đúng mục đích và tính chất của khách thể (tri thức và kĩ năng); dự báo về con đường cần đi để vươn tới đích; kế hoạch hoá; thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá. b. Học là làm nảy sinh mâu thuẫn bên trong cá nhân Mâu thuẫn bên trong cá nhân thường được khơi dậy bởi mâu thuẫn giữa các cá nhân, xuât phát từ những biểu tượng đối lập nhau trong các cuộc tranh luận. 6 Trong học tập, học sinh thường cảm thấy mình đang ở trong một tình huống cao hơn trình độ phát triển của mình, tuy không cao hơn nhiều, nghĩa là lúc đó học sinh đang ở “vùng phát triển gần” (hay vùng tương cận của phát triển). Cho nên học sinh thấy sự cần thiết phải sử dụng công cụ mới khác với công cụ hiện có để có thể bắt đầu một việc mới. Lúc đó giáo viên phải tính đến việc sử dụng hai cách sắp xếp liên kết chặt chẽ với nhau là sắp xếp chỗ dựa và tháo bỏ chỗ dựa. Sắp xếp chỗ dựa tương ứng với tình huống sư phạm do giáo viên xây dựng nên với các cụng cụ sư phạm như là vai trò trung gian của chính mình, mức độ khó khăn của nhiệm vụ đã được giáo viên tính toán kĩ… để tạo điều kiện thuận lợi làm chỗ dựa cho việc học. Pha thứ hai của việc học là “tháo bỏ chỗ dựa”, tức là tháo bỏ các ”các trụ tạm thời” và làm cho tri thức thành của riêng của cá nhân học sinh, để cho học sinh có thể sử dụng tuỳ ý mình vào các tình huống khác. Học sinh tự tìm ra các trường hợp khác trong đó tri thức của mình thật sự có ý nghĩa. Khó khăn của giáo viên là phải xác đinh vùng phát triển gần tương ứng với nội dung học cụ thể, có giới hạn. Cách tốt nhất là dựa vào các biểu tượng khác nhau của học sinh về chủ đề được đề cập đến. “Vung phát triển gần” bây giờ trở thành khoảng không gian sư phạm mà giáo viên xây dựng nên để làm cho các biểu tượng khác biệt nhau đó cọ xát với nhau thành mâu thuẫn giữa các cá nhân; dựa vào các vật cản để đề xuất các yếu tố của việc học có thể giúp vượt qua vật cản và hình thành mâu thuẫn bên trong cá nhân. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong đó sẽ là kết quả học tập trong khuôn khổ tình huống đã cho. Tri thức mới làm cho học sinh đoạn tuyệt với một số quan niệm trước đây, đồng thời cũng làm cho học sinh tiếp nối một cách liên tục một số ý nghĩ dần dần phức tạp hoá. Việc nghiên cứu các biểu tượng của học sinh đã dẫn đến vật chất hoá lập luận về kết quả học tập bằng thuật ngữ “vật cản” cần vượt qua và “mục tiêu- vật cản”. Vật cản bao hàm những gì phải biến đổi, những gì phải vận dụng vào biểu tượng để giúp biểu tượng hoá. Mục tiêu- Vật cản là đặc tính của một trong những vật cản hiện có trong lớp và trở thành mục tiêu phải đạt được. Như vậy, vùng phát triển gần (vùng tương cận của phát triển) tương ứng với thời điểm vượt qua vật cản hiện có trong biểu tượng mà chủ thể chuyển tải từ một lĩnh vực tri thức. c. Học là chuyển vị những gì đã chiếm lĩnh được trong tình huống ban đầu vào một tình huống mới 7 Học không những là làm chủ một kĩ xảo mà còn có khả năng sử dụng lại kĩ xảo đó trong một tình huống khác. Học có kết quả tức là có khả năng ứng dụng, tái đầu tư hoặc chuyển vị. Có khả năng ứng dụng mỗi khi chủ thể sử dụng kĩ xảo đã chiếm lĩnh được trong một tình huống có cùng cấu trúc với tình huống ban đầu. Có khả năng tái đầu tư mỗi khi chủ thể có khả năng sử dụng kĩ xảo để chiếm lĩnh được trong một tình huống có cấu trúc gần gũi với cấu trúc của tình huống học ban đầu. Có khả năng chuyển vị mỗi khi chủ thể có khả năng sử dụng kĩ xảo đã chiếm lĩnh được vào một tình huống hoàn toàn mới so với tình huống học ban đầu. Chuyển vị là sử dụng kết quả học vào một tình huống mới, khi làm việc đó đòi hỏi phải nhận biết cấu trúc chung của hai tình huống. Ở trình độ tình huống mới, chuyển vị là một hoạt động cấu tạo lại, tức là phải đối chiếu các mối quan hệ giữa tình huống mới và các tình huống đã gặp trước đây, cấu tạo lại cho phù hợp với tình huống mới và sử dụng kĩ xảo nào cho có hiệu quả. Như vậy, sau khi học, người học sinh phải làm chủ được một kĩ xảo mới mà lúc đầu chưa có. Học tức là hiểu biết để có thể hành động trong các tình huống khác. 3. Học là tạo ra các cầu nối nhận thức giữa các yếu tố tri thức riêng biệt Để tạo ra các cầu nối nhận thức, cần phải giúp học sinh dần dần nắm được bản chất cấu thành môn học để phân biệt phần chủ yếu với phần thứ yếu, tức là giúp học sinh nắm được chìa khoá của môn học. Muốn làm được điều này, cần phải tiến hành đối chiếu lại các kiến thức chiếm lĩnh được trong tiến trình năm học nhằm giúp cho học sinh dần dần nắm được các yếu tố chủ yếu của môn học (hay ma trận của môn học). Còn phần phải vạch rõ mối liên hệ giữa các môn học khác nhau dù các môn học đó vận dụng những quan điểm giống nhau, dù sự liên kết các môn học đó có thể dẫn đến những khái niệm mới. Đối chiếu các môn học là việc làm có lợi về hai mặt: Một là tạo nên những thực thể tri thức chỉ bộc lộ rõ tất cả ý nghĩa khi được đối chiếu với các môn học khác; Hai là để vật chất hoá sự khác biệt khi tiếp cận với một số dữ kiện của các môn học khác nhau. Như vậy đối với người học, học là tìm ra ý nghĩa trong các tình huống giáo dục, làm chủ các kĩ xảo nhận thức và tình cảm, tạo ra các cầu nối nhận thức giữa các kĩ xảo đó. Việc học có kết quả là đạt được các cầu nối giữa các yếu tố khác nhau đã được chiếm lĩnh từ trước. Quan điểm học đó đòi hỏi người học phải phát triển ba năng lực quan trọng là năng lực dự báo, năng lực 8 kế hoạch hoá và năng lực điều chỉnh. Người học phát triển các năng lực đó thông qua các tình huống học nhằm chiếm lĩnh các loại tri thức. IV. SƠ ĐỒ TÓM TẮT CÁCH HỌC CÓ HIỆU QỦA, CÔNG NGHỆ HỎI Cách học có hiệu quả có thể được tóm tắt ở bốn chữ: Học- Hỏi- Hiểu- Hành Trong quá trình học, đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tiếp thu sự giảng dạy của thầy, để đảm bảo được mục đích tối thiểu phải đạt là hiểu thì khâu hỏi là cực kì quan trọng. Có thể xem xét sơ đồ sau đây (1) : 1. Tự hỏi, tự trả lời, tự đánh giá Đó là quá trình phát hiệu ra những điều không hiểu, hiểu “lơ mơ”, hiểu sai, không thông suốt và cần phải tìm cách giải quyết những thắc mắc. Quá trình này là quá trình người học rèn luyện phương pháp tư duy cho bản thân, nâng cao năng lực tìm tòi giải đáp các câu hỏi đặt ra, qua đó mà nắm vững hơn những nội dung cần phải biết, phải áp dụng. Lúc này, nếu tự mình thấy không được thỏa mãn ở chỗ nào đó thì có thể hỏi người khác và tiếp thu lời giải đáp, nhờ đó có thể hiểu hơn. 2. Hỏi chủ động, hỏi thụ động Khi hỏi người khác, có nhiều cách, gồm 2 loại chính: hỏi chủ động (hoặc hỏi tích cực) và hỏi thụ động. Hỏi chủ động là chỉ hỏi sau khi đã tự hỏi, tự đáp và đã thấy rõ chỗ nào là chỗ nào là chỗ mình không tự thỏa mãn được; như vậy câu hỏi sẽ cụ thể hơn, sáng sủa hơn. Khi hỏi chủ động, lúc nhận được câu trả lời, người hỏi sẽ có cảm giác ngay là “thông” hay “chưa thông”, từ đó có thêm cơ sở để tiếp thu tìm hiểu vấn đề kĩ hơn. Kết quả cần đạt phải là “hiểu hơn trước”, rồi từng bước tiến lên “hiểu đầy đủ hơn, hiểu sâu hơn”. Thiếu khâu tự hỏi, tự đáp mà đã đi hỏi người khác ngày, thì câu hỏi thường được chuẩn bị không kĩ càng, HỎI Tự hỏi- Tự đáp- Tự đánh giá Chủ động (*) Thụ động Hiểu Hiểu Hiểu Hành Hành Hành 9 không đủ sâu, cho nên hiệu quả tiếp nhận lời đáp sẽ thấp, nghĩa là không hiểu thêm được mấy. Khái niệm hỏi “người khác” có hàm ý rộng, là đặt câu hỏi với các đối tượng “ngoài bản thân” như các tài liệu, tư liệu (sách, báo, phim ảnh, băng ghi âm, băng hình, di tích, các công nghệ thông tin và truyền thông). Tiềm năng của “người khác” là một nguồn lực bên ngoài. 3. Quá trình tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp Tương tác trực tiếp là quá trình “hỏi- đáp”, “hỏi tiếp- đáp tiếp” giữa người hỏi và người được hỏi. Điều này thường xảy ra giữa người với người, hoặc giữa người với loại máy tính cùng phần mềm có tính năng tương tác. Tương tác gián tiếp xảy ra khi người được hỏi không phải là những trường hợp vừa nêu, mà là sách, tư liệu…. Sự tương tác này được sinh ra bắt đầu từ việc hỏi, hiệu quả tương tác trước hết phụ thuộc vào mức độ “chuẩn bị hỏi”. Như vậy người học sinh phải học cách hỏi, cách tự hỏi và cách hỏi “người khác”. 3. Học phải đi đôi với hỏi thì mới hiểu, hiểu sâu, đồng thời lại thấy những điều còn chưa biết, chưa hiểu, cần phải tiép tục học. Vì vậy ông cha ta thường nói “học hỏi”. Khi học, không nên chỉ tiếp thu một chiều mà phải lật lại đi lật lại vấn đề và tìm cách trả lời thì mới hiểu được sâu được rộng; “hỏi” chính là một thao tác “kích thích” tư duy trong quá trình học, mà nhiệm vụ là đặt ra một vấn đề phải giải quyết, nhằm làm cho người học hiểu rõ hơn. Vì ba khâu này liên quan chặt chẽ với nhau nên người ta nói: học- hỏi- hiểu. Khi nói học sinh hiểu một nôi dung tức là học sinh hiểu được điều các nhà khoa học nói về nội dung đó. Vì vậy hiểu là điểm tựa để từ đó học sinh phát triển, đặt biệt phát triển bằng ứng dụng, bằng hành động. 5. “Cách hỏi” để hiểu và để hành - Thông thường người ta hỏi: “vì sao?”, “là gì?”, “thế nào”. Ở đây cần lưu ý đến mục đích của “hỏi” là để “hiểu” và “hành”. Do đó cần tập trung vào câu hỏi về “ý nghĩa gì” (tức là lập luận của tác giả là gì? hoặc những quan niệm nào có thể ứng dụng được để giải quyết vấn đề) và câu hỏi “làm thế nào?”. - Cần liên hệ kiến thức đã biết từ trước với kiến thức mới, liên hệ với những kiến thức đã được nêu ở những giáo trình khác nhau. - Tổ chức và cơ cấu của nội dung tạo thành một tổng thể gắn bó. Trong cách tiếp cận này, nổi lên là tác động từ bên trong người học, như một sự đòi hỏi “mở cửa sổ”, thông qua nó mà những khía cạnh của thực tiễn được hiểu rõ hơn (1) . 10 §3. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HÓA HỌC Mới chỉ có rất ít công tr ình nghiên cứu về phương pháp học tập Hóa học ở trường PT. Dưới đây chỉ trình bày một vài phác thảo bước đầu góp phần thảo luận về vấn đề quan trọng n ày. Để xác định được những yếu tố quan trọng của phương pháp học tập Hóa học, cần vận dụng những lí luận về việc học tập tích cực chủ động, sáng tạo, chú ý những dạng hoạt động chủ yếu của việc học tập các môn học (bao gồm thu nhập thông tin, xử lí thông tin, ghi nhớ và vận dụng), đồng thời chú ý đặc điểm của môn học Hóa học. Vì vậy có thể xét đến các mặt chủ yếu sau: I. HỌC THU NHẬP THÔNG TIN 1. Học cách nghe giảng, ghi bài trên lớp - Tận dụng sách giáo khoa, sách bài tập, đồng thời phải có vở ghi và vở làm bài (hoặc có vở học tập). Kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác. Cố gắng để hiểu rõ vấn đề mấu chốt, trọng tâm chi phối các vấn đề khác. - Nhanh chóng xác định được thủ thuật nghe và ghi bài, phù hợp với mỗi môn học, thậm chí đối với mỗi thầy cô giáo. 2. Học cách học bài - Học cách tự học: Chú ý cách học theo hướng thao tác tư duy từ thấp lên cao theo sáu nấc thang nhận thức hoặc tư duy theo Bloom: nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Chú ý học ứng dụng, học phân tích, học bình luận đánh giá từng kiến thức, học tư duy trừu tượng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo trong quan hệ hệ thống của các kiến thức. - Học cách trình bày diễn giải bằng lời những điều học được trước nhóm nhỏ học tập hoặc trước tập thể lớp. - Học cách tham khảo trí tuệ của bạn học và đồng nghiệp hoặc cách thuyết phục các bạn học. 3. Học cách đọc sách - Trước hết phải rèn luyện lòng ham thích đọc sách. - Cần học cách chọn sách đọc: phù hợp với mục tiêu môn học, phù hợp với trình độ người đọc, biết chọn sách để đào sâu và mở rộng một vấn đề. - Học cách đọc sách và ghi chép để lưu giữ thông tin, để bổ sung bài giảng và để tự học nâng cao tri thức và năng lực. [...]... từ nhỏ đến lớn Cần học cách chọn vấn đề nghiên cứu phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân Đồng thời học cách nghiên cứu vấn đề và học cách giải quyết một vấn đề học thuật hay thực tiễn V HỌC CÁCH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP (1) Có thể đặt tiểu mục Học cách lập kế hoạch học tập vào mỗi một nội dung đã xét ở trên đây: học thu thập thông tin, học xử lí thông tin, học ghi nhớ 11 và học vận dụng kiến thức... (trong đó có học nhóm) một nội dung kiến thức là một cách rất tốt giúp hiểu và nhớ lâu IV HỌC VẬN DỤNG KIẾN THỨC 1 Cần luôn luôn tìm cách vận dụng lí thuyết đã học vào bài tập (giải thích hiện tượng thực tiễn, làm toán…), vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất 2 Tận dụng cơ hội áp dụng những điều đã học vào cuộc sống để rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo 3 Ở đây cần chú ý học nghiên cứu... học cách tóm tắt tài liệu đọc được, làm tổng kết hệ thống hóa kiến thức của một chương, một số chương hoặc cả học kì, cả năm học Chú ý so sánh, khái quát hóa Tập phân tích, tổng hợp, bình luận, nêu chính kiến của bản thân III HỌC GHI NHỚ 1 Chỉ có thể ghi nhớ được trên cơ sở đã hiểu rõ 2 Cũng phải nhớ nhưng nhớ một cách chọn lọc thông minh Đa số học sinh thường chỉ có thể nhớ những điểm chủ yếu, quan...4 Học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm Học cách quan sát và làm thí nghiệm, quan sát các phương tiện trực quan và hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn II HỌC XỬ LÍ THÔNG TIN Để có thể tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn, cần: 1 Câu hỏi hiểu rõ và hiểu sâu 2 Cần rèn luyện thường xuyên thói quen nêu thắc mắc, nêu vấn đề thảo luận 3 Cần học cách... lập kế hoạch học tập nên vấn đề này được xét riêng ra 1 Cần học cách lập kế hoạch phấn đấu trong học tập với những mục tiêu cụ thể để có thể hướng phấn đấu, để phân biệt được việc chính và việc phụ, việc làm ngay với việc sẽ phải làm, từng bước đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu nhằm từng bước đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu nhằm từng bước tích lũy kết quả học tập 2 Học cách lập... mục tiêu phấn đấu nhằm từng bước tích lũy kết quả học tập 2 Học cách lập kế hoạch sử dụng thời gian để làm chủ được quỹ thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều bài học, bài làm và tư liệu cần phải đọc cũng như các công việc cần phải hoàn thành đúng hạn 12 . pháp rèn luyện phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. 2. Phương pháp: SV bước đầu nắm được lí luận và thực tiễn về những biện pháp rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, do đó. thể đề xuất biện pháp rèn luyện phương pháp học tập cho bản thân về phương pháp học tập, trong đó có phương pháp tự học . 2 Nhà giáo làm nghề dạy học chỉ là để giúp cho người học hành nên người trình học. Mục tiêu: 1. Nội dung: SV hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp học tập Hoá học, những quan niệm chủ yếu về viêc học, nhứng yếu tố quan trọng của phương pháp học tập và những biện pháp