Tiểu luận môn Tài chính công Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính

25 397 0
Tiểu luận môn Tài chính công Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM    Môn học: Tài chính công Chuyên đề: GVHD: PGS. TSKH PHẠM ĐỨC CHÍNH LỚP: 14KT11 NHÓM 05B: - Trần Bình Trọng - Đinh Thị Thu Thủy - Hoàng Mộng Ngọc - Đinh Công Thành TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 – 2014 BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, nhu cầu về vốn luôn là vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu vào một năm tài khóa mới, trong những năm qua thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều biến động, đã thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý của những nhà đầu tư (NĐT) từ những NĐT nhỏ lẻ, đến những quỹ đầu tư tổ chức, NĐT trong nước và NĐT nước ngoài. Thị trường tài chính đã và đang phát triển góp phần tối đa hóa nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Một trong số đó là vấn đề bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính. Vấn đề này có tác động không những lâu dài mà còn gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, niềm tin của NĐT vào thị trường tài chính và những cơ quan quản lý. Cùng với quá trình toàn cầu hóa thế giới và tiến trình hội nhập của Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và cả thế giới, yêu cầu làm sao đề hạn chế bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính, nâng cao chất lượng công bố thông tin, đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành công bằng, hiệu quả, công khai và minh bạch được đặt ra rất cấp thiết. Từ những vấn đề trên, nhóm chọn đề tài “Bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính ở Việt Nam”. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Đề tài nghiên cứu sự bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính ở Việt Nam. Phạm vi: Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên nhóm chỉ tập chung nghiên cứu sự bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Mục tiêu nghiên cứu: Từ những vấn đề nghiên cứu trong lý thuyết, phân tích thực trạng thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Qua đó đề ra các giải pháp cần thực hiện để giúp thị trường hoạt động tốt hơn Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu đề tài gồm ba phần: Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN. Phần 2: THỰC TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH: Phần 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN. 1 1. Thị trường tài chính: 1 1.1 Khái niệm thị trường tài chính: 1 1.2 Chức năng của thị trường tài chính: 1 1.3 Phân loại thị trường tài chính: 2 1.3.1 Theo thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính 2 1.3.1.1 Thị trường tiền tệ: 2 1.3.1.2 Thị trường vốn: 3 1.3.2 Theo cách thức huy động vốn. 3 1.3.2.1 Thị trường nợ: 3 1.3.2.2 Thị trường cổ phần: 4 1.3.3 Theo thời điểm các công cụ tài chính được đưa ra thị trường. 4 1.3.3.1 Thị trường sơ cấp. 4 1.3.3.2 Thị trường thứ cấp: 4 1.4 Ba vấn đề cố hữu của thị trường tài chính. 4 1.4.1 Chi phí giao dịch. 4 1.4.2 Bất cân xứng về thông tin. 5 1.4.3 Bất ổn định mang tính hệ thống. 5 2. Bất đối xứng thông tin. 6 2.1 Lý thuyết về bất đối xứng thông tin: 6 2.2 Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin đến thị trường: 8 2.2.1 Về phía người mua: 8 2.2.2 Về phía người bán: 9 PHẦN 2: THỰC TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH: 11 1. Sơ lược về thị trường chứng khoán tại Việt Nam: 11 2. Thực trạng bất đối xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 12 2.1 Công bố thông tin không đầy đủ, sai lệch, chậm trễ. 13 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính 2.2 Có hiện tượng rò rĩ thông tin hay giao dịch nội gián. 13 2.3 Doanh nghiệp công bố thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư. 14 2.4 Hiện tượng tung tin đồn. 15 2.5 Hiện tượng các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. 15 PHẦN 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 16 1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. Tăng cường cơ chế giám sát và xử lý vi phạm công bố thông tin. 16 1.1 Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. 16 1.2 Tăng cường cơ chế giám sát. 16 1.3 Xử phạt khiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin. 16 2. Tăng cường nhận thức và tính tự giác minh bạch thông tin của các công ty đại chúng. 16 3. Nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán. 17 4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán Báo cáo tài chính. 17 5. Hoàn thiện các nguyên tắc về quản trị công ty trong các công ty đại chúng nhằm tăng cường minh bạch thông tin. 17 6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiến thức NĐT. 18 7. Khắc phục về cơ sở hạ tầng. 19 8. Nâng cao chất lượng các bản tin thị trường chứng khoán, các Website của SGDCK, TTSGCK, UBCKNN. 19 9. Nâng cao năng lực của giới truyền thông. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Nhóm 5B Trang: 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN. 1. Thị trường tài chính: 1.1 Khái niệm thị trường tài chính: Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm: một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư, trước khi muốn đầu tư, phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm, đầu tư có hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận, góp phần làm tăng nguồn tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm như thế nào để nguồn tiết kiệm gặp được nhu cầu đầu tư. Thị trường tài chính ra đời trên cơ sở này. Thị trường tài chính là nơi giao lưu vốn, là nơi tạo ra cơ chế cho những nguồn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với các nhà đầu tư đang cần vốn. Như vậy, thị trường tài chính là thị trường mua bán, giao dịch, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, các chủ thể thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư khác. 1.2 Chức năng của thị trường tài chính: Chức năng đầu tiên cũng là chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính là nơi khơi thông và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Để thực hiện được chức năng này, thị trường phải tạo ra các kênh huy động từ nơi thừa vốn để chuyển sang các nhà đầu tư thiếu vốn. Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm và đầu tư . Thị trường tạo ra sân chơi để những người có tiền nhàn rỗi có cơ hội đầu tư như nhau và được tự do tham gia vào thị trường để tìm kiếm những cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao nhất. Nếu thị trường không kích thích được người dân tham gia tích lũy và tham gia vào thị trường như là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế thì. Đồng thời, nhà đầu tư trên thị trường khi tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư phải nhận thức được việc sử Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Nhóm 5B Trang: 2 dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, có hiệu suất sử dụng đồng vốn cao nhất để bảo toàn vốn, sinh lời và tích lũy. Chính vì vậy, thị trường tài chính có chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, kích thích đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Tính thanh khoản là tính chất dễ dàng chuyển hóa các tài sản tài chính thành tiền mặt và được thực hiện ở thị trường thứ cấp, là thị trường mua bán, giao dịch cổ phiếu và các giấy tờ có giá đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Tính thanh khoản ở thị trường tài chính càng cao thì càng thu hút nhiều chủ thể tham gia vào thị trường và giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó, mỗi thị trường khác nhau có tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển các định chế tài chính của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt. Ngoài ra, thị trường tài chính còn có chức năng định giá tài sản tài chính, phân phối vốn trên thị trường theo tín hiệu của thị trường. 1.3 Phân loại thị trường tài chính: Thị trường tài chính có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau, theo thời gian đáo hạn của công cụ tài chính, theo cách thức huy động vốn hoặc theo thời điểm phát hành công cụ tài chính ra công chúng. 1.3.1 Theo thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính 1.3.1.1 Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm). Thị trường tiền tệ thường bao gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ bao gồm Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, các cá nhân và các nhà môi giới tiền tệ. Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Nhóm 5B Trang: 3 Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tiền tệ có độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Các công cụ của thị trường tiền tệ bao gồm tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, chấp phiếu của ngân hàng, thỏa thuận mua lại, tín phiếu NHTW. 1.3.1.2 Thị trường vốn: Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính (các công cụ nợ và các công cụ vốn) có thời hạn trên 1 năm. Thị trường vốn gồm thị trường tín dụng và TTCK (thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu). Các chủ thể chính tham gia thị trường vốn là ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân, các nhà môi giới chứng khoán. Hàng hóa giao dịch trên thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, khế ước thế chấp và tín dụng trung -dài hạn của ngân hàng. Các công cụ của thị trường vốn thường có độ rủi ro lớn hơn và có mức lợi tức cao hơn các công cụ của thị trường tiền tệ. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Trong một thị trường tài chính phát triển, những biến động trong nền kinh tế lúc đầu tác động lên một thị trường cấu thành sau đó sẽ dễ dàng lan truyền đến các thị trường khác trong toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn, việc thay đổi lãi suất có tác động lan tỏa lên thị trường tiền tệ lẫn thị trường vốn. Tỷ giá hối đoái biến động sẽ có tác động lên dòng vốn ngắn hạn cũng như dài hạn. Ngày nay, khi thị trường tài chính ngày càng phát triển, các công cụ tài chính được sử dụng đan xen giữa các thị trường. Những công cụ mới không ngừng ra đời và mang đặc trưng của nhiều loại công cụ tài khác. Chính vì vậy, ranh giới phân định giữa các công cụ tài chính và các thịtrường cấu thành của thị trường tài chính ngày càng mang tính tương đối. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn do đó càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. 1.3.2 Theo cách thức huy động vốn. 1.3.2.1 Thị trường nợ: Thị trường nợ là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ vay nợ hay thực hiện một món vay thế chấp. Người vay thanh toán cho người nắm giữ các công cụ nợ một khoản tiền cố định (lãi suất) trong những khoảng thời Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Nhóm 5B Trang: 4 gian đều đặn cho tới một thời điểm quy định trước (ngày đáo hạn) là lúc đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện. Kỳ hạn thanh toán của một công cụ nợ là thời gian tính tới ngày kết thúc của công cụ vay nợ. Công cụ vay nợ có thể có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống, công cụ nợ trung hạn có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 10 năm, và công cụ nợ dàihạn có thời gian đáo hạn trên 10 năm. 1.3.2.2 Thị trường cổ phần: Thị trường cổ phần là thị trường trong đó người cần huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu. Các cổ phiếu là quyền được chia phần trên lãi ròng (sau khi trừ chi phí và thuế) và tài sản của công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Các cổ đông thường được thanh toán cổ tức theo định kỳ. Các cổ phiếu không có thời gian đáo hạn và được coi là các chứng khoán dài hạn. 1.3.3 Theo thời điểm các công cụ tài chính được đưa ra thị trường. 1.3.3.1 Thị trường sơ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lần đầu các công cụ tài chính. Thị trường này thu hút các khoản tiết kiệm của các hộ gia đình và các khoản vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và của chính phủ thành các khoản đầu tư vốn. Điều này có nghĩa là các chủ thể phát hành thu được tiền từ việc bán các công cụ tài chính để tài trợ cho việc đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn. 1.3.3.2 Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lại các công cụ tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Khác với thị trường sơ cấp, khoản tiền thu được từ bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh chứng khoán/ tự doanh chứng khoán, chứ không thuộc về các tổ chức phát hành chứng khoán. 1.4 Ba vấn đề cố hữu của thị trường tài chính. 1.4.1 Chi phí giao dịch. Các giao dịch tài chính thường kéo theo những chi phí về thời gian và tiền bạc. Chi phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người tiết kiệm nhỏ, đơn lẻ trong việc vay vốn và mua chứng khoán. Tiền lãi thu được từ các khoản cho vay nhỏ có thể không đủ để Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Nhóm 5B Trang: 5 bù đắp các chi phí để ký kết các khế ước vay vốn. Người tiết kiệm sẽ phải trả chi phí giao dịch lớn trong trường hợp mua chứng khoán do số tiền tiết kiệm chỉ đủ mua một số lượng nhỏ chứng khoán. Vì vậy, người tiết kiệm chỉ có thể thực hiện một số khoản đầu tư nhỏvà phải đối mặt với nhiều rủi ro do không có khả năng đa dạng hóa các khoản đầu tư. Như vậy chi phí giao dịch cao đã loại trừ nhiều người có món tiền tiết kiệm nhỏ và những người đi vay các món nợ nhỏ được tham gia trực tiếp trên thị trường tài chính. 1.4.2 Bất cân xứng về thông tin. Một trong những nhân tố thiết yếu để thị trường tài chính hoạt động hiệu quả là sự có được thông tin đầy đủ, kịp thời về chất lượng, giá cả và sự sẵn có của các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trên thị trường. Việc thiếu thông tin trên thị trường tài chính có thể làm cho những người tham gia thị trường ra các quyết định sai lệch. Một trường hợp của tình trạng thông tin không đầy đủ là tình trạng bất cân xứng về thông tin. Bất cân xứng về thông tin xảy ra trong trường hợp những người tham gia thị trường có được các thông tin khác nhau liên quan đến các giao dịch tài chính. Một bên giao dịch thường không biết đầy đủ các thông tin cần thiết về đối tác để có những quyết định đúng đắn. Ví dụ, một người đi vay một khoản tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi ích tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư mà anh ta dự định tiến hành so với người cho vay. Tình trạng bất cân xứng về thông tin có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi giao dịch tài chính được thực hiện. Tình trạng này làm cho thị trường tài chính không còn là một cơ chế phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả. Bất cân xứng về thông tin có thể dẫn đến các vấn đề như: lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức và hành vi bầy đàn (hay hành vi đám đông). 1.4.3 Bất ổn định mang tính hệ thống. Sự bất ổn định mang tính hệ thống là một đặc tính cơ bản của thị trường tài chính so với các thị trường khác. Sự bất ổn định mang tính hệ thống xảy ra khi một định chế tài chính đã không thể thực hiện cam kết tài chính; điều này có thể dẫn đến tình trạng hoảng loạn chung trong toàn hệ thống tài chính khi có nhiều người sợ rằng một định chế nào đó cũng sẽ không thực hiện các cam kết tài chính của mình. Một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra khi sự lan truyền kiểu này làm cho các định chế tài chính khác đang hoạt động có [...]... 9 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính Như vậy trong mọi trường hợp thông tin bất cân xứng đều làm thị trường hoạt động phi hiệu quả Nhóm 5B Trang: 10 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính PHẦN 2: THỰC TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH: Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên trong phần trình bày thực trạng bất đối xứng thông. .. Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính PHẦN 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin Tăng cường cơ chế giám sát và xử lý vi phạm công bố thông tin 1.1 Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin Các văn bản cần phải quy định cụ thể, rõ ràng nghĩa vụ và nội dung thông tin cần công. . .Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính hiệu quả bị rơi vào tình trạng nguy hiểm Không phải ngẫu nhiêu mà rủi ro được xem là “yếu tố trung tâm có ảnh hướng tới hành vi tài chính 2 Bất đối xứng thông tin 2.1 Lý thuyết về bất đối xứng thông tin: Trong suốt hơn 3 thập kỉ trở lại đây, lý thuyết về thị trường với thông tin bất cân xứng đã trở thành một lĩnh... chứng khoán Việt Nam còn quá mới mẻ và tồn tại nhiều thực trạng bất cân đối thông tin như: Nhóm 5B Trang: 12 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính 2.1 Công bố thông tin không đầy đủ, sai lệch, chậm trễ Ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đã tác động bất lợi cho NĐT NĐT hầu như mù mờ... Nhóm 5B Trang: 8 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính 2.2.2 Về phía người bán: Giả định thị trường có đầy đủ thông tin (thông tin hoàn hảo) bên mua và bên bán sẽ trao đổi tại mức sản lượng Q0 với mức giá P0 (hình 2) Vì người bán thiếu thông tin về thị trường nên đường cung sản phẩm S0 sẽ dịch chuyển sang S1 Và người bán sẽ cung ứng mức sản lượng Q1 > Q0 Và gây vùng tổn... biệt cao hơn chi phí thị trường Nhóm 5B Trang: 11 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính 2 Thực trạng bất đối xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Chứng Khoán và Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 Ngày 24/11/2010 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán được ban hành và chính thức có hiệu... Có hiện tượng rò rĩ thông tin hay giao dịch nội gián Theo quy định của Luật chứng khoán: Giao dịch nội gián là hành vi của NĐT cá nhân hoặc NĐT tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố công khai nhằm mua - bán cho chính mình hoặc cung cấp cho Nhóm 5B Trang: 13 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính bên thứ ba để... 5/4/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Thông tư 52 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2012 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Những quy định về công bố thông tin tại các văn bản khác do Bộ Tài chính ban hành trái với quy định tại Thông tư... thuyết Thông tin bất cân xứng đi vào nghiên cứu tình trạng các bên tham gia vào giao dịch không có các lượng thông tin cân xứng nhau Một bên trong giao dịch có lợi thế về thông tin (informed party) còn bên kia bị bất lợi về thông tin (uninformed party) Thông tin ở đây có thể là một hành động (action) hay một đặc điểm (characteristic) của bên có lợi thế về thông tin Ví dụ của sự bất cân xứng thông tin. .. việc minh bạch và công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Cập nhật và chuẩn hóa các chương trình đào tạo về chứng khoán ngắn hạn và các chương trình giảng dạy trong các trường ĐH khối Kinh tế theo những chuẩn mực quốc tế Tận dụng, khai thác có Nhóm 5B Trang: 18 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và những kinh . Đinh Thị Thu Thủy - Hoàng Mộng Ngọc - Đinh Công Thành TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 – 2014 BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục. VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN. 1 1. Thị trường tài chính: 1 1.1 Khái niệm thị trường tài chính: 1 1.2 Chức năng của thị trường tài chính: 1 1.3 Phân loại thị trường tài. trạng bất đối xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 12 2.1 Công bố thông tin không đầy đủ, sai lệch, chậm trễ. 13 Bất cân xứng thông tin và cách khắc phục trên thị trường tài chính

Ngày đăng: 15/06/2015, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan