1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề 11 - Kiểm tra nV 9

3 354 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề 11: Câu1/Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn ) sau: a- Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao q của cuộc đời, chúng ta là người một cách hòan tồn hơn. (Thạch Lam – Theo dòng) b- Gậy tre , chơng tre chống lại sắt thép qn thù.Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh bảo vệ con người. tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép mới – Cây tre Việt Nam). Câu 2/-Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chò em Thuý Kiều ,(trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”) cách miêu tả ấùy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào? Câu 3/ Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên thể hiện một nét đẹp trong tính cách của con người đất Nam Kì lục tỉnh. Theo em, đó là tính cách gì? Dựa vào đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên) , hãy viết một văn bản trình bày những điều cảm nhận của em về nét tính cách ấy. Bài làm gợi ý Câu 1: a- Phép tu từ ẩn dụ : dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn cong người, nhằm nói đến một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống. b- Phép điệp ngữ và nhân hóa : những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con gười, một cơng dân xả thân vì q hương đất nước. Ngồi tác dụng tạo nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn. Câu 2 : -“Chò em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc ấùy là việc sử dụng từ ngữ. +Miêu tả ngoại hình hai chò em Thuý Kiều , Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ – truyền thống của văn học cổ điển, dùng hình tượng thiên nhiên đẹp : trăng, hoa, ngọc, tuyết, để nói về vẻ đẹp con người. +Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh *Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chòu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghóa là ở trong vòng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng. *Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một vẻ đẹp đếùn độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng ,ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hoá có sự ganh ghét , đố kò , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên)đối với số phận của Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh. Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặêng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc. Câu 3: 1- Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. *Nội dung phân tích cần làm nổi rõ các ý sau: Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên đã thể hiện nét đẹp trong tính cách của con người đất Nam kì lục tỉnh: đề cao đạo nghĩa, sắn sàng hành động vì nghĩa, thẳng thắn , bộc trực. +Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghóa đến tình yêu. +Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đày hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người giúp đời. Tình huống đánh cướp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động cho chàng. +Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng và tấm lòng vò nghóa của Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vò nghóa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn.” +Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. 2- Phân tích cụ thể: A- Mở bài: (Giới thiệu đoạn trích , giới thiệu nhân vật và nêu khái quát đặc điểm nhân vật): “Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta . Trong đó, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, nhân vật đẹp nhất . Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghóa khinh tài. Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên đã thể hiện nét đẹp trong tính cách của con người đất Nam kì lục tỉnh: đề cao đạo nghĩa, sắn sàng hành động vì nghĩa, thẳng thắn , bộc trực. B- Thân bài: (lần lượt phân tích 4 ý trên) -Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghóa đến tình yêu. -Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người giúp đời. Tình huống đánh cướp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động cho chàng. -Sau khi từ biệt thầy học, trên đường đi thi thì gặp đám cướp làm cho dân chúng tán loạn “Đều đem nhau chạy vào rừng, lên non”. Hỏi rõ nguyên nhân, Vân Tiên khảng khái xin nhận việc diệt cướp: Tôi xin ra sức anh hào, Cứu người cho khỏi lao đao buổi này Mặc cho mọi người khuyên can, Vân Tiên vẫn cứ xông ra tìm vũ khí: Vân Tiên ghé lại bên đường Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Chàng chỉ có một mình, vũ khí chỉ là chiếc gậy thô sơ, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương”.Điều đó càng chứng tỏ tinh thần dũng cảm của chàng. Cách đánh của Lục Vân Tiên cơng khai , đàng hoàng, quang minh chính đại như các anh hùng hảo hán: gọi tên, trách mắng: Kêu rằng : Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Đánh bọn cướp là vì chúng hại dân, đó một hành độâng hoàn toàn vì nghóa. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật thật đẹp: Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dang Vân Tiên tả xung hữu đột như mãnh tướng Triệu Tử Long trong truyện Tam quốc diễn nghóa, phút chốc làm cho lâu la bốn phía vỡ tan, tướng cướp Phong Lai cũng toi mạng bỡi một gậy của Vân Tiên.Trận đánh kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Đó không phải là trận đánh của vũ lực mà là trận đánh của chính nghóa chống gian tà. Và chính nghóa dù vũ khí thô sơ , dù một thân một mình nhưng nhất đònh thắng lợi . Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân. +Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng và tấm lòng vò nghóa của Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vò nghóa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn.” -Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp , trọng nghiã khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. +Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Ở đây,tuy chỉ có hỏi và đáp , nhưng lời hỏi của Vân Tiên chứng tỏ chàng quang minh chính đại. Lời hỏi rõ ràng, cái gì cũng muốn quang minh, phân định ranh giới nam nữ.Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn , Vân Tiên vội gạt ngay: Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai đây có phần câu nệ lễõ giáo (nam nữ thụ thụ bất thân), nhưng chủ yếu là do đức khiêm nhường của Vân Tiênvà Chàng không muốn nhận cái lạy tạ trả ơn của hai cô gái., khơng nhận sự đền ơn nào cả. Chính vì vậy nên khi Kiều Nguyệt Nga nói đến việc đền ơn thì: Vân Tiên nghe nói liền cười: Làm ơn há dễ trông người trả ơn +Nụ cười của Lục Vân Tiên thật hiền lành đáng u làm sao .Vân Tiên từ chối lời mời về thăm nhà để cha nàng đền đáp công ơn, chàng cho rằng làm ơn không cần trả ơn. Dường như đối với Lục Vân Tiên, làm việc nghóa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghóa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghóa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán: Nhớ câu kiến nghóa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. Đó cũng là quan niệm : Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường thấy sự bất bình mà tha (Nguyễn Du) Tất cả đều xuất phát từ câu nói của người xưa : “Kiến nghĩa bất vi vơ dũng dã” (Thấy việc nghĩa mà khơng làm khơng phải là người anh hùng). Đó là nghĩa vụ là lí tưởng sống của người anh hùng hiệp sĩ, các hảo hán thời phong kiến trung đại. C – Kết bài: Qua nghệ thuật đặc trưng khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ kể mang tính dân gian, ta cảm nhận phẩm chất nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên thể hiện một nét đẹp trong tính cách của con người đất Nam Kì lục tỉnh. Với những nét tính cách đó , hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình về trang anh hùng vì dân dẹp loạn. . Đề 11: Câu1/Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn ) sau: a- Khi tâm hồn ta đã rèn luyện. cách của con người đất Nam kì lục tỉnh: đề cao đạo nghĩa, sắn sàng hành động vì nghĩa, thẳng thắn , bộc trực. B- Thân bài: (lần lượt phân tích 4 ý trên) -Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua. truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghóa đến tình yêu. -Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước

Ngày đăng: 15/06/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w