Đề 39 - Kiểm tra NV 9

5 460 1
Đề 39 - Kiểm tra NV 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề 30 : Câu 1: Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ?Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các câu sau đây : a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn. b. Đàn cò chở nắng qua sông Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta c.Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi. Câu 2 : Nêu vắn tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Câu 3: Em hãy giải thích vì sao trong một văn bản có đủ các yéu tố tự sự, biểu cảm lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự . Theo em, liệu có một văn bản nghệ thuật nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không? Câu 4: Phân tích bài thơ " Viếng lăng Bác " của nhà thơ Viễn Phương.Từ đó, nêu ý kiến của em về nhận định : " Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư." ( Lê Ngọc Trà ) Gợi ý Câu1 : - Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Có 4 thành phần biệt lập : +Thành phần tình thái +Thành phần cảm thán +Thành phần gọi-đáp +Thành phần phụ chú -Thành phần biệt lập trong các câu: a. Hình như : thành phần tình thái b.Cò ơi : tp gọi-đáp c. chao ôi : tp cảm thán Câu 2: a. Nội dung : Tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. b. Nghệ thuật : Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. (Ghi nhớ trong sách giáo khoa) Câu 3: Trong một văn bản có đủ các yéu tố tự sự, biểu cảm lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự .Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biếu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế, khó có một tác phẩm văn học nào chỉ vận dụng một phươg thức biểu đạt duy nhất. Câu 4 : A. Yêu cầu chung : - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kỹ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn, kỹ năng gắn kết với kiến thức lý luận văn học (LLVH). - Hiểu và đồng tình với những cảm xúc của nhà thơ lúc viếng lăng Bác. - Có kiến thức cơ bản về một trong những đặc điểm của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người, của nhà văn. - Diễn đạt trôi chảy. B. Yêu cầu cụ thể : Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau : 1. Nội dung bài thơ : - Niềm xúc động thiêng liêng chân thành của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác. - Lòng biết ơn, niềm tự hào, sự tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc Hồ Chí Minh. - Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người. 2. Nghệ thuật bài thơ: - Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm rãi mà có sức vang ngân, thể hiện cảm xúc chính của bài thơ là trang trọng và trầm lắng. - Từ ngữ, hình ảnh : Từ ngữ chọn lọc song giản dị, tạo không khí ấm áp thân thương (con, thương trào nước mắt ). Hình ảnh ẩn dụ ( tre Việt Nam, mặt trời, trời xanh ) giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa. - Thủ pháp điệp từ ngữ (hàng tre, mặt trời ), điệp cấu trúc (ngày ngày đi, muốn làm muốn làm ) tạo những nốt nhấn , khoảng nhấn trong cảm nhận và cảm xúc của người đọc. 3. Vấn đề lý luận văn học : - Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo phản ánh hiện thực, trong đó có sự phản ánh tâm tư, tình cảm của con Người, của người nghệ sĩ. - Tiếng nói của tình cảm con người và tâm tư của người sáng tác được gởi gắm trong tác phẩm là : . Nhu cầu được giãi bày. . Lời nhắn gởi, sự cảm thông, sự đồng điệu. . Thể hiện những tư tưởng, tình cảm tiến bộ, có giá trị làm phong phú thêm tâm hồn con người. (Tham khảo bài phân tích ): I-Đề tài Bác Hồ đã trở thành phổ biến đối với thơ ca Việt Nam hiện đại.Tố Hữu nhiều lần viết về Bác rất hay từ trong kháng chiến chống Pháp đã đến thăm nhà Bác, khi Bác qua đời lại “dắt em vào cõi Bác xưa” để theo chân Bác.Minh Huệ dựng lại một “đêm Bác không ngủ” ở chiến trường Việt Bắc cách đây hơn nửa thế kỷ. Chế Lan Viên viết “Hoa trước lăng Người”, Thanh Hải từ miên Nam viết “Cháu nhớ Bác Hồ”. Còn Viễn Phương từ thành phố Sài Gòn giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, ra thăm lăng Bác và trở về với bài thơ “Viếng lăng Bác”. - Bài thơ với giọng điệu trang trọng , tha thiết đã thể hiện niềm xúc động, tấm lòng của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. II- a/-Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả khi viếng lăng Bác.Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ.Đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ.Cùng với giọng suy tư trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào. -Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng.Tiếp đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác.Xúc cảm và suy ngẫm về Bác từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng:mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải về miền Nam. b/ 1.Khổ 1: +Câu thơ mở đầu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác mang tính tự sự ,thông báo,giản dị như câu văn xuôi, như lời nói thường. Nhưng không chỉ có thế, trong câu thơ mộc mạc chân tình ấy hàm chứa xúc động, bồi hồi của người con từ miền Nam, từ mảnh đất nơi Bác ra đi nay Bác chưa về, mảnh đất luôn làm cho trái tim Bác thương nhớ, mong chờ có một ngày được vào thăm : Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha (Bác ơi! – Tố Hữu) ra thăm lăng Bác, thăm thủ đô Hà Nội. -Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã chết; thăm là đến gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Trên nhan đề dùng viếng theo đúng nghĩa đen, trang trọng , khẳng định một sự thật, Bác đã qua đời. Còn trong câu thơ mở đầu dùng thăm là ngụ ý nói giảm, Bác như vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam, gợi sự thân mật gần gũi. -Cách xưng hô con, Bác mang đậm phong cách miền Nam, cũng gợi thêm sự thân mật ,gần gũi ,cảm động. *Câu thơ cho ta thấy hoàn cảnh và tâm trạng xúc động thành kính của tác giả khi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. +Hình ảnh đầu tiên tác giả cảm nhận là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm bên lăng Bác. Trước hết đây là một hình ảnh thực.Hình ảnh thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng VN bỗng trở nên mờ ảo, dài rộng hơn, bát ngát hơn trong làn sương buổi sớm. -Nhưng từ đó, nhà thơ suy nghĩ liên tưởng, mở rộng và khái quát trong hai câu thơ tiếp theo: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng thì hình ảnh hàng tre đã là một ẩn dụ, một biểu tượng cho con người, cho dân tộc Việt Nam bất khuất kiên cường. Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kỳ dựng nước và giữ nước. “Đứng thẳng hàng” là tinh thân đoàn kết đấu tranh , chiến đấu anh dũng, không bao giờ khuất phục, tất cả vì độc lập tự do của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. -Tre anh hùng của một dân tộc anh hùng. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.Cây tre Việt Nam.Cây tre xanh nhũn nhặn, thủy chung, can đảm.Cây tre mang những đức tính của người hiền,là tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam (Thép Mới – Cây tre Việt Nam) Tre xanh, xanh tự bao giờ? Tự ngàn xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi! (Nguyễn Duy) Từ hình ảnh cây tre mà nghĩ tới đất nước , con người VN, tới Bác Hồ là suy nghĩ rất tự nhiên,lôgích: Cây tre-Việt Nam-Hồ Chí Minh là những từ ngữ có quan hệ nội tại. Ôi, đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về nguồn gốc của chính mình, trở về với một ngày tháng thanh bình nào đấy của dân tộc muôn đời, trở về một giấc mơ nào đó mà tuổi xanh mình hằng ấp ủ. Sao trước lăng không phải là đền đài tráng lệ, rực rỡ vàng son, rồng chầu phượng đứng? Mà lại chỉ hàng tre giản dị, quen thuộc đến như giấc mơ vậy? Sự quen thuộc, giản dị khiến người ta phải ngỡ ngàng, phải xúc động đến rơi nước mắt? 2. Khổ 2: Khổ thơ thứ hai nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người sắp hàng vào lăng. Khổ thơ được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là một hình ảnh ẩn dụ . Nhân hóa mặt trời trên lăng đi, thấy. Mặt trời trên lăng là vật thể của tự nhiên tượng trưng của nguồn ánh sáng, nguồn sống của muôn loài. Mặt trời trong lăng rất đỏ là để chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng. So sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ lâu: Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời ( Lưu Hữu Phước) Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người (Tố Hữu – Sáng tháng năm) Nhưng so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng với mặt trời rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hằng ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới mẻ độc đáo của Viễn Phương. Cùng với từ láy ngày ngày đã góp phần vĩnh viễn hóa , bất tử hóa hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa thiên nhiên vũ trụ; mặt khác ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với nhân dân và các thế hệ con người Việt Nam. -Cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Từ láy ngày ngày ở đầu câu ba được dung như điệp từ (nhắc lại ở câu 1) thể hiện cái hiện tượng đã trở thành qui luật bình thường, đều đặn diễn tiến trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác. Dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực, còn câu sau : kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ. Ngắm dòng người vào viếng lăng, nhà thơ lại nghĩ đến tràng hoa. Tràng hoa là chuỗi hoa vòng tròn.Tràng hoa này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa khác mà đây là một tràng hoa bất tận, mà mỗi đóa hoa là hoa thật sự của đời, hoa – con người – mà Bác đã tạo nên trên đất nước này, trong cuộc sống bảy mươi chín mùa xuân của Bác.(bảy mươi chín mùa xuân – hoán dụ- 79 tuổi , cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân). Tố Hữu viét trong bài Theo chân Bác: Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay. Trong hai dòng thơ Viễn Phương đã có một sự liên tưởng đầy sáng tạo, xuất phát từ một tình cảm yêu kính chân thành , thể hiện được tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác Hồ. 3. Khổ3: -Về không gian, vị trí điểm nhìn và thời gian ở từng khổ thơ đều có sự di chuyển theo bước chân người đi viếng. Khổ 1,chợt đến nhìn bao quát khu lăng Bác, với hàng tre trong buổi sớm mờ sương. Khổ 2,nhập vào dòng người xếp hàng vào lúc mặt trời lên, nắng lên. Khổ3, diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Có cảm giác như vị cha già dân tộc đang nằm nghỉ ngơi một chút sau những giờ làm việc miệt mài . Canh cho giấc ngủ ấy là “một vầng trăng sáng dịu hiền”. Nhưng sao lại là vầng trăng? Có lí do cho sáng tạo của nhà thơ: ánh sáng chiếu tỏa trong lăng là thứ ánh sáng xanh xanh, dìu dịu như ánh trăng. Nhưng lí do quan trọng hơn là: nhà thơ nhớ rằng Bác vốn rất yêu trăng, Bác từng ngắm rất nhiều vầng trăng, làm nhiều thơ về trăng. Trăng đã từng đến với Bác giữa chốn tù đày, đến giữa “cảnh khuya” của núi rừng Việt Bắc; trăng khi đi thuyền trên sông Đáy, khi “trung thu trăng sáng như giương”, khi “rằm xuân lồng lộng trăng soi”, Nhưng có bao giờ Bác được một lúc lòng trí thảnh thơi để thật sự đến cùng trăng. Bởi khi thì “trong tù không rượu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”, khi thì mải “nhớ thương nhi đồng” Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ bình yên này thôi , Bác mới thật sự cùng trăng, để trăng cùng Bác. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” dụng ý nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng. Bác của chúng ta là vậy.”Mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện sự vĩ đại, rực rỡ, cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác. -Dường như Bác vẫn còn ở cùng ta trong giấc ngủ bình yên; nhưng lí trí lại nhắc đến sự thật của cảnh chia li âm dương đôi ngả. Sự hòa trộn tình cảm và lí trí đó tạo nên hình ảnh thơ tượng trưng nói tới sự mất mát và thương nhớ đặc biệt: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim “Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ, Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước,như trời xanh là mãi mãi (Tố Hữu), Bác đã hóa thành thiên nhiên bao la (trời xanh), một thiên nhiên trường tồn (mãi mãi).Bác không mất, Bác còn sống với đất nước thiên nhiên. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.Nỗi đau xót được nhà thơ biểu hiện cụ thể, trực tiếp: Mà sao nghe nhói ở trong tim! Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận của lí trí. “Mà sao nghe nhói trong tim” nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. 4.Khổ 4: Cuối cùng dẫu xót đau đến mấy, cuộc chia biệt cũng phải xảy ra: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Một tiếng “thương” của miền Nam là trọn vẹn tình cảm của người miền Nam đối với Bác. “Thương” ấy là yêu, là kính yêu, là quí trọng cả cuộc đời cao thượng và vĩ đại của Bác đã giành hết cho nước, cho dân; ấy là cảm động đến xót xa, ấy là xót đau vì nỗi đau mất Bác. Thương, thương đến trào nước mắt, thật đúng là tình thương của nhân dân Việt Nam, nhân dân miền Nam đối với Bác. -Cùng với niềm thương trào nước mắt ấy, những lời lẽ tự nguyện cũng trào dâng trong tâm trí: Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Nhà thơ muốn hóa thân thành con chim hót quanh lăng Bác để làm vui Bác, thành bông hoa tỏa hương để đem hương thơm tỏa lên hồn Bác, thành cây tre trung hiếu để thể hiện tình cảm thủy chung của một người con với cha ( hiếu), một người đân đối với nước (trung) .Điệp ngữ “muốn làm muốn làm muốn làm” thể hiện nguyện vọng thật chân thành,mãnh liệt .Tất cả nguyện ước đều hướng về Bác, muốn gần Bác mãi mãi, muốn làm Bác vui , muốn canh giấc ngủ của Bác. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện ở câu thơ cuối bài, với một nét nghĩa bổ sung:cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như vậy đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng . Song không còn hàng tre khách thể mà đã hòa tan vào chủ thể . Ý nguyện của chúng ta hòa trong ý nguyện nhà thơ:làm cây tre trung hiếu mãi mãi bên người. III-Kết luận: Cả bài thơ bốn khổ, khổ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la là xót thương vô hạn. Tình cảm với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người.Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ nhất là những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, trang nhã, tác giả đã thể hiện tình cảm ngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là đóng góp quí vào kho tàng thi ca viết về Hồ Chủ Tịch, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc. . “Viếng lăng Bác”. - Bài thơ với giọng điệu trang trọng , tha thiết đã thể hiện niềm xúc động, tấm lòng của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. II- a/-Cảm hứng bao trùm. cha già dân tộc Hồ Chí Minh. - Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người. 2. Nghệ thuật bài thơ: - Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8 ,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm. ý Câu1 : - Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Có 4 thành phần biệt lập : +Thành phần tình thái +Thành phần cảm thán +Thành phần gọi-đáp +Thành

Ngày đăng: 14/06/2015, 11:00