1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi + Đáp án HSG 6,7,8 (10-11) văn 7

4 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LÂM THAO CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011 Môn ngữ văn 7 Câu1(1 điểm): Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau - Giải thích rõ được:( 0,5 điểm) “cử đầu” - ngẩng đầu, nâng đầu lên. “đê đầu”_ đầu cúi xuống. -Tác dụng: (0,5 điểm) =>Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc. Ông xa quê từ nhỏ, thơ Lí Bạch luôn tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch đa dạng và có ý nghĩa vô cùng phong phú. Hai từ ngữ có ý nghĩa đối lập “cử-đê”đã giúp chúng ta đã hình dung rõ tâm trạng tác giả: “cử đầu”- ngẩng đầu ngắm vầng trăng trong đêm khuya tĩnh lặng: “ đê đầu”- đầu cúi xuống lòng suy tư nhớ về quê hương. Trong giây lát, hình ảnh vầng trăng đã đánh thức nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả. Với cảm xúc trào dâng,suy tư sâu lắng kết hợp với hai từ có ý nghĩa đối lập này, tác giả đã diễn tả nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Câu2(2điểm) *Yêu cầu chung: học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Có cảm xúc, có chất văn. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận *Yêu cầu cụ thể: a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau:(1 điểm) - “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gánh hàng trên vai phải đi liên tục trên chặng đường dài, điều đó cho thấy cuộc đời mẹ nhiều bươn trải, lo toan, - “Nẻo đường lặng lẽ”: liên tưởng đến hình ảnh con đường vắng lặng một mình mẹ cô đơn với gánh hàng để kiếm sống nuôi con. “ôi”, câu cảm thán : bộc lộ một cảm xúc vừa ngỡ ngàng ,vừa thán phục - Nghệ thuật liệt kê: na, hồng, ổi, thị…=> những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm.Vị ngọt từ những loài quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ bàn tay khéo léo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ. b,Khái quát nội dung đoạn thơ:(1điểm) Đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp thầm lặng của một bà mẹ chắt chiu, lam lũ, đồng thời cho ta thấy được sự cảm thông sẻ chia của đứa con với nỗi vất vả,nhọc nhằn của mẹ. Câu 3( 7 điểm) I.Yêu cầu chung: 1.Kiến thức: học sinh nắm được nội dung chính của đoạn thơ và biết làm rõ nội dung ấy qua 3 bài thơ đã học. 2.Kĩ năng : học sinh biết cách vận dụng văn biều cảm về tác phẩm văn học, bước đầu biết vận dụng văn nghị luận vào để làm bài, diễn đạt dễ hiểu II.Yêu cầu cụ thể: A.Mở bài:(0,5 điểm) Giới thiệu tác giả Tố Hữu hoặc đề tài về Bác Trích dẫn đoạn thơ. B.Thân bài:(6 điểm) 1.Làm rõ nội dung đoạn thơ(1 điểm) Học sinh bám vào các từ ngữ trong đoạn thơ để làm rõ nội dung của bài thơ: “thương”: tình cảm yêu thương tha thiết thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc. “Thương cuộc đời chung”: cảnh dân tộc và người dân Việt Nam trong vòng nô lệ, chịu nhiều khó khăn, vất vả. “thương cỏ hoa”: tình yêu dành cho những cảnh vật thiên nhiên(yêu trăng….) “như dòng sông chảy nặng phù sa”: nghệ thuật so sánh gợi lên sự cống hiến suốt đời âm thầm, lặng lẽ. =>Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. 2.Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm: (5 điểm) : học sinh biết cách vận dụng văn chứng minh và phát biểu cảm về tác phẩm văn học để làm bài. a,Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân(3 điểm) - Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước: “Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm” “Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc” =>Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước. “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” =>Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà. “Giữa dòng bàn bạc việc quân” =>Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ.Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác. - Lo lắng cho cuộc sống của người dân: “ Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Dải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Ngoài trời mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt.” “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng.” =>Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ…Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha. B, Tình yêu thiên nhiên tha thiết:(2điểm) Tình yêu trăng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là “thi trung hữu hoạ”. ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng …gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ………………………………… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” =>với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ “xuân” trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng…Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác. C.Kết bài:(0,5 điểm) - Đánh giá đoạn thơ. - Cảm nghĩ chung về hình ảnh Bác Hồ. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LÂM THAO Cấp huyện năm học 2010-1011 Môn thi: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) –––––––––––––––– Câu 1:(1điểm) Trong bài thơ : “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Tĩnh dạ tứ) nhà thơ Lí Bạch có viết: Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngữ văn 7- Tập 1- Trang 123- NXBGD 2003) Em hãy giải thích rõ hành động “cử đầu” và “đê đầu” trong hai câu thơ. Hai động từ đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ cảm xúc và suy tư của tác giả? Câu 2:(2 điểm) Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị………. Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu! (Lương Đình Khoa) Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu3:(7 điểm) Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau: “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua 3 tác phẩm sau đây: “Đêm nay Bác không ngủ”_Minh Huệ ; “Cảnh khuya” và” Rằm tháng riêng”_ Hồ Chí Minh Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh ……………. .……. Số báo danh…………… . nước và tình yêu thi n nhiên tha thi t của Bác. 2.Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm: (5 điểm) : học sinh biết cách vận dụng văn chứng minh và phát biểu cảm về tác phẩm văn học để làm bài. a,Tâm. Cảm nghĩ chung về hình ảnh Bác Hồ. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LÂM THAO Cấp huyện năm học 2010-1011 Môn thi: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LÂM THAO CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011 Môn ngữ văn 7 Câu1(1 điểm): Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau - Giải

Ngày đăng: 15/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w