1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cuoc thi tim hieu kiem thuc bao ve cham soc tre em nam 2011

6 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 61 KB

Nội dung

GV: Hồ Bá Lệ Trường THCS Lý Thường Kiệt Họ tên: Hồ Bá Lệ Năm sinh: 20/10/1982 Giới tính: Nam Dân Tộc: Kinh Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Thường Kiệt Bài trả lời: CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CẤP TỈNH NĂM 2011 Câu 1. Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi. Câu 2. Gồm 5 chương, 60 điều, So với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 tăng thêm 34 điều. Câu 3. Quyền được khai sinh và có quốc tịch. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Quyền sống chung với cha mẹ. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Quyền được chăm sóc sức khoẻ. Quyền được học tập. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch. Quyền được phát triển năng khiếu. Quyền có tài sản. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. Câu 4. Điều 21. Bổn phận của trẻ em Trẻ em có bổn phận sau đây: 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình; 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường; 3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; 4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; 5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế. Điều 22. Những việc trẻ em không được làm Trẻ em không được làm những việc sau đây: 1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; 2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng; 3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ; 4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh. Câu 5. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em ? 1 GV: Hồ Bá Lệ Trường THCS Lý Thường Kiệt Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục • Xâm hại tình dục có liên quan đến sự đụng chạm gây bối rối, tức giận. Đó là sự đụng chạm không an toàn, khiến trẻ em phải bối rối, khó chịu, sợ hãi (cũng có thể là lời nói, cử chỉ, cách nhìn) • Các biểu hiện xâm hại tình dục trẻ em : + Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ + Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình + Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn + Toan tính quan hệ tình dục + Mại dâm trẻ em • Quấy rối tình dục là một hình thức xâm hại tình dục • Các biểu hiện của quấy rối tình dục + Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy + Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm, thay quần áo) + Dùng lời nói để kích thích tình dục + Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm. Câu 6: Đi xe đạp lạng lách, giăng hàng ngang. Qua đường không cẩn thận Ngồi xe honda không đội mũ bảo hiểm. Đi bộ không đúng làn đường quy định. Đùa nghịch khi đi trên đường. Câu 7. Đi tắm ao hồ. Đi tắm không mang áo phao Đi câu cá ở các sông suối, kênh rạch. Không được tập bơi Bị sốc nước không biết cách sơ cứu. Câu 8. Nguyên nhân bị điện giật - Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện - Chân người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất được coi là một cực, cực còn lại là một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể tiếp xúc với nguồn điện. - Khi bị diện giật nạn nhân sẽ dính chặt vào nguồn điện mà không thể dứt ra được, mặc dù ban đầu vẫn còn biết mình đang bị nạn nhưng không thể điều khiển được các cơ duỗi ra. Sau đây là cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật - Cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. - Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện. 2 GV: Hồ Bá Lệ Trường THCS Lý Thường Kiệt - Tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện Sau khi đã ngắt điện tiến hành sơ cứu cho nạn nhân - Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại. - Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. - Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 đến 30 lần. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị điện giật, nếu có ngừng thở, phải thổi ngạt từ 30 đến 60 lần một phút. - Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Ngừng tim trong vòng 1 phút, khả năng cứu sống có thể tới 95%. - - - Ngừng tim sau 5 phút, khả năng cứu sống chỉ còn 1%, và sẽ để lại di chứng thần kinh rất nặng nề vì tế bào não sẽ bị chết sau 5 phút thiếu Ôxy. - Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. - Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần mỗi phút. - Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, ngoại trừ trẻ sơ sinh là 3 lần ép tim thổi ngạt một lần. Câu 9. Thực trạng : Đến khi đoạn video quay cảnh đánh nhau gây 1 cú sốc lớn trên mạng, người lớn mới thốt lên: "trẻ con bây giờ sao hư thế". Trong số những lời nhận xét về đoạn phim, tôi thấy không ít những lời nhận xét kiểu : "thường thôi, thấy suốt". Điều đó đã nói lên 1 thực trạng đáng báo động: bạo lực học đường. Tôi cũng đã đi học ngót 6 năm, cũng đủ gần để hiểu về những vụ việc như thế này. CS là 1 thị trấn nhỏ, tất nhiên thanh bình hơn các thành phố ồn ào, vậy mà những chuyện đánh nhau vỡ đầu mẻ trán cũng không phải là ít. Cấp I, II tôi học đều là những trường mà học sinh chủ yếu là các bạn ở trong cùng thị trấn với nhau. Như vậy so với các trường ngoài, có thể nói là tôi luôn học trong những môi trường tốt nhất và ngoan nhất. Vậy mà trong những môi trường như thế, vẫn có những cá nhân cá biệt, những kẻ được coi là đầu gấu, hay gây sự đánh nhau. Không hiểu các trường khác sẽ còn như thế nào ? Từ những gì tôi chứng kiến khi còn đi học, tôi nghĩ rằng bạo lực học đường là chuyện có thật, và có xu hướng ngày càng trầm trọng. Lý do: Tôi thấy có 1 lý do rất quan trọng : sự thay đổi về nhận thức các giá trị đạo đức. Thời cha mẹ chúng ta, anh hùng trong mắt họ là những người yêu đất nước, sẵn sàng cầm súng, chiến đấu để bảo vệ quê hương tổ quốc. Anh hùng là những người sống có lý tưởng, có mục đích và có ước mơ. Cùng với sự cọ xát văn hoá, chúng ta đang ngày càng bị các giá trị văn hoá thực dụng của 3 GV: Hồ Bá Lệ Trường THCS Lý Thường Kiệt phương Tây xâm chiếm. Với thế hệ chúng tôi, thế hệ của tương lai, anh hùng phải giống như phim action của Mỹ, có siêu năng lực, có sức mạnh cơ bắp và sẵn sàng sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Chính sự thay đổi đó dẫn đến quan niệm sai lầm : kẻ nào có sức mạnh cơ bắp và vật chất luôn được xếp cao hơn người khác. Và điều đó dẫn đến học sinh ngày càng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các xung đột trong cuộc sống và trong nhà trường. Một khía cạnh khác, cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của 1 phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường : đạo đức của 1 bộ phận thầy cô giáo. Bây giờ thật khó tìm được những người thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến với lòng kính yêu, luôn được các học sinh coi như là 1 hình mẫu để học tập. Đồng tiền đã làm mờ đi vẻ đẹp của Giáo dục. Việc thiếu những tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng, không biết phải trở thành những người như thế nào. Xã hội phát triển, phụ huynh ít quan tâm đến con cái, hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp. Cấp 2 ( tiếp đến là cấp 3 ) là giai đoạn học sinh đang hình thành nhân cách, chỉ cần 1 tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên những tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống. Một phần nữa, là sự vô cảm và thực dụng của chính chúng ta. Nếu thấy bạn mình bị đánh, bạn có dám đứng ra ngăn cản, hay bạn sẽ sợ bị trả thù? Những hành động như Lục Vân Tiên giờ đây sẽ bị coi là ngu, là chõ mũi vào việc người khác. Chúng ta không được giáo dục nhiều về lòng dũng cảm. Chúng ta có thể phân biệt được điều đó là đúng hay sai, nhưng chúng ta không đủ dũng cảm để bảo vệ cái đúng. Chúng ta hèn nhát đến mức bị đánh mà cũng không dám khai ra kẻ đánh mình để tránh bị trả thù. Giải pháp: Thật khó để nói về 1 giải pháp, tôi không phải là 1 nhà giáo dục. Theo tôi, giải pháp toàn diện nhất, là giáo dục cho học sinh nhận biết được những giá trị sống, về cách ứng xử giữa con người với con người. Nhưng có lẽ đó chỉ là lý thuyết. Khi xã hội vẫn còn những ung nhọt của mình, bản thân phụ huynh, giáo viên cũng có những phần tối, thật khó để nói với giới trẻ về những giá trị đạo đức. Một cách khác, là giáo dục lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết cho học sinh. Bạo lực có thể áp đảo 1 người, nhưng không thể áp đảo cả 1 tập thể, 1 lớp, 1 trường. Học sinh biết đoàn kết, biết đùm bọc lẫn nhau sẽ không sợ bạo lực học đường. Nhưng điều này cũng rất dễ biến tướng thành tư tưởng bầy đàn, kéo bè cánh. Tại sao lại không đưa Võ thuật vào trong trường học ? Bản thân tôi thấy Võ thuật ngoài tác dụng rèn luyện cơ thể, còn là 1 cách rất tốt để giáo dục lòng dũng cảm, tinh thần thượng võ. Từ bản thân tôi, cấp 2 cũng có đánh nhau vài lần, cũng từng đứng im nhìn bạn mình bị đánh. Lên lớp 10 tôi đi tập võ. Từ đó chưa hề xảy ra việc đánh nhau nào. Võ thuật giúp con người cứng cáp hơn, bình tĩnh hơn ( khi bạn bị 1 người khác đấm vào mặt, rất khó để giữ bình tĩnh ), tự tin hơn. Hiện giờ chúng ta đang bỏ phí những tiết Thể dục, chỉ 1 vài động tác khởi động rồi ngồi nói chuyện phiếm. Học võ xong thì mệt, không học được các môn khác ? Sao không chuyển vào buổi chiều, giống như 1 giờ ngoại khoá bắt buộc ? Kết luận: Bạo lực học đường là chuyện có thật, và càng ngày càng nghiêm trọng. Vụ việc 4 GV: Hồ Bá Lệ Trường THCS Lý Thường Kiệt này bị quay video, ngây thơ tung lên mạng, vậy còn bao nhiêu vụ việc khác diễn ra không được quay video ? Nếu chúng ta không có những hành động cấp thiết và tự kiểm điểm mình, e rằng chúng ta sẽ đi vào những vết xe đổ của các nước phát triển. Lấy Nhật bản ra làm ví dụ, trong tiếng Nhật có 1 từ là "ijime". Từ này chỉ việc 1 học sinh bị tẩy chay, bị bạn bè bắt nạt đánh đập. Không có năm nào Nhât bản không phải chịu những cái chết đáng thương của những đứa trẻ bị ijime cả. Và cũng không thể thống kê hết những người bị tổn thương tâm lý vì bị bạn bè ijime. Để chống lại bạo lực học đường, chúng ta phải đoàn kết, phải dũng cảm đứng cạnh nhau. Sự hèn nhát đang biến chúng ta trở thành những kẻ yếu đuối và đáng thương. Tự chúng ta đang biến chúng ta trở thành những nạn nhân. Câu 10. Nội dung cơ bản của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh: Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm có phần mở đầu, 7 chương và 17 Điều. Nội dung cơ bản của các chương và điều được quy định trong Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh như sau: - Chương I: Đội viên ( từ Điều 1 đến Điều 4) Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh nêu rất rõ trong Chương I đó là: + Xác định độ tuổi, điều kiện được kết nạp vào tổ chức Đội. + Người đội viên phải thực hiện theo lời hứa đội viên. + Đội viên có những quyền tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đội, được tham gia ứng cử và đề cử vào Ban chỉ huy chi đội, liên đội. Điều này thể hiện tính dân chủ của Đội TNTP Hồ Chí Minh đối với đội viên. + Đội viên là thành viên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, phải thực hiện các nhiệm vụ chung của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Chương II: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Từ Điều 5 đến Điều 9) - Chương II khẳng định rõ Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước. Điều lệ Đội khẳng định Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản. Như vậy với nguyên tắc này, Đội đã phát huy tính dân chủ của đội viên. - Chương III: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với nhi đồng (Từ Điều 10 đến Điều 11) Đội TNTP Hồ Chí Minh có trách nhiệm và cũng là vinh dự khi được giao trọng trách dìu dắt các em nhi đồng, giúp đỡ các em sinh hoạt theo Sao cho đến tuổi Thiếu niên và có đủ điều kiện kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Chương V trong Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã nêu cụ thể phải kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Đội để từ đó đánh giá khen thưởng, kỉ luật xét thành tích cụ thể mà liên đội, chi đội đó đạt được. - Chương VI: Khen thưởng và kỉ luật (Điều 15, điều 16) Đội TNTP Hồ Chí Minh coi trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy việc phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm. Cùng với việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đột xuất, sau mỗi đợt thi đua, mỗi học kì hay một năm, các tập thể Đội lựa chọn, giới thiệu các cá nhân, tập thể điển hình đề nghị khen thưởng. Lấy việc động viên, giúp đỡ là chính nên kỉ luật trong Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đưa ra các hình thức kỉ luật như: Phê bình, khiển trách. Trường hợp đội viên 5 GV: Hồ Bá Lệ Trường THCS Lý Thường Kiệt vi phạm khuyết điểm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị xoá tên khỏi danh sách đội viên. 4. Nguyên tắc tự nguyện của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ của Đội TNTP Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của thiếu nhi trước khi vào Đội, thừa nhận Điều lệ Đội, tự nguyện tham gia tích cực cac hoạt động của Đội. Từ đó đội viên có trách nhiệm xây dựng tổ chức và tập thể Đội. Đội phải mở rộng các hình thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của đội viên và thiếu nhi. 5. Nguyên tắc tự quản của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Nguyên tắc này thể hiện sự tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh có sự hướng dẫn của phụ trách Đội nghĩa là khẳng định tính độc lập tương đối của tổ chức Đội và Đội là tổ chức của thiếu nhi. Tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh là thể hiện tính đặc trưng của Đội và cũng là yếu tố khẳng định tổ chức Đội là của chính các em đội viên, đồng thời cũng thể hiện rõ khả năng làm chủ của các em. Phương châm đối với đội viên là tự giáo dục là chính, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách và công tác giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức Đội với tư cách là một lực lượng giáo dục. Sự tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh thể hiện: - Mọi công việc của Đội ở chi đội, liên đội đều do các tập thể và đội viên bàn bạc. - Các quyết định của liên, chi đội đều được thực hiện khi quá nửa số đội viên đồng ý. 5. Phương pháp vận dụng nguyên tắc tự nguyện, tự quản vào thực tiễn hoạt động Đội: + Vận dụng phải phù hợp với lứa tuổi và sở trường của đội viên để các em có điều kiện phát huy năng lực, tự giác làm chủ bản thân đồng thời biết hợp tác trong hoạt động để đạt được kết quả mong muốn. + Luôn chú ý vai trò tự quản của đội viên. + Tăng cường chất lượng sinh hoạt theo phân đội ( nhóm nhỏ). Như vậy sẽ phát huy tối đa chất lượng hiệu quả công việc. + Lựa chọn, bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội và các phân đội theo tiêu chuẩn: Nhiệt tình, nắm vững Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, gương mẫu, có phương pháp làm việc khoa học, có tư thế, tác phong mẫu mực, kết quả học tập từ khá trở lên, yêu thích hoạt động Đội, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và biết chịu trách nhiệm trước việc mình làm, biết cách tập hợp các bạn, 6 . 20/10/1982 Giới tính: Nam Dân Tộc: Kinh Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Thường Kiệt Bài trả lời: CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CẤP TỈNH NĂM 2011 Câu 1. Trẻ em quy định trong. trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần mỗi phút. - Nếu phải kết hợp cả ép tim. Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Ngừng tim trong vòng 1 phút, khả năng cứu sống có thể tới 95%. - - - Ngừng tim sau 5 phút,

Ngày đăng: 14/06/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w