SKKN ung dung CNTT vao quan ly va day hoc trong truong tieu hoc

11 522 4
SKKN ung dung CNTT vao quan ly va day hoc trong truong tieu hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học Phần A: MỞ ĐẦU I- Bối cảnh chung: Trong những năm gần đây do sự phát triển như vũ bảo của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của đời sống con người nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đứng trước những yêu cầu đó nhiều giáo viên, CBQL đã mạnh dạn ứng dụng tin học vào công tác giảng dạy và đã đem lại hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên rất nhiều giáo viên CBQL ngại đổi mới do đây là một vấn đề rất khó cập nhật trong thời gian ngắn. Năm học 2010 - 2011 PGD&ĐT đã giao quyền kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho các đơn vị trường học. Đây là cơ hội cho rất nhiều giáo viên trang sắm máy tính và tiếp cận với tin học. Mở ra cơ hội và là tiền đề cho việc quản lý nhà trường bằng các ứng dụng công nghệ tin học hiện đại. II. Lý do chọn đề tài: Đối với ngành giáo dục, việc vận dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại một hiệu quả thật tích cực. Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. Tôi đã khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy và áp dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin vào quá trình quản lý nhằm đổi mới quá trình quản lý nhà trường một cách hệ thống và có hiệu quả cao hơn. Với mục đích nâng cao hiệu quả khai thác và ứng dụng tin học vào giảng dạy và quản lý một cách toàn diện về công tác số lượng chất lượng toàn trường, rút ngắn thời gian thống kê và các số liệu thống kê chính xác. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: "Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy" nhằm giải đáp những vướng mắc và hướng dẫn giáo viên sử dụng những tiện ích khi thực hiện ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Từ đó giáo viên đã có rất nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động chuyên môn, và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. 1 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học III. Đối tượng - Khách thể nghiên cứu: 1- Đối tượng nghiên cứu: Công tác chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. 2- Khách thể nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy trong SKKN này tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc ƯDCNTT vào công tác quản lý ở trường Tiểu học xã Nậm Cần huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. IV. Mục đích nghiên cứu: Nhằm kiểm nghiệm lại trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin của CBGV vào công tác quản lý và giảng dạy có thực sự hiệu quả hay không? Chất lượng giáo dục đại trà có được nâng lên hay không? Khi sử dụng "phần mềm" Quản lý trường Tiểu học sẽ có hiệu quả ra sao Từ đó tìm ra các giải pháp chỉ đạo cụ thể hơn cho công tác bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà trường. Tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các biện pháp khắc phục kiến nghị với các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả nhất. V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đến nay không còn mới mẻ, nhưng cũng chưa hẳn đã được phổ biến rộng rãi, nhiều giáo viên, CBQL còn e dè, ngại ngần, sử dụng CNTT một cách máy móc, thụ động. Nguyên nhân chủ yếu là do ngại đổi mới, bên cạnh đó trình độ tin học trong đội ngũ giáo viên, CBQL chưa đồng đều, chưa được đào tạo cơ bản. Cùng với đó, trang thiết bị, máy móc còn thiếu thốn, thậm chí nhiều trường không có máy tính phục vụ thống kê thì nói gì đến dạy học và quản lý theo phương pháp hiện đại Đứng trước những khó khăn này, tôi nhận thấy nếu người thầy không thực sự say mê, yêu nghề, không có sự lao động sáng tạo thì sẽ khó có thể ứng dụng được CNTT vào giảng dạy, quản lý. Và phải coi CNTT là con đường ngắn nhất để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý. Nếu quyết tâm thì dù trong 2 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học hoàn cảnh nào, dù ở miền núi xa xôi, hay ngoài hải đảo với lòng nhiệt tình và trái tim nhiệt huyết chúng ta sẽ làm được. VI. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích, yêu cầu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành đề tài . + Nghiên cứu các tài liệu tin học có liên quan về ứng dụng CNTT. + Thâm nhập thực tế, quan sát, phỏng vấn, nghe báo cáo các kinh nghiệm ứng VII. Giới hạn của sáng kiến: Do kiến thức, khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ xung quanh những vấn đề về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học. Nhằm giúp cho CBGV thấy được ích lợi trong công tác ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học, từ đó nâng cao chất lượng trong công tác quản lý và dạy và học. VIII. Điểm mới trong SKKN: Kết quả nghiên cứu việc ứng dụng tin học của CBGV vào phục vụ giảng dạy. Giới thiệu "phần mềm" thống kê quản lý số lượng và chất lượng giáo dục thông qua kết quả kiểm tra đánh giá cuối học kỳ, cuối năm theo thông tư 32/BGD&ĐT. Việc lọc, đọc các số liệu trong các bảng tính để cho ra kết quả thống kê, đánh giá một cách chính xác và ứng dụng này có thể áp dụng vào tất cả các trường Tiểu học trong toàn huyện? Những thuận lợi khi sử dụng phần mềm này. 3 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học Phần B: N Ộ I DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lí luận: Năm học 2010 - 2011 là năm học mà toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt Năm học 2010 - 2011 là năm học mà toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt chủ đề: chủ đề: “Năm học tiếp tục Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục." “Năm học tiếp tục Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục." Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và giảng dạy Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và giảng dạy, tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách soạn giáo án, góp phần đem lại cho học sinh những giờ dạy thật sự bổ ích và sinh động. Có thể nói việc vận dụng những ứng dụng của CNTT đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ trong quá trình quản lý và giảng dạy tại trường nói chung và trường Tiểu học xã Nậm Cần nói riêng. 2. Cơ sở thực tiễn: Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc vận dụng CNTT đã tạo ra một phương thức nhẹ nhàng trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nếu chúng ta có sự cân nhắc và chọn lựa nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh hợp lý thì giáo án điện tử là một trong những hình thức đổi mới hiệu quả. Trước tình hình này, trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo của Sở GD- ĐT , Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và giáo viên những kỹ năng cơ bản để vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Qua các lớp tập huấn này, trình độ tin học, phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ CBQL, giáo viên đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Tất cả đội ngũ đều nhận thấy việc áp dụng những thành tựu CNTT vào quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục là một việc làm vô cùng cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên số CBGV thực hiện soạn giảng trên máy tính còn rất hạn chế. Tính đến năm học 2008 - 2009 toàn trường mới chỉ có 02 CBQL được cho phép soạn bài trên máy tính. Trong những năm làm công tác quản lý nhà trường tôi nhận thấy việc thực hiện công tác thống kê báo cáo vào cuối kỳ, cuối năm mất rất nhiều thời gian theo các yêu cầu thống kê của cấp trên. Các số liệu thống kê thường không đảm bảo độ chính xác và 4 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học thống nhất do việc tổng hợp từ giáo viên và tổ chuyên môn. Việc kiểm tra rà soát lại cũng mất rất nhiều thời gian. Chính vì điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tạo lập một "phần mềm" để giúp cho công tác thống kê và quản lý hiệu quả và chính xác hơn. II. Các biện pháp thực hiện: 1. Vận dụng CNTT vào quá trình chỉ đạo và quản lý nhà trường: Ngay từ đầu năm học, BHG nhà trường đã quán triệt tới đội ngũ CBGV,NV tinh thần làm việc: Mọi bộ phận chuyên môn cần ứng dụng những kỹ năng đã được tập huấn về CNTT để thực hiện hiệu quả công tác của mình. đặc biệt là công tác thống kê, báo cáo, việc ra đề thi . BGH công khai địa chỉ Email để khi cần, giáo viên có thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc. Qua việc thực hiện trao đổi thông tin, BGH đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của một số giáo viên, qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy, công tác. Từ đó phần nào giải tỏa những khó khăn, khúc mắc từ phía giáo viên, đồng thời tạo cho đội ngũ có sự tin tưởng hơn đối với BGH nhà trường. * Về quản lý nhân sự và thực hiện thông tin 2 chiều: Để góp phần vào công tác quản lý CBGV - CNV tôi đã tìm hiểu và cài đặt phầm mềm PMIS, VEMIS và cập nhật các dữ liệu thông tin về giáo viên để cập nhật kịp thời vào hồ sơ cá nhân trong chương trình quản lý cán bộ. Sử dụng những hiệu quả của chương trình để nhanh chóng phục vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Phòng GD. Ngoài ra tôi thường xuyên truy cập mạng internet để lấy những thông tin cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của nhà trường: Ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong tháng, tranh ảnh phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, thực hiện tuyên truyền cho cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đối với các bộ phận trong nhà trường như: Thư viện - Thiết bị, tài chính kế toán, Công đoàn, Đoàn, Đội cũng đẩy mạnh việc vận dụng CNTT vào quá trình thực hiện công việc để tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả lại tích cực (Soạn thảo 5 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học văn bản, kế hoạch hoạt động, thể hiện chứng từ, sổ sách ). Nhận thức được những tiện ích mà CNTT đã mang lại trong công việc, các bộ phận như: Công đoàn, Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM là những bộ phận chủ động và thường xuyên UDCNTT vào quá trình công tác và đã đạt được những hiệu quả nhất định 2. Công tác chỉ đạo và quản lý UDCNTT vào hoạt động giảng dạy: Thấy được tầm quan trọng cũng như những khó khăn của giáo viên khi ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy, Ban giám hiệu đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động để hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, từ việc nâng cao nhận thức của CBGV đến tập huấn sử dụng phần mềm, các tiện ích trong Excel để giáo viên chủ động nghiên cứu tìm, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, đến thời điểm này, phần lớn CBGV của trường đã chủ động ứng dụng CNTT như một công cụ trong đổi mới quản lý và dạy học. Song muốn ứng dụng CNTT có hiệu quả trong nhà trường, trước cần phải giúp cho CBGV hiểu rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT. Phải giúp giáo viên hiểu được thế nào là đổi mới dạy học và muốn đổi mới dạy học giáo viên phải làm gì? Đồng thời cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất để việc thực hiện đổi mới dạy học của GV dễ được thực hiện một cách có hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy ngay từ đầu tháng 10/2010, nhà trường đã tổ chức chuyên đề: nâng cao hiệu quả trong việc UDCNTT vào quá trình giảng dạy cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. Qua chuyên đề này giáo viên nòng cốt cùng BGH nhà trường đã hướng dẫn các đồng chí giáo viên thực hành một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào soạn bài và một số kỹ năng giảng dạy bằng trình chiếu. Ngoài ra BGH, Công đoàn, Chi đoàn, Đội TNTP và các bộ phận thường xuyên truy cập trên mạng để lấy thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác GD chính trị tư tưởng để giáo viên và học sinh hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ kỷ niệm trong năm như: 20/11, 22/12, 03/02, 08/03, 26/03 Đây chính là nguồn thông tin khổng lồ có ích, chính xác và lý thú, hỗ trợ đắc lực cho công tác GDCNTT trong nhà trường. Có thể nói rằng chính hệ thống internet là công cụ thúc đẩy sự phát triển việc vận dụng CNTT vào các hoạt động chung của nhà trường. làm cho các hoạt động trở nên thuận lợi và đạt được các hiệu quả như mong muốn. 6 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học Được sự chỉ đạo và tập huấn của PGD, tôi đã vận dụng những hiểu biết của bản thân để thành lập hệ thống thông tin thống kê, báo cáo trên các tiện ích của Excel bao gồm các thông tin về quản lý học sinh theo thông tư 32, hệ thống báo cáo Emis đầu năm, giữa năm, cuối năm, báo cáo tháng, báo cáo chất lượng định kỳ Trong quá trình thực hiện công tác quản lý tôi đã từng bước cải tiến những thông tin và các liên kết sao cho ngày càng hiệu quả, chính xác tốn ít thời gian cho việc nhập dữ liệu. Chính qua phần tiện ích này đội ngũ giáo viên tại trường đã có những thông tin cụ thể về tất cả các mảng hoạt động của chuyên môn nhà trường Việc lập hồ sơ quản lý trường tiểu học được tiến hành trên 100 sheet. Thông tin trong các sheet này được nối với nhau nhờ hệ thống đường Hyperlinhk và các công thức liên kết. Vì vậy việc nhập số liệu trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả. Việc đánh giá thống kê nhanh gọn chính xác. Cán bộ thống kê chỉ cần nhập điểm của học sinh qua các lần khảo sát định kỳ (HKI; HKII) là đã có đủ thông tin về lớp, toàn trường theo đúng các yêu cầu về báo cáo thống kê với PGD. (Có phần ứng dụng kèm theo) Ngoài ra trong hệ thống hồ sơ quản lý nhà trường tôi còn sử dung thêm một số book khác có liên quan đến công tác thống kê theo từng thời điểm về số lượng chất lượng, quản lý giáo viên, báo cáo tháng Để thuận tiện trong việc tra cứu báo cáo. Các book này được đặt ẩn trong win vì vậy có thể dễ dàng đặt thêm các book khác nếu cần. III. Hiệu quả của SKKN: Có thể nói từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, xác định được một trong những nội dung trọng tâm cần thực hiện đó là việc đổi mới phương pháp quản lý, tiếp tục khuyến khích và động viên đội ngũ sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy, trường Tiểu học xã Nậm Cần đã có những bước chuyển biến khá tích cực. Tổng số CBGV được PGD &ĐT công nhận và cho phép soạn bài trên máy tính tăng dần. Tính đến cuối năm học 2009 - 2010 toàn trường mới chỉ có 06 CBQL, GV tham gia soạn bài trên máy tính. Song trong HKI năm học 2010 - 2011 khi PGD&ĐT cho phép các đơn vị trường học quản lý việc soạn bài trên máy tính của giáo viên. Vì vậy, số CBGV mạnh dạn mua máy 7 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học tính và đăng ký sử dụng máy tính để soạn bài tăng lên 11 đồng chí . Hiện tại số CBGV có máy tính tại nhà là 16 đồng chí. Việc vận dụng "phần mềm" quản lý đã giúp cho BGH và các bộ phận trong nhà trường liên hệ và phối hợp nhịp nhàng hơn với nhau. Thông tin nhanh, chính xác, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đã phần nào giảm bớt cường độ lao động cho người quản lý và bộ phận tổng hợp. Hoạt động giảng dạy của nhà trường đều có sự đổi mới tích cực về phương pháp. Giáo viên đã chủ động đầu tư soạn giảng với những tiết học thật sự lôi cuốn học sinh. Việc tổ chức các hoạt động GDCNTT cho đội ngũ GV toàn trường cũng gặp nhiều thuận lợi. Đối với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhà trường đã thường xuyên truy cập để cung cấp cho giáo viên và học sinh những bài viết hay về Bác, những mẩu chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức sáng ngời của Người cũng lần lượt được giới thiệu với đội ngũ thông qua các buổi họp HĐGD của nhà trường. những buổi trò chuyện, giáo dục học sinh hiểu biết về ý nghĩa các ngày lễ trong tháng cũng phần nào hiệu quả và nhẹ nhàng hơn do việc tìm kiếm các thông tin để sinh hoạt tương đối đơn giản nhưng lại đầy đủ về nội dung và ý nghĩa. Kết quả cụ thể về chất lượng giáo dục toàn trường trong học kỳ I năm học 2010 - 2011 như sau: + Học sinh giỏi: 21 em + Học sinh tiên tiến: 95 em + Học sinh TBình: 113 em + Học sinh Yếu: 32 em Với những kết quả đã đạt được khi vận dụng CNTT trong thực tiễn đã chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ trong năm học 2010 - 2011. Với những nền tảng cơ bản này, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa không ngừng cải tiến để phát huy hơn nữa vai trò của "Phần mềm" trong công tác quản lý, để thực hiện tốt công tác thống kê và thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình Bên cạnh đó tôi sẽ tiếp tục bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng, kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT để bồi dưỡng cho đội ngũ và các bộ phận, các cá nhân đều có thể ứng dụng vào công việc của mình sao cho hiệu quả nhất. 8 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học Phần C: KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm: BGH cần truyền đạt tinh thần UDCNTT trong mọi hoạt động đến tất cả các thành viên trong HĐGD. Chứng minh cụ thể những hiệu quả mà UDCNTT nói chung và sử dụng "Phần mềm" nói riêng trong quá trình công tác. Hãy luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBGV có cơ hội tiếp cân với tin học và hướng dẫn giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. Có kế hoạch bồi dưỡng để đội ngũ tự tin, mạnh dạn vận dụng UDCNTT trong công việc. (tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn tin học ở trường và địa phương tổ chức) Nhân rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, công tác, để đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề, hội thảo CBQL luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất cả những thành viên trong nhà trường. II. Ý nghĩa của SKKN: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc UDCNTT vào công tác là một thử thách và nhiệm vụ của người CBQL. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền vững giáo dục Tiểu học trong tương lai. Việc ứng dụng SKKN này vào thực tế sẽ giúp cho công tác quản lý nhà trường trở nên nhẹ nhàng và khoa học. Giảm được phần nào áp lực cho đội ngũ làm công tác thống kê của nhà trường. Với dung lượng nhỏ gọn người CBQL nhà trường sẽ luôn có bên cạnh mình " cuốn cẩm nang" về toàn cảnh công tác giáo dục 9 SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học của nhà trường và có thể lấy bất cứ các số liệu liên quan khi cần thiết mà không phải phụ thuộc vào cán bộ làm công tác thống kê. III. Khả năng ứng dụng triển khai: Việc ứng dụng chuyên đề "Ứng dụng CNTT vào quả lý và giảng dạy" và ứng dụng " phần mềm " quản lý này có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị trường Tiểu học trong toàn huyện và có thể áp dụng rộng hơn nếu người sử dụng đặt thêm các lệnh lọc, đọc trong các công thức đếm và đặt thêm các trang khác phục vụ cho công tác thống kê của từng đơn vị. IV. Những kiến nghị đề xuất: 1. Đối với nhà trường: Cần phát huy tinh thần tự giác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Trong đó cần đặc biệt chú ý phát huy việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý và dạy học. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các thành viên trong tổ CNTT nhà trường trong việc tổ chức hướng dẫn CBGV, NV thực hành trên máy tính để giúp nâng cao sự hiểu biết và có thể ứng dụng thành thạo trong thực tế. 2. Đối với Phòng Giáo dục Trang cấp bổ sung một số máy tính và máy chiếu đa năng để tăng cường việc thực hành trong các buổi sinh hoạt chuyên đề. Người viết Hồ Đức Bình 10 [...].. .SKKN: Công tác quản lý và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học Mục lục Nội dung Phần A: mở đầu I Lý do chon đề tài II Mục đích nghiên cứu III Nhiệm vụ nghiên cứu IV Đối tượng - Khách thể nghiên cứu V Phương pháp nghiên cứu VI Giới hạn của SKKN Phần B: Nội dung I Cơ sở lý luận - Cơ sở thực tiễn II Biện pháp thực hiện... dung I Cơ sở lý luận - Cơ sở thực tiễn II Biện pháp thực hiện III Tự đánh giá kết quả Phần C: Kết luận I Bài học kinh nghiệm II ý nghĩa của SKKN III Khả năng ứng dụng TRANG 1 1 1 2 2 3 4 5 7 9 9 10 Danh mục các chữ viết tắt Các chữ viết tắt CBQL PGD&ĐT UDCNTT CNTT GDCNTT HKI HKII BGH Đội TNTP HĐGD CBGV Diễn giải Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ thông tin . xung quanh những vấn đề về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học. Nhằm giúp cho CBGV thấy được ích lợi trong công tác ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học, từ đó nâng cao chất lượng trong. đạt tinh thần UDCNTT trong mọi hoạt động đến tất cả các thành viên trong HĐGD. Chứng minh cụ thể những hiệu quả mà UDCNTT nói chung và sử dụng "Phần mềm" nói riêng trong quá trình công. vận dụng CNTT đã tạo ra một phương thức nhẹ nhàng trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nếu chúng ta có sự cân nhắc và chọn lựa nội dung kiến

Ngày đăng: 14/06/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan