GIÁ TRỊ : NHẬT KÝ TRONG TÙ

10 2.7K 24
GIÁ TRỊ : NHẬT KÝ TRONG TÙ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬT KÍ TRONG TÙ- HỒ CHÍ MINH I. Hoàn cảnh sáng tác: _Tháng 8-1942 Bác Hồ trở lại Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt Nam. Ngay29-8-1942 Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Túc Vinh, Quảng Tây, Trung Quốc. _ Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ gồm 134 bài viết bằng chữ Hán chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt, làm trong thời gian HCM bị cầm tù ở 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây Trung Quốc từ 29-8- 1942 đến 10-9-1943 ghi lại những điều người đã chứng kiến và tâm tư Người trong những ngày lao tù. II. Nội dung: 1. Phơi bày bản chất xấu xa, đen tối của bọn phản động TQ những năm 1942-1943: _Một chế độ nhà tù tàn bạo đối với tù nhân: Cái cùm, Bốn tháng rồi…=> đói rét, bệnh tật, chết chóc đầy đọa , rình rập những người tù. - Bắt người, giam người 1 cách vô lí: Gia quyến người bị bắt lính; Cháu bé trong ngục Tân Dương… Tác giả là đại biểu của VN, đồng minh của TQ chống Nhật, thế mà bỗng dưng bị bắt. Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi Tội trung với nước với dân à? ( Đến cục chính trị chiến khu IV) - Quan lại, cai ngục thối nát: Lai Tân, Tiền Công, Tiền đèn… Trong tù có tổ chức đánh bạc, buôn bán, hối lộ… - Một xã hội bất nhân: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi… 2. Thể hiện chân dung tinh thần của người tù CM: a. Tâm hồn lớn  Lòng nhân đạo:  thương người dân TQ đau khổ ở trong tù và ngoài tù - Trong tù, Người lắng nghe tiếng khóc vang của 1 em bé nửa tuổi (Cháu bé trong ngục Tân Dương), xót xa trước cái chết của một người tù (Một người tù cờ bạc chết cứng), cảm thông với “Người bạn tù thổi sáo” nhớ quê, nhớ nhà; với cảnh “Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng” - Khi bị giải đi, dù trong cảnh bị trói xích. Người vẫn thương nhà nông cần kiệm mà có thể bị đói kém (Long An – Đồng Chính) Người còn thương anh làm đường: “Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi” (Phu làm đường)  thương nhớ đất Việt và dân Việt: Tức cảnh, Ốm nặng, Không ngủ được  Tình yêu thiên nhiên: Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, Trên đường đi, Hoàng hôn… Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên, lòng người: Chiều tối, MRTTLN…  Tình yêu tự do: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Bị hạn chế … Phong thái ung dung tự tại: Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh  Tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng tương lai: Giải đi sớm, Chiều tối, Ốm nặng…  CHẤT THÉP b. Trí tuệ lớn:  Nhận thức quy luật cuộc sống theo chiều hướng tích cực: Tự khuyên mình, Trời hửng…  Tổng kết những bài học quý về sống, đấu tranh, sáng tác: Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo, Cảm hứng đọc Thiên Gia Thi  Tinh thần, ý chí CM kiên cường, bất khuất: Bốn tháng rồi, Học đánh cờ, Mới …núi -> phong thái ung dung tự tại, làm chủ hoàn cảnh và bản thân III. Nghệ thuật: - Bình dị mà sâu sắc: thường nói chuyện lớn qua sự việc bình thường, quen thuộc. + Nhìn lính khiêng lợn cùng đi, Người rút ra kết luận về sự mất tự do + Nghe tiếng giã gạo, Người nghĩ đến bài học “Gian nan rèn luyện” - Cổ điển mà hiện đại: + Cổ điển: giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung tự tại, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật + Rất cổ điển ở cảm hứng về vẻ đẹp của cảnh vật, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẻ tâm tình (Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, MRTTLN…), ở thể thơ và cách tả ngụ tình + Hiện đại: hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ + Rất hiện đại ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên, hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin thắng lợi (Chiều tối, Giải đi sớm); tinh thần dân chủ: cách chọn đề tài, cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ - Phong phú mà đặc sắc: khi trữ tình (Cảnh chiều hôm), khi hài hước châm biếm (Dây trói, Ghẻ, Lai Tân) hoặc kết hợp hai yếu tố này (Chiều hôm)  Câu hỏi ứng dụng: 1. Những nét cơ bản của bức chân dung tự học của HCM trong NKTT Bài 21: Ngục trung nhật ký - Ngời sáng ý chí bậc đại nhân Thiên Nhiên Trong "Nhật Kí Trong Tù" Của Hồ Chí Minh Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống, với con người, với tình yêu, với thơ. Truyền thống của thơ ca phương Đông càng đặc biệt chú ý đến vai trò của thiên nhiên. Bác Hồ sáng tác “Nhật kí trong tù” trong điều kiện lao tù khắc nghiệt, vậy mà bài thơ vẫn tràn ngập hình ảnh của thiên nhiên. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có nhận xét: “trong “Nhật kí trong tù” thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự”. Thiên nhiên được miêu tả trong “Nhật kí trong tù” rất chân thật, mang rõ nét cảm hứng về đất nước và con người. Bác bị giam hãm trong tù ngục đen tối, bị giải đi cũng hết sức khổ sở, vậy mà thơ Bác đâu có thiếu hình ảnh thiên nhiên. Mây, gió, trăng, hoa… trong thơ xưa cũng hiện diện trong thơ Bác, tất nhiên là với màu sắc mới. Hình ảnh của núi sông cũng khác, đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Nếu thiếu họa chăng là thiếu biển, nghĩa là thiếu đi một mảng thiên nhiên đầy sức hấp dẫn nhưng người đọc cũng dễ thông cảm với tác giả. Đền bù vào đó lại có biển của tình yêu thương mênh mông của Bác đối với con người: ''Anh đứng trong song sắt Em dừng ngoài song sắt Gần nhau trong gang tấc Má cách nhau trời vực.'' (Vợ người bạn tù đến thăm chồng) Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn. Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu kia (Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn), cho thấy cái bao la thăm thẳm của vũ trụ. Mây phủ trùng trùng trên đỉnh núi Tây Phong Lĩnh kia không hùng vĩ lắm sao! Dưới chân núi là một dòng sông mềm mại sáng trong như tâm hồn thi nhân sau mười bốn tháng tù không vướng chút bụi bẩn: “Núi ấp ôm mây mây ấp núi Lòng sông gương sáng bụi không mờ” Thiên nhiên đẹp trong thơ Bác còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Có hai hình ảnh của thiên nhiên thể hiện một cách đậm nét và kì lạ là vầng trăng và mặt trời. Vầng trăng thể hiện một cách đậm nét và kì lạ là vầng trăng và mặt trời. Vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên, cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn bất cứ hình ảnh nào của thiên nhiên. Trong bóng tối, Người lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì: "Chẳng được tự do mà hưởng nguyệt Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”. (Trung thu) Có lẽ không có thi sĩ nào trên đời này ngắm trăng như Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Hình ảnh mặt trời cũng giàu ý nghĩa. Mặt trời là nguồn sinh khí trong cảnh tù đày tăm tối: “Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc Chiếu cửa nhà lao cửa vẫn cài” Khi thì nó tượng trưng cho tương lai tươi sáng của cách mạng, tương lai của Người “Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” Khi thì nó tượng trưng cho sự toàn thắng của xã hội mới” “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn sớm sạch không” Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Người thường hiện diện với tư cách thi nhân. Đầu tập “Nhật kí trong tù” , Bác có nói: “Ngâm thơ ta vốn không ham”, nhưng trước ánh trăng, Bác lại nhận là thi nhân: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Hoặc trước buổi bình minh tươi đẹp, Người cảm thấy thi hứng dào dạt: “Hơi ấm bao la toàn vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng” Thiên nhiên thật sự là một người bạn trong cuộc sống, luôn đem lại niềm vui cho con người: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu” Với hoa, Bác cũng là tri kỉ: Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng, Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình; Hương hoa bay thấu vào trong ngục, Kể với tù nhân nỗi bất bình. Trong “Nhật kí trong tù” thiên nhiên cũng được miêu tả qua những hình ảnh đầy thử thách. Đó là những đêm tối mưa gió, giá lạnh, đướng sá hiểm trở. Đó là những hình ảnh chân thật trong những đêm giải tù: “Năm mươi ba cây số một ngày Áo mũ giầm mưa rách hết giày” Đó là những cảnh “gió sắc tựa gươm mài núi, rét như dùi nhọn chích cành cây”. Hoặc: “Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.” Thiên nhiên còn là những hình ảnh thử thách đầy gian lao: “Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Nhưng người Cộng sản Hồ Chí Minh bao giờ cũng vượt qua những thử thách gian lao của thiên nhiên để đạt đến mục đích cuối cùng: “Giày rách đường lầy chân lấm láp Vẫn còn dấn bước dặm đường xa” (Mưa lâu) “Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” “Thơ thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” thực sự có những bài rất hay. Có những phác họa sơ sài mà chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị như một bức tranh thủy mặc cổ điển. có những hình ảnh lộng lẫy sinh động như những tâm thảm thêu nền gấm chữ vàng, cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ đến những bức sơn mài thâm trầm rộn rịp” (Đặng Thai Mai). Thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” còn cho ta những bài học lớn, ví như bài học này chẳng hạn: con người dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn cho tâm hồn được trong sạch như dòng sông trong gương, không một chút bụi mờ: “Giang tâm như kính tịnh vô trần” (Lòng sông gướng sáng bụi không mờ) Câu hỏi: Nghĩ về tập thơ "NKTT" của HCM, nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ.Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép". Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua việc bình giảng bài thơ "Giải đi sớm" hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. HƯỚNG DẪN I. Mở bài: Nghĩ về tập thơ "NKTT" …thần thép". Lời nhận xét của Hoài thanh vừa khái quát được nội dung cảm hứng của tập thơ "NKTT" vừa lột tả được tinh thần của của mỗi vần thơ trong tập "NKTT". "Giải đi sớm" tiêu biểu cho tâm hồn cốt cách của HCM - một bài thơ không nói chuyện thép, nên giọng thép mới có tinh thần thép. II. Thân bài: 1. Xuất xứ bài thơ: 2. Giải thích ý kiến của bài thơ. - Lời nhận xét của Hoài Thanh khẳng định Bác có nói trong thơ có thép, điều này chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi": "Cổ thi thiên ái thiên nhiên nữ Sơn, thuỷ, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong. Hiện đại thi trung ưng hữu thiết Thi gia dã yếu diệc xung phong" => HCM không hề phủ nhận những đề tài thiên nhiên, trong thơ Người chỉ nhận xét thơ xưa quá thiên về thiên nhiên đẹp mà quên đi bao nhiêu điều khác, thơ hiện đại bên cạnh đề tài thiên nhiên cần có thêm tinh thần thép. - Nhà phê bình Hoài Thanh không chỉ đòi hỏi người đọc phải hiểu một cách linh hoạt uyển chuyển chất thép trong thơ Bác tránh khiên cưỡng cứng nhắc, mà còn chỉ ra hai dạng biểu hiện của chất thép trong thơ Bác: + Có khi chất thép được biểu hiện trực tiếp qua việc "nói giọng thép" "Lên giọng thép". Trong tập nhật kí, bên cạnh bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" trực tiếp nói chuyện thép, chỉ có vài bài thơ "lên giọng thép": "Kiên trì và nhẫn nại Không chịu lùi một phân Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần" (Nghe tiếng giã gạo) "Nghĩ mình trong bước gian truân (Bốn tháng rồi) "Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện ắt thành công" (Thơ xưa thiên về yêu cảnh thiên nhiên đẹp Núi, sông, khói, sóng, hoa, tuyết, trăng, gió Thơ hiện đại cần có thép Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng" (Tự khuyên mình) + Bên cạnh đó phần lớn các từ thơ trong tập "NKTT" đều thể hiện một chất thép gián tiếp qua đề tài thiên nhiên. Đó là những bài thơ "không nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn nồng nàn tinh thần thép", tiêu biểu là bài "Giải đi sớm". 3. Bình giảng bài thơ (Đề 6). => "Không nói chuyện thép, không nên giọng thép nhưng vẫn nồng nàn tinh thần thép". III. Kết bài Lời nhận xét của Hoài Thanh đã chỉ ra những dạng biểu hiện tinh tế của chất thép trong "NKTT" của HCM, một chất thép khi được bộc lộ trực tiếp qua việc nói chuyện thép", "lên giọng thép", khi được bộc lộ gián tiếp qua đề tài thiên nhiên trong thơ Bác mà bài thơ "Giải đi sớm" là một hiện thân cụ thể độc đáo. ý kiến của Hoài Thanh dù chưa chỉ ra được mỗi quan hệ giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác như lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông nhưng vẫn là một nhận xét sâu sắc và có sức thuyết phục về sáng tác của HCM trong hoàn cảnh thử thách nghiệt ngã. Câu hỏi: Đọc tập thơ "Nhật kí trong tù " của Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: "Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Anh đèn toả sáng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vẫn thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình" Anh (chị) hiểu ý thơ trên như thế nào. Qua việc bình giảng bài thơ "Chiều tối" hoặc "Giải đi sớm" hãy làm sáng tỏ bài thơ đó. Gợi ý giải bài I. Mở bài Nhận xét về sáng tác của HCM trong tập "NKTT", bên cạnh ý kiến của Hoài Thanh về những dạng biểu hiện tinh tế khác nhau của chất thép trong thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng có một nhận xét vô cùng đặc sắc: " Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp ánh đèn toả rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngat tình" ý kiến của nhà thơ HTT không chỉ gợi lên bát ngát tình, đọc những lớp ý nghĩa khác nhau, mà còng được thể hiện qua chính thực tiễn sáng tác của HCM, tiêu biểu là bài thơ. II. Thân bài Trong ý thơ của mình, HCM đã dùng hình ảnh "trăm bài" như một hình ảnh biểu tượng để chỉ hơn một trăm bài thơ trong tập "NKTT" của Bác. Đối với ông mỗi bài thơ trong tập nhật ký đều là một "ý đẹp", đẹp cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Lời NX này đã khẳng định giá trị lớn lao của từng ý thơ, từng tác phẩm trong tập Nhật ký. Dòng thơ :" ánh đèn xanh" vừa như một hình ảnh tả thực, miêu tả ánh sáng toả ra từ ngọn đèn soi sáng mái đầu còn trẻ của nhà thơ khi đọc thơ Bác, vừa có thể hiểu như một hình ảnh biểu tượng chỉ ánh sáng tinh thần toả ra từ tập "NKTT", soi sáng tâm hồn trí tuệ cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ => ý thơ đã khẳng định giá trị của ánh sáng tư tưởng, của những bài học nhân sinh toả ra từ tập nhật ký. - Nếu Hoài Thanh chỉ khẳng định hai dạng biểu hiện cảu chất thép trong thơ Bác thì HTT không chỉ khẳng định chất thép trong thơ người mà còn khẳng định mối quan hệ độc đáo giữa chất thép và chất tình. + "Thép" ở đây là xu hướng CM và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng quan tâm đến thơ "chuyên chú" ở con người như Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần "đâm mấy chẳng tà" của NĐC và được nâng cao trong thời đại CMVS. "Thép" là tích cách của nhà thơ đối với thiên nhiên ưu đãi với vạn vật, với con người. Củng có khi là những tâm sự riêng tư thầm kín, là những nỗi niềm tâm sự của một con người bình thường như mọi người mà HCM thể hiện trong mọi sáng tác của mình. 2. CM Bình giảng một trong hai bài thơ a. Với bài "Chiều tối"P - "Thép" là những phương diện lớn lao cao cả phi thường (đề số 5.2b ) - "Tình": + Tình yêu thiên nhiên, niềm thiết tha gắn bó với cuộc sống bình dị của con người. + Những tính cách bình thường (Đề 5, 2c) b. Đối với bài "Giải đi sớm" - "Thép": + Vượt lên trên hoàn cảnh, sự tự do tinh thần, cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao cao cả. - "Tình": + Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm trước bức tranh TN buổi sớm với những vận động đổi thay hết sức bất ngờ. + Là tính cảm xót xa thương cho chính mình khi đối diện trước cái khắc nghiệt của cảnh giải đi sớm: Đường xa, giá lạnh, bóng tối và sự vắng lặng vây quanh người tù đất khách. => Bài thơ (1), (2) vừa thể hiện một chất thép tinh thần cũng vừa bộc lộ một chất tình sâu sắc phong phú đa dạng, đó là một tác phẩm vừa nồng nàn chất thép vừa thấm đượm chất tình. Chính sự kết hợp độc đáo giữa chất "thép" và chất "tình", giữa cái lớn lao sâu sắc của nội dung tư tưởng với cái mới mẻ tinh tế của hiện thực nghệ thuật như thế đã làm cho bài thơ (1), (2) trở thành một "ý đẹp", và hơn một trăm bài thơ trong tập Nhật ký là "trăm ý đẹp". Tập "NKTT" như vậy vẫn tiếp tục toả ra cái ánh sáng kỳ diệu, áng sáng của tâm hồn trí tuệ tình cảm soi đường chỉ lối cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ. III. Kết luận: Lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông vừa chỉ ra mối quan hệ độc đáo giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác vừa khẳng định giá trị lớn lao lâu dài của tập Nhật ký bằng thơ. ý kiến này như một bổ xung độc đáo cho ý kiến giải cội nguồn làm nên sức hấp dẫn lâu dài của tập nhật ký bằng thơ: "Lại thương nỗi đoạ đầy thân Bác Mười bốn trăng xê tái gông cùm ôi chân yêu mắt mờ tóc bạc Mà thơ bay cách hạc ung dung" (Tố Hữu) Một số dạng đề thi : 1. Đề 1 : Tình và Thép trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, qua những bài thơ đã học và đọc thêm ở “Nhật ký trong tù". 2. Đề 2 : Viết về “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: “Tập Nhật ký trong tù là một tiếng nói chứa chan tình nhân đạo”. Hãy chứng minh ý kiến trên. thể dựa vào để phân tích đặc điểm của người chiến sĩ cộng sản. 3. Đề 3 : “Lại thương nỗi đọa đày thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi! Chân yếu mắt mờ tóc bạc Mà thơ bay … cánh hạc ung dung” (Tố Hữu) Từ những bài đã học và đã đọc trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ Tịch, hãy chứng minh nhận định trên. 4. Đề 4 : Tình cảm nhân đạo trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh 5. Đề 5 : Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác Hồ cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tự do. Vậy mà có lúc Bác lại tự nhận là “Khách tự do”, “Khách tiên”, có thể giải thích điều đó như thế nào? 6. Đề 6 : Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong “Nhật ký trong tù”, Người lại viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây; Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” Anh (chị) hãy giải thích về hiện tượng trên như thế nào? Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử ghi: Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc với tên Hồ Chí Minh lên đường đi Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng của người Việt Nam và đồng minh; cùng đi với Bác có đồng chí Lê Quảng Ba. Ở trong nước lúc đó phong trào Mặt trận Việt Minh lên cao. Trên thế giới, phát xít Đức đang tấn công như vũ bão vào Liên Xô. Hồng quân đang rút lui. Phát xít Đức có tới 266 sư đoàn, tức 6,2 triệu quân, 70.000 pháo cối, 6.600 xe tăng và pháo tự hành 3.500 máy bay chiến đấu,194 tàu chiến trên đất Liên Xô. Dự báo của Bác Hồ: Liên Xô sẽ thắng. Điều này đã được ghi trong Nghị quyết Trung ương Tám (khóa I) tháng 5-1941. Ta phải xây dựng và chuẩn bị lực lượng để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Hồ Chí Minh đi Trung Quốc nhằm mục đích liên lạc với lực lượng người Việt Nam lúc đó có mặt ở Trung Quốc và có thế lực dựa vào Tưởng Giới Thạch (lực lượng Việt Nam Quốc Dân đảng của Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần, Nghiêm Kế Tổ), để có thể cung cấp lực lượng vật chất cho mặt trận ở trong nước. Mặt khác, tại đây có lực lượng của đồng minh chống phát xít như lực lượng của Mỹ, của Quốc Dân đảng Trung Hoa, của cộng sản Trung Quốc…để giải quyết một số nội dung liên quan đến thực lực. Ở trong nước, ta có lực lượng, nhưng vũ khí, đạn dược và thuốc men vô cùng thiếu thốn và lạc hậu. Nếu được sự giúp đỡ của các đồng minh và các lực lượng khác giúp, lực lượng ta sẽ mạnh hơn. Ngày 27-8-1942, Hồ Chí Minh cùng Dương Đào - người dẫn đường (đồng chí Lê Quảng Ba ở lại nhà Từ Vĩ Tam ở Ba Mông, huyện Tĩnh Tây). Hai người đến phố Túc Vinh, huyện Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị quân tuần cảnh ở trụ sở của Quốc Dân đảng bắt giữ. Nguyên nhân bắt giữ theo báo cáo của tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Quốc Dân đảng là: “Khi kiểm tra căn cước, tuần cảnh phát hiện ra rằng ngoài chứng minh thư của “Quốc tế phản xâm lược hiệp hội Việt Nam phân hội” ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viên đặc biệt của “Quốc tế Tân văn xã”, và giấy thông hành quân dụng của Văn phòng Tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp… tất cả các giấy tờ đều cấp năm 1940, đã quá thời hạn sử dụng. Họ nghi Hồ Chí Minh là gián điệp nên bắt giữ. Bác đã bị quân Tưởng bắt từ ngày 27-8-1942, bị giam giữ qua 13 nhà tù. Người được thả tự do ngày 9-10-1943 sau 14 tháng giam cầm. Ở trong tù vô cùng cực khổ, đúng như người xưa đã nói “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày trong tù, ngàn năm ở ngoài). Bác cũng vậy, cực khổ, khó khăn, vất vả, nhưng những ngày tháng trong ngục tù, Người đã biến nhà tù thành trường học để rèn luyện ý chí của mình. Những ngày bị tù đày, Bác viết nhật ký bằng thơ đó là tập “Nhật ký trong tù”. Nhà thơ Viên Ưng (Trung Quốc) khi đọc “Nhật ký trong tù” đã khẳng định Hồ Chí Minh là bậc: Đại trí, Đại nhân, Đại dũng. Nhật ký của Bác là những điều Bác viết riêng cho mình, cũng như mọi người có tâm huyết và thói quen ghi nhật ký. Thường nhật ký thể hiện tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng, thậm chí rất riêng, có những chuyện không thể cho người khác biết được. Bác cũng viết riêng những tâm sự của mình như vậy. Đồng chí Vũ Kỳ, là Bí thư riêng của Bác từ năm 1945 cho đến lúc Bác qua đời, kể lại việc công bố cuốn “Nhật ký trong tù” : Những năm tháng sống bên Bác, Người rất giản dị, vài bộ quần áo vải, đôi dép cao su, không hòm rương, tủ mà hồi kháng chiến Bác đựng đồ đạc trong ba lô như ba lô của chiến sĩ. Thấy Bác có cuốn vở học sinh cũ, chữ viết bằng bút chì, một lần tò mò, đồng chí giở ra xem thì đó là những bài thơ bằng chữ Hán, Bác làm trong thời gian bị tù đày trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Đồng chí Vũ Kỳ đọc, các đồng chí sống bên Bác đọc, thấy khẳng khái, tràn đầy ý chí, nghị lực và những bài học về rèn luyện, tu dưỡng, những vần thơ về con người và yêu thương con người, thậm chí có cả những ý tưởng, những định hướng chiến lược cách mạng, văn hóa… Mọi người đề nghị Bác cho in ra để nhiều người đọc. Bác cười bảo rằng: Nhật ký là những tâm sự riêng của Bác, chứ không phải cho mọi người. Sau nghe các đồng chí xin nhiều lần, Bác đồng ý cho in, nhưng phải chọn lọc những bài thật cần thiết mới được xuất bản. “Nhật ký trong tù” có 135 bài, nhưng bài thứ 135 không là bài thơ nằm trong “Nhật ký” đó là bài “Tâm xuất ngục, học đăng sơn” (Mới ra tù, tập leo núi). Tên của bài thơ đã nói rõ điều đó. Tức là bài thơ làm sau khi Bác đã ra tù. Bài số 1, không có tựa đề, được coi là bài đề từ cho Nhật ký. Trang đầu của Nhật ký, Bác viết bài đề từ, ghi 29-8-1932 đến 10-9-1933 và hình ảnh hai nắm tay xiềng xích giơ cao: “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao, Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao”.(1) Hồ Chí Minh - Toàn tập - Tập3 - Nhật ký trong tù - Từ trang 263 - 440 Như vậy, tính cả bài đề từ, tập “Nhật ký trong tù” có 134 bài. Trước đây, tập thơ này của Bác được xuất bản với 130 hoặc 132 bài. Điều đó có những lý do mang tính chất tế nhị của quan hệ quốc tế. Lúc đó, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng, nhưng trong tập thơ của Bác có bài “Cảm ơn Hầu Chí Minh” (Chủ nhiệm họ Hầu). Hầu Chí Minh, Chủ nhiệm chính trị chiến khu IV của Quốc Dân đảng, người đã trực tiếp thả Hồ Chí Minh theo lệnh của Tưởng Giới Thạch. Khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh, ông đã hết sức tôn trọng và cảm phục. Vì những lý do tế nhị, nên những năm trước các bài số 127, 128, 134 chưa được công bố. Tập “Nhật ký trong tù” của Bác đã được dịch, giới thiệu và giảng dạy trong các trường học, đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích trên nhiều phương diện nội dung tư tưởng, tính chiến đấu, tính nhân văn và nghệ thuật thơ. Ngay trong tù ngục, tư tưởng đạo đức của Bác vẫn sáng ngời như ngọc, thể hiện sự rèn luyện, quyết tâm của Người. Những bài thơ, những dòng nghĩ suy của Bác luôn hướng về sự nghiệp cách mạng, luôn trăn trở vì sự nghiệp giải phóng dân tộc “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”, hoặc những định hướng những tâm tư về việc giáo dục con người : “Phần nhiều do giáo dục mà nên”, hoặc định hướng cho những người cầm bút làm báo, viết văn, làm thơ: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”… (2) Hồ Chí Minh - Toàn tập - Tập3 - Nhật ký trong tù - Từ trang 263 - 440 Hồ Chí Minh trong ngục tù, gian khổ vẫn một niềm lạc quan, bình tĩnh, tự tin, ung dung, đĩnh đạc “Hôm nay xiềng xích thay dây trói / Mỗi bước leng keng tiếng nhạc rung…”. Thơ Bác đem lại trong lòng mỗi thế hệ người Việt Nam niềm tự hào, sự ngưỡng mộ, từ những vần thơ mà mỗi câu, mỗi chữ đều toàn “Bích”. Đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết : “Con đọc trăm bài trăm ý đẹp, Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh, Vần thơ của Bác, vần thơ thép, Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” . . dạng đề thi : 1. Đề 1 : Tình và Thép trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, qua những bài thơ đã học và đọc thêm ở Nhật ký trong tù& quot;. 2. Đề 2 : Viết về Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh,. bài đã học và đã đọc trong Nhật ký trong tù của Hồ Chủ Tịch, hãy chứng minh nhận định trên. 4. Đề 4 : Tình cảm nhân đạo trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh 5. Đề 5 : Trong chuỗi ngày bị. bị tù đày, Bác viết nhật ký bằng thơ đó là tập Nhật ký trong tù . Nhà thơ Viên Ưng (Trung Quốc) khi đọc Nhật ký trong tù đã khẳng định Hồ Chí Minh là bậc: Đại trí, Đại nhân, Đại dũng. Nhật

Ngày đăng: 14/06/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thiên Nhiên Trong "Nhật Kí Trong Tù" Của Hồ Chí Minh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan