1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÂU HỎI OLIMPIC SINH 6

4 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LÝ THUYẾT SINH HỌC 6 1. Đặc điểm chung của thực vật: - Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. - Phần lớn không có khả năng di chuyển. - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. 2. Dựa vào những đặc điểm nào để nhận biết TV có hoa và TV không hoa? a. Thực vật gồm những cơ quan: - Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá; có chức năng sinh dưỡng. - Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt; duy trì và phát triển nòi giống Nhưng không phải tất cả TV đều có các cơ quan như trên. b. Dựa vào cấu tạo của cơ quan sinh sản để nhận biết: - Thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt. - Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt 3. TBTV gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào? a. Các thành phần chủ yếu của tế bào: - Vách tế bào: ở phía ngoài, làm cho TB có hình dạng nhất định (chỉ có ở TBTV) - Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào. - Chất TB ở trong màng ở trong màng, là chất keo lỏng chứa các bào quan. - Nhân: có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Không bào: chúa dịch tế bào. b. Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào. 4. Mô là gì? Kể tên một số loại mô. - Mô là nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau, cùng thcự hiện một chức năng riêng. - Một số loại mô: + Mô phân sinh: ở chồi ngọn, đầu rễ, trụ giữa hay phần vỏ của rễ, thân. Có khả năng phân chia, phân hóa thành các bộ phận của cây. Nhờ đó mà cây lớn lên và to ra. + Mô mềm: ở khắp các bộ phận của cây, gồm các TB sống có vách mỏng. Có chức năng chính là dự trữ. + Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm các TB vách dày có chức năng nâng đỡ cây và các cơ quan. + Mô dẫn: mạch gỗ và mạch rây có chúc năng vận chuyển các chất trong cây. Mạhc gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ. 5. Rễ gồm mấy miền? Chức năng chính của từng miền? Vì sao nói miền hút là quan trọng nhất? a. Rễ gồm 4 miền: - Miền trưởng thành: có các mạch gỗ và mạch rây- dẫn truyền thức ăn cho cây - Miền hút: có các lông hút – hấp thụ nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng: gồm các tế bào mô phân sinh – làm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ: che chở đầu rễ. b. Miền hút là quan trọng nhất vì có các lông hút thực hiện chúc năng hút nước và muối khoáng – chức năng chính của rễ 6. Nêu các chức năng khác của rễ biến dạng. - Rễ củ: phình to, chứa chất dự trữ dinh dưỡng cho cây. - Rễ móc: có móc bám do rễ phụ mọc ra từ thân,cành- giúp cây leo lên. - Rễ thở: rễ mọc ngược lên trên mặt đất – dự trữ oxi để hô hấp. - Giác mút: có giác mút đâm vào cây khác- lấy thcứ ăn từ cây khác. 7. Bộ phận nào thực hiện chức năng chính của rễ? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng qua lông hút của rễ. - Chức năng chính của rễ là hút nước và muối khoáng, nhờ các lông hút ở miền hút. - Con đường hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng lông hút vỏ mạhc gỗcác bộ phận của cây. 8. Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá. - Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn. - Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá: + Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành thân chính và hoa. + Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành cành mang lá. + Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa. Phát triển thành cành mang hoa. 9. Phân biệt các dạng thân. a. Các dạng thân: - Thân đứng: thân gỗ (cứng, có cành), thân cột ( cứng, không cành), thân cỏ (mềm, yếu, thấp). - Thân leo: leo bằng thân quấn và bằng tua cuốn. - Thân bò: bò sát mặt đất. b. Phân biệt các dạng thân trên: - Giống nhau: + Đều bao gồm các bộ phận chính: thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn. + Đều có chức năng vận chuyển thức ăn, mang lá, hoa, quả - Khác nhau: + Thân đứng: tự đứng thẳng trong không gian, kích thước thường lớn (trừ thân cỏ) + Thân leo: phải dựa vào giàn hoặc cây khác để leo lên cao lấy ánh sáng bằng các bộ phận như: thân quấn, tua cuốn, rễ móc.Đa số là thân cỏ, nhưng cũng có loại thân gỗ (dây bàm bàm, dây gắm) + Thân bò: mềm yếu không tự đứng được phải bò lan trên mặt đất 10. Thân sinh trưởng được dài và to ra là do đâu? a. Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. * Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, mía…ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh. b. Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh. - Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt vỏ ở phía trong. - Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ. Các tế bào này phân chia làm cho phần trụ giữa to ra. 11. So sánh cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non. a. Giống nhau: gồm các phần cấu tạo như nhau (vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ; trụ giữa gồm các bó mạch và ruột). b. Khác nhau: - Biểu bì vỏ miền hút của rễ có các tế bào kéo dài thành lông hút. - Bó mạch của rễ gồm mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ. Bó mạch của thân non: mạch rây ở ngoài và mạch gỗ ở trong. 12. Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó? a. Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp. b. Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó - Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp: phiến lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc sole nhau. - Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước: + Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần thịt lá bên trong. + Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống có tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hô hấp. + Trên lớp biểu bì (mặt dưới) có nhiều lỗ khí có thể đóng mở để thực hiện chức năng trao đổi khí, thực hiện hô hấp, thoát hơi nước ra ngoài. 13. Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? a. Viết sơ đồ tóm tắt của 2 quá trình: -Quá trình quang hợp:Nước + Khí cacbonic ánh sáng Tinh bột + Khí Ôxi -Quá trình hô hấp: Tinh bột +Khí oxi Năng lượng+ Khí Cacbonic+ Hơi nước b. Phân tích: - Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, hô hấp lại phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. - Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hô hấp, ngược lại hô hấp thải ra khí cacbonic cần cho quang hợp. 14. Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận? Vì sao? Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhận. Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt vỏ của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho lá. 15. Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng. - Đặc điểm của 2 hình thức sinh sản đó: + Sinh sản SD: cây mới được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) ở cây mẹ. + Sinh sản hữu tính: Cây mới được hình thành từ hạt có phôi (do hợp tử phát triển thành) kết quả của sự kết hợp giữa 2 loại tế bào sinh dục đực và cái. - So sánh:+ Trong sinh sản sinh dưỡng không có sự tham gia của tế bào sinh dục. + Trong sinh sản hữu tính phải có sự tham gia của 2 loại tế bào sinh dục đực và cái. 16. Các ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng dựa trên cơ sở nào và có lợi ích gì cho trồng trọt? - Cơ sở chung: dựa vào khả năng phân chia và lớn lên của tế bào hoặc nhóm tế bào của các cơ quan sinh dưỡng để tạo thành cây mới. - Ứng dụng:+ Tạo thành cây mới nhanh hơn so với trồng bằng hạt. + Có thể duy trì các đặc tính tốt của cây mẹ. + Trong trường hợp ghép cây có thể kết hợp nhiều đặc tính mong muốn trên cây. + Nhân giống vô tính trong ống nghiệm tạo được rất nhiều cây giống cùng một lúc nên tiết kiệm giống và rẻ tiền 17. Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD - Có 2 cách thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn. - Phân biệt:+ Tự thụ phấn: hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. VD: Hoa lạc, đậu xanh, đậu đen… + Giao phấn: hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc; hoặc hoa đơn tính. VD: hoa kê, phi lao, liễu, phong lan, mướp, dưa chuột… 18. Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ của thụ tinh? -Phân biệt: + Hiện tượng thụ phấn chỉ tạo cơ hội cho tế bào sinh dục đực gặp tế bào sinh dục cái có trong noãn của bầu nhụy để thụ tinh. +Hiện tượng thụ tinh là sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục đực và cái để tạo thành hợp tử (là cơ sở để hình thành cá thể mới) -Giải thích +Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nẩy mầm thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện. +Có một số trường hợp có thụ phấn nhưng không có thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được. 19. Những nhóm nào trong giới thực vật được xếp vào TV bậc thấp? TV bậc thấp có những đặc điểm gì? Tại sao gọi là TV bậc thấp? - Đó là những cơ thể sống chủ yếu ở nước: các loại tảo. - Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, rất đơn giản, chưa có các loại mô, đặc biệt là mô dẫn. hình thcứ sinh sản sinh dưỡng (thấp) và cơ quan sinh sản hữu tính (những túi đơn bào cấu tạo đơn giản) - Những đặc điểm đó thể hiện mức độ thấp của tổ chức cơ thể sinh vật nói chung, phù hợp với môi trường sống của nước, là loại môi trường của các cơ thể sống đầu tiên xuất hiện. Vì vậy được gọi là TV bậc thấp. 20. Những nhóm nào trong giới thực vật được xếp vào TV bậc cao? TV bậc cao có những đặc điểm gì? - Gồm các nhóm: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. - Các đặc điểm:+ Có rễ thân lá phù hợp với môi trường sống trên cạn: Rêu: Chưa có rễ thật, thân không phân nhánh, lá gồm 1 lớp tế bào với đường gân ở giữa thô sơ. Các nhóm còn lại: có rễ, thân lá thật, có mạch dẫn. + Sinh sản bằng bào tử hoặc bằng hạt, sinh sản hữu tính, có phôi xuất hiện. 21. Thế nào là dị dưỡng? Tại sao Vi khuẩn và nấm lại có lối sống dị dưỡng? Phân biệt lối sống kí sinh và hoại sinh? - Dị dưỡng là sự hấp thụ các chất hữu cơ có sẵn ở môi trường. - Vi khuẩn và nấm có lối sống dị dưỡng là do trong cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ. - Có 2 kiểu dị dưỡng: + Kí sinh: lấy thức ăn từ các cơ thể sống khác. +Hoại sinh: lấy thức ăn là các chất hữu cơ từ xác động, thực vật đang phân hủy. CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ 1. Những diễn biến cơ bản của NST trong trình giảm phân. - Lần phân bào I + Kì đầu: Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó tách rời nhau ra. +Kì giữa: Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. +Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. +Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép). -Lần phân bào II: + Kì đầu: Các NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội. +Kì giữa: NST kép xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. +Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. +Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được atọ thành với số lượng là bộ đơn bội. 2 . Điểm giống và khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân. -Điểm giống nhau:+Đều là các quá trình sinh sản của tế bào +Có các kì phân bào giống nhau. +Các thành phần của tế bào như: trung thể, thoi vô sắc, màng nhân, nhân con, màng tế bào chất có những biến đổi trong từng kì tương ứng. +Có những hoạt động như: nhân đôi, duỗi xoắn, thoá xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li. -Điểm khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào Xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể (hợp tử, tế bào sinh dưỡng) Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín ( tinh bào bậc I và noãn bào bậc I ) Hoạt động NST Không xảy ra sự tiếp hợp NST Có xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I Có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li Kết quả Từ một tế bào mẹ 2n NST qua một lần phân bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST. Từ một tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con đều có n NST 3. So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật -Giống nhau: + Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục. +Đều lần lượt trải qua hai quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân của các tế bào sinh giao tử. +Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục -Khác nhau: Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái -Xảy ra các tuyến sinh dục đực (tinh hoàn). -Số lượng giao tử được tạo ra nhiều hơn; mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân tạo ra 4 giao tử đực. -Trong cùng loài, giao tử đực có kích thước nhỏ hơn giao tử cái. -Xảy ra các tuyến sinh dục cái (buồng trứng). -Số lượng giao tử được tạo ra ít hơn; mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân tạo ra 1giao tử cái. -Giao tử cái có kích thước lớn hơn giao tử đực do phải tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi ở giai đoạn đầu, nếu xảy ra sự thụ tinh. 4. Phát sinh giao tử ở TV hạt kín: a. Sự hình thành hạt phấn: Một tế bào nhu mô (trong bao phấn, tích trữ chất dinh dưỡng) nguyên phân các tế bào mẹ tiểu bào giảm phân 4 bào tử đơn bội (n) nguyên phân 2 tế bào không có vách ngăn có nhân sinh dưỡng (n) và nhân sinh dục (n) tạo thành hạt phấn có 2 nhân. c. Sự hình thành túi phôi: Một tế bào nhu mô (trong noãn bào, tích trữ chất dinh dưỡng và nhựa) nguyên phân các tế bào mẹ đại bào tử giảm phân 4 bào tử đơn bội (n) nguyên phân 3 lần tế bào không có vách ngăn có 8 nhân đơn bội (n) gồm 3 đối cầu, 2 trợ cầu, trứng và 2 nhân đơn bội (là trứng phụ hay nhân sinh dưỡng) . biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng. - Đặc điểm của 2 hình thức sinh sản đó: + Sinh sản SD: cây mới được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) ở cây mẹ. + Sinh. bào sinh dục đực và cái. - So sánh:+ Trong sinh sản sinh dưỡng không có sự tham gia của tế bào sinh dục. + Trong sinh sản hữu tính phải có sự tham gia của 2 loại tế bào sinh dục đực và cái. 16. . bào sinh giao tử. +Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục -Khác nhau: Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái -Xảy ra các tuyến sinh dục đực (tinh hoàn). -Số lượng giao tử

Ngày đăng: 14/06/2015, 03:00

Xem thêm: CÂU HỎI OLIMPIC SINH 6

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w