1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRẦN QUỐC TOẢN

3 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 27,45 KB

Nội dung

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh

Trang 1

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚, 1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống

ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân

Nguyên lần thứ hai

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương

Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua) Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương Quân giặc tan vỡ lớn Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: " Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương"[2] Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi:

Quan quân đến sông Như Nguyệt , thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh [3] Kinh thế đại

điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết: Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai

Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi

đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống

đỡ kịch liệt Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2-2 âm lịch

Lá cờ thêu 6 chữ vàng

• Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là:

Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

• Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam, một số con đường của các thành phố, tỉnh , ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một tàu chiến RVNS Tran Quoc Toan (HQ-06) của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

• Trần Quốc Toản là cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử

"Lá cờ thêu sáu chữ vàng", trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm.

Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:

Quốc Toản là trẻ có tài,

Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,

Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung

Trang 2

Thật là một đấng anh hùng,

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.

Trần Quốc Toản - Tuổi Trẻ Anh Hùng

Hội nghị Bình Than (1282) bàn kế hoạch chống giặc Nguyên của vương triều Trần, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) không được tham dự do tuổi còn nhỏ, đã bực mình bóp nát trái cam trên tay Sau đó, ông tự lập một đạo quân hơn nghìn người, lấy lá cờ thêu 6 chữ "phá cường địch, báo hoàng ân" làm cờ hiệu Đội quân của người anh hùng trẻ tuổi đã đánh cho quân Nguyên nhiều phen khốn đốn Sau khi Trần Quốc Toản hy sinh, vua đã tự tay làm văn tế và truy tước vương cho ông

Tin Quan gia mật truyền cho tất cả các vương hầu, trăm quan tháng 11-1282 về Bình Than bàn kế đánh phòng quân Thát làm Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản mừng rỡ Tương truyền Hoài Văn hầu chính là con Hoài Đức vương Bà Liệt Một vị vương mà khi còn là trai tráng đã từng làm đô lực sĩ kiêm đô vật của triều đình Mang dòng máu thượng võ, chàng tuổi trẻ đó sớm có lòng yêu nước sôi nổi Mấy năm nay, thấy sứ đi lại nghênh ngang trên phố phường Thăng Long, Hoài Văn hầu căm lắm Bây giờ thì thời cơ đến rồi Chuyến này đến Bình Than, nhất định Hầu phải xin bằng được Quan gia cho đánh

Đến ngày, Hầu cùng Hoài Nhân vương Kiện, người tôn thất cùng tuổi, hăm hở nhảy lên lưng ngựa, nhắm hướng Bình Than ra roi phóng tới Bình Than kia rồi! Cả hai vội xuống ngựa Đi gấp, phóng nhanh, nên Hầu toát hết mồ hôi Nóng và khát, Hầu vẫn giục Kiện rảo bước Một đội quân Thánh dực bỗng tiến ra Một người tiến lại dâng Hầu một quả cam vua ban và lễ phép mời Hầu quay lại Hầu tức lắm, nói lớn:

- Ta là Hoài Văn hầu, còn đây là Hoài Nhân vương Quan gia truyền tất cả vương, hầu đến đây dự họp Sao ngăn ta lại?

Hầu quên khuấy mất là Hầu mới mười lăm Là con nhà võ, người Hầu sớm vạm vỡ hơn những bạn cùng lứa Nhưng dù sao, Hầu vẫn chưa phải lớn, chưa đủ tuổi để được dự bàn việc nước Lệnh của Quan gia đã ban ra như vậy, Hầu không dám trái Tuy thế, nhìn các vương, hầu trăm quan nối nhau tiến vào hội nghị, Hầu vẫn tức điên người Hầu bậm môi, nắm tay Lát sau, nhìn lại: quả cam vua cho đã nát lúc nào!

Hầu hậm hực rời Bình Than ra về Nhưng rồi Hầu nghĩ: Quan gia đã không cho Hầu cầm quân của triều đình, vậy Hầu mộ quân lấy Đằng nào thì cũng đánh giặc Cứ đánh giỏi là được, là Quan gia phải cho đi theo Hầu bèn về ấp Trang Liệt (Từ Sơn, Bắc Ninh) tập hợp các đầy tớ và những người thân thuộc được hơn một nghìn người, tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền chờ ngày giết giặc Hầu lại cho thêu một lá cờ lớn đề sáu chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân!" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua) làm cờ hiệu riêng cho đội quân của mình

Cuối tháng chạp năm Giáp Thân (tháng 1-1285), quân Nguyên Mông chia làm nhiều mũi xâm lược Đại Việt Giặc bị chặn đánh quyết liệt ở khắp nơi Nhưng thế giặc mạnh, chúng vẫn ồ ạt tiến mỗi lúc một sâu Trong những ngày khó khăn ấy, đội quân có lá cờ thêu sáu chữ do Trần Quốc Toản dẫn đầu đã xuất hiện, đương đầu với giặc dữ, góp phần làm chậm bước tiến của quân thù Công lao và tài ba đó của Hoài Văn hầu đã được Quan gia biết đến Chính vì thế, khi đại quân ta phải tạm rút vào Thanh Hóa, Hoài Văn hầu đã được Quan gia cho đi theo hộ giá (bảo vệ vua) cùng với Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và nhiều vương hầu, tướng lĩnh khác

Vào tháng tư năm Ất Dậu (6-5 đến 4-6-1285), quân Nguyên Mông bắt đầu khốn đốn Thời cơ

Trang 3

phản công đã đến Hoài Văn hầu cùng các tướng lại theo Quốc công tiết chế, Thượng tướng Thái

sư và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật cưỡi thuyền vượt biển ra Bắc, tiến công vào các đồn trại của giặc dọc theo phòng tuyến sông Hồng Trong khi Quốc công tiết chế cầm quân đánh vào cứ điểm địa đầu của phòng tuyến là đồn A lỗ (ở đoạn sông Hồng nối với sông Luộc) và Chiêu Văn Vương cùng các tướng vượt lên đánh vào cửa Hàm Tử (thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên) thì Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản theo Chiêu Thành Vương và tướng quân Nguyễn Khoái đem quân đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết (gần bãi Thiên Mạc, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) Tại đây, quân giặc cố sống cố chết chống lại Hoài Văn hầu tung hoành xông xáo, cùng quân, tướng ta đánh tan quân giặc Thừa thắng, dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư, Hoài Văn hầu cùng các tướng khác và các thủ lĩnh dân binh các lộ do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền cầm đầu, đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ở Chương Dương (thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây) Phá vỡ mặt trận xung yếu này của giặc, Hoài Văn hầu vội dẫn đầu đội quân có lá cờ sáu chữ lao thẳng lên như một cơn lốc, vây đánh dữ dội đại bản doanh quân Nguyên ở Thăng Long Quân

kỵ lừng danh thế giới của giặc đã không thi thố được ngón gì trước đội quân cảm tử "chạy nhảy rất nhanh, đi lại như gió" của Hoài Văn hầu Cùng với các mũi khác hợp vây Thăng Long, quân của Hoài Văn hầu đã đẩy Thoát Hoan và tên nguyên soái khét tiếng tài ba của đế quốc Nguyên Mông

là A Lý Hải Nha vào tình cảnh "rất khốn đốn, thiếu thốn, khí giới đều hết, quan quân mỏi mệt, tử thương nhiều" như chính chúng đã thú nhận Ít ngày sau, Thoát Hoan và A Lý Hải Nha phải mở một đường máu tháo chạy qua sông Hồng Thăng Long được giải phóng Hoài Văn hầu uy nghi trên mình ngựa, dưới lá cờ thêu sáu chữ tung bay, dẫn đoàn quân chiến thắng trở về

Không kịp nghỉ ngơi, đoàn quân của Hoài Văn hầu lại được lệnh lên đường Vượt sông Hồng, đoàn quân của Hầu rạp mình trên lưng ngựa Ngựa phóng như bay đưa quân đi như gió Có thế mới kịp vượt lên chặn đầu quân giặc!

Bấy giờ bọn Thoát Hoan, A Lý Hải Nha, Lý Hằng, Đường Ngột Đải, Giảo Kỳ, Lý Quán đang dẫn đại quân nhằm hướng biên giới đông bắc mà chạy Suốt mấy chục dặm, không thấy quân Đại Việt đuổi theo, cả bọn đã yên trí, thở phào Đến bến đò Như Nguyệt, chúng sắp sửa qua sông Bỗng ầm ầm Tiếng võ ngựa, tiếng quân reo như có thiên binh vạn mã ập tới Rồi từ trong đám bụi

mù trời, lá cờ sáu chữ hiện ra lồng lộng trước gió Quân giặc hoảng sợ, xô đẩy nhau mà chạy Nhưng đến khi biết là quân của Hoài Văn hầu ít, bọn tướng giặc cậy đông, liều mạng thúc quân dừng lại chống đỡ Một trận hỗn chiến đã xảy ra ác liệt Quân giặc đông nhưng hỗn loạn nên không chống cự nổi quân ta, cuối cùng đành bỏ chạy Hoài Văn hầu hô quân rượt theo Trên

đường đuổi đánh, chẳng may Hoài Văn hầu bị tử thương

Được tin người anh hùng trẻ tuổi đã mất, vua Trần rất thương tiếc Kháng chiến thành công, vua sai làm lễ tang Vua thân làm bài văn tế và truy phong tước vương cho Trần Quốc Toản

Ngày đăng: 13/06/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w