1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp

134 2,9K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 19,8 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI GIẢNG Họ tên giáo viên: NGUYỄN HỮU TRÍ Khoa: MAY – THỜI TRANG – DA GIÀY Môn học: THỰC HÀNH THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, 1/2015 Bài giảng Thực hành Thiết bị may công nghiệp [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 2 Mục lục Mục lục:…………………………………………………… ……….……….…Trang 1 Bài 1: Máy may bằng 1 kim………………….…………………………….… Trang 2 Bài 2: Máy vắt sổ…… ……………….…………………………………….….Trang 29 Bài 3: Máy đính nút…………………………….…………………….….….… Trang 48 Bài 4: Máy thùa khuy….…………………….…………………… ……….… Trang 62 Bài 5: Các dạng cử, gá lắp……………………… …………………… …… Trang 77 Bài 6: Thiết bị dùng trong ngành may …………………….…………….…… Trang 114 Bảng tổng hợp vật tư dùng trong môn học……….………………………….… Trang 133 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 3 Bài 1: MÁY MAY BẰNG 1 KIM 1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI THỰC HÀNH 1.1. Mục đích: ─ Nhận dạng được mũi may thắt nút ─ Sử đụng được các máy may bằng 1 kim. ─ Bảo trì, bảo quản các loại máy may bằng 1 kim. ─ Tìm ra các nguyên nhân gây hư hỏng và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường các loại máy may bằng 1 kim. ─ Rèn luyện các kỹ năng, tính tỉ mỉ, tính kiên nhẫn và tác phong công nghiệp. 1.2. Yêu cầu: ─ Nhận dạng được các dạng mũi may thắt nút ─ Làm chủ tốc độ máy may bằng 1 kim. ─ Chỉnh và lắp được thuyền vào máy may bằng 1 kim. ─ Lắp được kim và chỉ vào máy may bằng 1 kim. ─ Hiệu chỉnh được sức căng của chỉ. ─ Sửa chữa được các hư hỏng thông thường ─ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 2. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ STT Dụng cụ và nguyên liệu Đơn vị tính Định mức/SV Định mức/sản phẩm Ghi chú 1 Dụng cụ cầm tay: Kim DB, thuyền, suốt, chỉ, kéo bấm, ốc kim, vít vặn ốc Bộ 01 Sinh viên tự trang bị 2 Máy may bằng 1 kim CN máy 1 Nhà trường cung cấp Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 4 3. VẬT TƯ STT Dụng cụ và nguyên liệu Đơn vị tính Định mức/SV Định mức/sản phẩm Ghi chú 1 Giấy thực tập Tờ 5 Sinh viên tự trang bị 2 Vải thử máy mét 1 Nhà trường cung cấp 4. NỘI DUNG 4.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1: Các dạng mũi may cơ bản. 1.2. Mũi may thắt nút. 1.2.1. Định nghĩa: là mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim, cùng 1 chỉ của ổ tạo thành các mũi thắc nút liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu 1.2.2. Ký: hiệu: 300 (Con số đầu tiên đại diện họ mũi may. Hai số sau biểu thị cho dạng tếch chỉ khác nhau của họ của mũi may đó). 1.2.3. Kết cấu:  301: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch) Nt = 1.4 m Lt = 1.4 m 2.8 m  302: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch) Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 5 Nt = 2.65 m Lt = 2.65 m 5.3 m  306: đường may ziczac 2 mũi (Double lockstitch 4 stitch zigzag) Nt = 2.85 m Lt = 2.85 m 5.7 m  308: đường may ziczac 3 mũi (Double lockstitch 6 stitch zigzag) Nt = 3.7 m Lt = 3.7 m 7.4 m Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 6 1.2.4. Đặc tính:  Rất bền chặt, hình dạng 2 mặt giống nhau  Đường may kém đàn hồi  Hướng tạo mũi thực hiện được cả 2 chiều  Bộ tạo mũi may phức tạp  Chỉ dưới bị giới hạn 1.2.5. Phạm vi ứng dụng:  Dùng cho tất cả các loại máy may bằng đường thẳng  Dùng cho tất cả các loại nguyên liệu dệt thoi, da (ít dùng trong nguyên liệu dệt kim)  Dùng cho các loại máy chuyên dùng (máy may bằng 2 kim) Chương 2: Máy may. 2.1. CHỨC NĂNG CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ CHI TIẾT MÁY: 2.1.1 Cấu tạo và chức năng của kim: 2.1.1.1. Cấu tạo của kim: gồm 3 phần (Đốc kim, Thân kim, Mũi kim).  Đốc kim: là phần kim dùng để gắn vào trụ kim, trên đốc kim có ghi chỉ số kim  Thân kim: là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu. Thông thường thân kim có dạng trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện nhau (thường là 1 dài 1 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 7 ngắn). Cuối thân kim là lỗ kim, ở trên lỗ kim phía bên ngắn thường có vẹt lõm vào thân kim  Mũi kim: là phần kim để đục xuyên qua nguyên liệu, tùy theo chủng loại nguyên liệu và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau. Các dạng thường gặp là: mũi kim nhọn, mũi kim tròn. 2.1.1.2 Nguyên lý hoạt động của kim:  Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống tận cùng dưới. Trong giai đoạn này chỉ kim nằm dọc theo 2 rãnh thân kim và ôm sát mép trên lỗ kim  Khi kim từ tận cùng dưới rút lên, nhánh chỉ nằm trong rãnh dài ít bị ma sát giữa chỉ với nguyên liệu may, nên phần lớn được rút lên theo kim. Còn nhánh chỉ phía bên rãnh ngắn do phần thân kim không có rãnh nên phần lớn nhánh chỉ này bị cản lại dưới lớp nguyên liệu, phồng ra tạo thành vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ hay mỏ móc sẽ chui vào vòng chỉ này gọi là bắt mũi 2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng chỉ ở lỗ kim  Khoảng rút lên của kim: từ vị trí tận cùng dưới tới vị trí bắt mũi khoảng cách này càng lớn, vòng chỉ hình thành càng lớn Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 8  Lực ma sát giữa chỉ và nguyên liệu: + Nguyên liệu càng dày thì lực ma sát lớn nên vòng chỉ hình thành càng lớn + Nguyên liệu có sự dệt khích thì ma sát lớn nên vòng chỉ hình thành càng lớn + Lực ép chân vịt quá yếu thì kim đâm xuống mặt vải bị chùng xuống làm giảm độ ma sát nên vòng chỉ hình thành kém  Chỉ số chỉ phải phù hợp với chỉ số kim: chỉ quá nhỏ so với lỗ kim hoặc chỉ có độ se lớn sẽ dễ làm lệch vòng chỉ gây khó khăn cho việc bắt mũi  Chỉ có độ đàn hồi quá lớn dễ tạo vòng chỉ nhỏ 2.1.2 Cơ cấu nén ép nguyên liệu:  Cơ cấu nén ép nguyên liệu có chức năng ép giữ nguyên liệu tạo độ căng phẳng cần thiết cho nguyên liệu để đủ lực ma sát cho quá trình hình thành vòng chỉ ở lỗ kim. Ngoài ra cơ cấu này còn có nhiệm vụ phối hợp với cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu để đẩy nguyên liệu đi.  Cơ cấu nén ép nguyên liệu gồm có: tấm kim (mặt nguyệt), chân vịt tùy theo chức năng của từng loại máy mà các chi tiết này có hình dạng khác nhau  Đối với nguyên liệu dầy thì lực ép phải lớn, đối với nguyên liệu mỏng thì lực ép phải vừa đủ. Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 9 2.1.3 Hệ thống đều hòa và cung cấp chỉ  Để có mũi may đúng kỹ thuật, thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi vào lấy vòng chỉ của kim chính xác. Sau đó mũi chỉ phải được thắt chặt đúng hình dạng vị trí trên sản phẩm.  Như vậy, phải có sự điều hòa lượng chỉ này. Việc điều hòa chỉ trong quá trình tạo mũi rất quan trọng phải đảm bảo cung cấp đủ chỉ cho việc bắt mũi, khi đã bắt mũi rồi thì phải thu hồi lượng chỉ dư về và thắt chặt mũi may, đồng thời tiếp thêm phần chỉ từ ngoài cuộn vào cho quá trình tạo mũi tiếp theo.  Lượng chỉ lưu thông này phụ thuộc vào dạng mũi may và kết cấu chi tiết bắt mũi.  Cụ thể là ở chi tiết trực tiếp thực hiện việc điều hòa chỉ và cung cấp chỉ. Dạng mũi thắt nút thường sử dụng cò giật chỉ.  Nguyên tắc hoạt động: Cò giật chỉ có dạng chuyển động xoay lắc lên xuống. Khi mỏ ổ bắt mũi và đem vòng chỉ này lộn qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ thì cò giật chỉ phải đi xuống, thả lỏng chỉ kim để cung cấp chỉ cho quá trình này. Khi vòng chỉ đã vượt qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ, mỏ ổ nhả vòng chỉ ra thì cò giật chỉ phải rút lên nhanh để thu hồi lượng chỉ thừa về, đồng thời thắt chặt mũi chỉ vừa hình thành và rút thêm từ cuộn chỉ vào 1 lượng chỉ phục vụ cho mũi may tiếp theo Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 10 2.1.4 Cơ cấu tạo lực căng chỉ:  Để chỉ được thắt chặt và có hình dạng vị trí đúng cho sản phẩm thì ngoài việc điều hòa đúng lượng chỉ phủ có lực căng xác định.  Lực căng chỉ phụ thuộc vào dạng mũi may. Loại chỉ, độ dầy nguyên liệu tính chất nguyên liệu và chiều dài mũi may.  Nguyên tắc chung khi điều chỉnh lực căng là lực căng chỉ trên bao giờ cũng phải tương ứng với lực căng chỉ dưới theo tiêu chuẩn mũi may  Lực căng chỉ cho các bộ phận sau tạo ra các mắt dẫn chỉ tạo ra lực căng ban đầu trước khi vào cụm đồng tiền, khi đi qua cụm đồng tiền chỉ được hiệu chỉnh độ căng chính xác. Ta có các bộ phận: cụmg đồng tiền, me thuyền là các bộ phận chính tạo lực căng chỉ còn các chi tiết phụ khác như mắt dẫn chỉ và các bộ phận phụ trong hệ thống tạo lực căng chỉ [...]... Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 17 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 18 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 19 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 20 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 21 Bài 1:Máy may bằng... Chân vịt hư 4.2.2.12 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp  Sinh viên chấp hành nội qui xưởng thực hành may và làm việc theo hướng dẫn của giáo viên  Sinh viên không được tự ý tháo, lắp các bộ phận của thiết bị  Sinh viên phải mang giày, dép cách điện khi sử dụng thiết bị  Sinh viên chỉ để nguyên liệu và dụng cụ cầm tay ở thiết bị  Sinh viên không mang đồ ăn, nước uống vào khu vực làm... trình thực hiện bài thực hành ─ Giải thích những vấn đề học sinh còn vướng mắc 5.2 Đánh giá: STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Chuẩn bị 2 Kỹ năng, thao tác 3 Vệ sinh, an toàn lao động 4 Thời gian 1 5 Kỹ thuật: 7 0,5 1 0,5  Đường may có 2 mặt giống nhau  May nhanh không đứt chỉ  Mật độ mũi chỉ 5 mũi/Cm  Vải không bị nhăn Tổng cộng [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] 10 Page 29 Bài 2:Máy vắt sổ Bài. .. lượng chỉ cung cấp cho mỗi mũi may Khi may vải dầy, chuyển đáp dẫn chỉ qua trái để tăng lượng chỉ được kéo vào từ cuộn bởi cò giật chỉ Khi may vải mỏng chuyến đáp dẫn chỉ qua phải để giảm lượng chỉ vào từ cuộn với cò giật chỉ Thông thường chỉnh đáp dẫn chỉ ở giữa [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 12 Bài 1:Máy may bằng 1 kim 4.2 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 4.2.1 Chuẩn bị: ─ Sinh viên mang theo đầy... Nhấn bàn đạp về phía sau (hoặc thả bàn đạp ra) để dừng 4.2.2.11 Hiệu chỉnh đường may chữa các hư hỏng thông thường Yêu cầu kỹ thuật  Đường may có 2 mặt giống nhau  May nhanh không đứt chỉ  Mật độ mũi chỉ 5 mũi/Cm  Vải không bị nhăn  Thời gian thực hiện: 3 phút [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 25 Bài 1:Máy may bằng 1 kim Hư hỏng Nguyên nhân Kim Khắc phục  Kim hư  Kim sai chủng loại... Mặt dưới: 4.2.2.2 Tìm hiểu cấu tạo của máy [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 13 Bài 1:Máy may bằng 1 kim NÚM ĐIỀU CHỈNH MẬT ĐỘ CHỈ CẦN GẠT C.VỊT = TAY TRỤ GẮN KIM CẦN LẠI MŨI CẦN GẠT C.VỊT = CHÂN BÀN ĐẠP MÁY [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 14 Bài 1:Máy may bằng 1 kim 4.2.2.3 Bật, tắt máy  Quan sát ổ cắm điện, dây điện, hộp công tắt (an toàn)  Nhấn bàn đạp về phía sau... toàn CÔNG TẮC ĐIỆN MÔ TƠ 4.2.2.4 Lắp kim  Phải tắt máy hoàn toàn  Quay puly để trụ kim lên vị trí cao nhất  Lắp ốc kim  Lắp kim vào trụ kim (lắp hết đốc, rãnh dài bên trái, rãnh ngắn bên phải)  Vặn ốc thật chặt 4.2.2.5 May trên giấy theo mẫu (Giáo viên cung cấp) [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 15 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 16 Bài 1:Máy... sổ ─ Hiệu chỉnh đường may ─ Sửa chữa các hư hỏng thông thường ─ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 2 DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ STT Dụng cụ và nguyên liệu Đơn vị tính 1 Dụng cụ cầm tay: kéo bấm, ốc kim, vít vặn ốc Bộ 2 Máy vắt sổ CN [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] máy Định Định mức/SV mức/sản phẩm 01 0.05 Ghi chú Sinh viên tự trang bị Nhà trường cung cấp Page 30 Bài 2:Máy vắt sổ 3 VẬT... theo yêu cầu ─ Sinh viên chia nhóm thực hành( 1 nhóm từ 5 đến 10 sinh viên) 4.2.2 Thực hiện: 4.2.2.1 Nhận dạng được các dạng mũi may thắt nút 301: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch) Mặt trên: Mặt dưới: 302: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch) Mặt trên: Mặt dưới: 306: đường may ziczac 2 mũi (Double lockstitch 4 stitch zigzag) Mặt trên: Mặt dưới: 308: đường may ziczac 3 mũi (Double lockstitch... Thời trang – Da giày] Page 20 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 21 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 22 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 23 Bài 1:Máy may bằng 1 kim 4.2.2.6 Lấy sản phẩm ra khỏi máy  Dừng máy (nhấn bàn đạp về phía sau hoặc thả bàn đạp ra)  Quay puly để kim lên khỏi . THỜI TRANG – DA GIÀY Môn học: THỰC HÀNH THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, 1/2015 Bài giảng Thực hành Thiết bị may công nghiệp [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 2. Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 3 Bài 1: MÁY MAY BẰNG 1 KIM 1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI THỰC HÀNH 1.1. Mục đích: ─ Nhận dạng được mũi may. Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 18 Bài 1:Máy may bằng 1 kim [Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 19 Bài 1:Máy may bằng

Ngày đăng: 13/06/2015, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w