Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 –Năm học: 2010-2011 CHỦ ĐỀ THÁNG 1 HOẠT ĐỘNG 2 TÌM HIỂU VĂN HOÁ CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu được nhữnh đặc điểm, những truyền thống của địa phương của đất nước, hiểu biết về quyền được thu nhận những thông tin về truyền thống văn hóa của đất nước. - Tự hào, trân trọng những truyền thống văn hóa của địa phương của dân tộc; không đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó. - Biết cách hành động để giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước; biết cách thu thập những thông tin về các truyền thống ấy. II. Nội Dung và Hình Thức: 1) Nội Dung: * Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương . * Giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh. a) Những nét bản sắc văn hóa của địa phương : -Bản sắc văn hóa là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc, tổng hòa gắn kết với nhau trong nền văn hóa làm nên bản sắc văn hóa. - Tùy vào đặc thù của quê mình mà mỗi địa phương, mỗi vùng có bản sắc văn hóa riêng , có truyền thống văn hóa riêng .Đó là những nét đặc thù trong lể hội, tập quán…; nếp sống mới ở từng khu phố, nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống dân tộc. b) Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc: - Phong tục tập quán là những tục lệ, thói quen, ăn sâu vào đời sống xã hội , được mọi người công dân công nhận, tuân theo. - Mỗi địa phương có phong tục tập quán riêng khác nhau ( tốt thì duy trì, phát huy, nếu xấu thì phê phán,loại bỏ.) - Dân tộcViệt Nam có nhiều phong tục mang đậm bản sắc của người phương đông:ngày Tết cổ truyền, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương… c) Một số điều công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Điều 13 , 30 , 31 …… 2) HìnhThức: - Các nhóm thảo luận , trình bày ý kiến về nét truyền thống văn hóa của địa phương mình. III. Công Tác Chuẩn Bị: 1) Giáo viên: a) Điều 13 , 30 , 31… công ước LHQ về quyền trẻ em. b) Chủ đề cho học sinh chuẩn bị: Truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước. Trường THPT Châu Phong Trang 1/3 Giáo viên soạn: Đỗ Hồng Nhựt Ngày soạn: 31-12-2010 Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 –Năm học: 2010-2011 c)Về tổ chức: - Chia lớp thành 2 đội. - Xây dựng chương trình: GV - Điều kiển chương trình: Lớp phó sinh hoạt. - Thư ký lớp. - Ban giám khảo: GVCN , Lớp trưởng , Lớp phó học tập. 2) Học sinh: - Mỗi tổ cử một học sinh đaị diện tổ trình bày nội dung đã chuẩn bị. - Chuẩn bị trang trí lớp. IV. Tổ Chức Hoạt Động: Nội dung P.trách I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: 10’ + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. + Văn nghệ hoặc trò chơi tập thể. + Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn. + Giới thiệu 3 đội thi, BGK, cách thi và cho điểm. II. NỘI DUNG: 1. Phần thi thứ nhất: Hiểu ý đồng đội (10’) Gói 1: Tôn Đức Thắng, Núi Sam, Bông điên điển, Tức Dụp, Núi Nổi. Gói 2: Vía Bà Chúa Xứ, Đua ghe Ngo, Dệt Thổ cẩm, Ba Chúc, Cá linh. Gói 3: Bún cá, Thánh đường, Bè cá, Núi Cấm, Bánh xèo. 2. Phần thi thứ 2: Nhận diện văn hoá (10’) Đây là dân tộc nào? Câu 1: Văn hoá của dân tộc này thể hiện rõ nét qua các lễ hội truyền thống: Lễ dâng y, đua ghe ngo, lễ đưa nước rước trăng, hát dù kê, múa lâm thol, lễ hội đua bò…=> Kh’mer Câu 2: Thế mạnh của dân tộc này là thương mại và họ rất chuyên sâu, kế tục những ngành nghề truyền thống do cha truyền con nối với những bí quyết riêng của họ tộc.=> Hoa Câu 3: Ngày thứ sáu mỗi tuần, đàn ông, con trai tắm rửa, ăn mặc sạch đẹp đến thánh đường làm lễ. Sau buổi lễ, họ tập trung tại hội quán lớn gọi là Pa-lây để thảo luận, bàn bạc việc chung của cộng đồng. => Chăm Câu 4: Loại cây hoang dã, mọc nhiều ở An Giang, Kiên Giang… Thân cây cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát; hoa thì ít đắng hơn và thơm. C5: Người địa phương gọi đây là hồ nước bình yên của trời, nằm trên ba xã: Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội (thuộc huyện An Phú). C 6: Dãy núi Cô Tô thuộc vùng Bảy Núi có một ngọn đồi nổi tiếng, bom đạn giặc Mỹ muốn san phẳng trong chiến tranh, nay trở thành khu du lịch. Ngọn đồi DCT 3 đội chơi Trường THPT Châu Phong Trang 2/3 Giáo viên soạn: Đỗ Hồng Nhựt Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 –Năm học: 2010-2011 này còn có tên gọi khác là đồi 2 triệu đô la. 3. Phần thi thứ 3: Tự hào An Giang (10’) Câu 1: Nằm trong hệ thống dải Thất Sơn thuộc địa phận huyện Tri Tôn (An Giang), cao 614 m, nhìn xa giống như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông. Sách nói rằng, xa xưa ngọn núi này là nơi trú ngụ của loài chim phượng hoàng. Đây là ngọn núi nào? a. Anh Vũ Sơn (Núi Két) b. Ngoạ Long Sơn (Núi Dài) c. Phụng Hoàng Sơn (Núi Tô) d. Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm) Câu 2: Khăn "Khanh ma om" (còn gọi là khăn Ma-tơ-ra) là loại trang phục của dân tộc nào? a. Kinh b. Hoa c. Kh’mer d. Chăm Câu 3: Nổi tiếng bậc nhất miền Tây Nam bộ với lối kiến trúc Ấn - Hồi độc đáo, nằm uy nghiêm dưới chân núi Cấm (An Giang). Đây là công trình nào? a. Tây An Tự b. Chùa Bà c. Lăng Thoại Ngọc Hầu d. Đình Quản Cơ Thành Câu 4: Đây là lễ hội văn hoá lớn của dân tộc Kh’mer nhằm tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn người đã chết. Lễ hội diễn ra từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch. Đây là lễ hội nào? a. Ok-om-bok b. Dolta c. Chol Chnam Thmay d. Lễ dâng y Câu 5: Theo phong tục cưới hỏi của người Chăm (AG), lễ Pakioh - Po Nuối có nghĩa là: a. Lễ Cưới b. Lễ chạm ngõ c. Lễ dứt lời d. Lễ hỏi III. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5’) + Tổng kết 03 phần thi Trao thưởng cho các đội. + Đánh giá kết quả hoạt động. DCT GV V. Dăn dò: Chuẩn bị hoạt động 1 chủ đề tháng 2 VI. Rút kinh nghiệm: Duyệt của Tổ trưởng Trường THPT Châu Phong Trang 3/3 Giáo viên soạn: Đỗ Hồng Nhựt