Chủ điểm tháng1,2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Mục tiêu GD: Giúp HS - Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. - Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng . - Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên. Ngày tổ chức:14/01/2008 Tiết 19, 20: Chủ đề: Tìm hiểu SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN của ĐẤT NƯỚC. I. Yêu cầu GD: Giúp HS - Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin tư liệu về sự đổi mới và phtriển của đất nước do Đảng lãnh đạo. - Tự hào, tin yêu Đảng. - Khong ngừng học tập, rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày. II.Nội dung, hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống ktế, văn hoá, XH,… từ năm 1986 đến nay. 2/ Hình thức: Thảo luận + văn nghệ. II.Chuẩn bị: 1/ Về phương tiện: Tư liệu, sách báo, tranh ảnh liên quan. - Thực tiễn đời sống, văn hoá, XH, của đất nước, quê hương mà HS được trải nghiệm, được nhận thức. - Các bài hát, bài thơ ca ngợi Đảng. - Điều 12, 13, 17 công ước LHQ về Quyền trẻ em. 2/ Về tổ chức: - HS: tìm hiểu tư liệu, bài viết có nội dung phù hợp + tình hình thực tế. Công ước LHQ điều 12, 13, 17. + Câu hỏi thảo luận ( BCS lớp ): 1/ Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phtriển của đất nước hiện nay không? Vì sao? 2/ Bạn có quyền bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu cực, sai trái trong đời sống văn hoá, XH, ktế hiện nay không? Tại sao? 3/ Bạn có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của bạn về những thông tin của sự đổi mới, phtriển đất nước mà bạn thu nhận được không? Tại sao? 4/ Sự đổi mới và phtriển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào? 5/ Bạn hãy kể các thành phần ktế nước ta hiện nay. Trước đây (thời bao cấp) có những thành phần ktế nào? 6/ Bày tỏ cảm nhận của bạn về sự đổi mới của đất nước về mọi mặt hiện nay. 7/ Hãy kể những biểu hiện của sự đổi mới hiện nay ở quê hương ta mà bạn biết. 8/ Có những hiện tượng tiêu cực nào cần loại bỏ? + Mời GV GDCD tham gia ( LT ) + Người điều khiển: LPHT. + Trang trí: Tổ trực. IV. Tiến hành hoạt động: 1/ Khởi động: - Bắt bài hát Lên đàng (Lưu Hữu Phước) - Giới thiệu: Quê hương, đất nước ngày một thay da đổi thịt. Đó là sự nổ lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Trong buổi sinh hoạt hôm nay, chúng ta thử tìm hiểu xem, tuổi chúng ta có những quyền nào trong việc bày tỏ ý kiến của mình và Tìm hiểu đất nước ta, quê hương ta có những thay đổi nào? 2/ Giới thiệu đại biểu: Trong CT sinh hoạt hôm nay có sự tham gia của: Cô giáo dạy GDCD (vai trò cố vấn), cô chủ nhiệm cùng … hs trong lớp. 3/ Giới thiệu CT: CT buổi sinh hoạt hôm nay gồm: - Thảo luận các vấn đề về quyền trẻ em tham gia tìm hiểu, bày tỏ ý kiến về các vấn đề XH. Thảo luận về tình hình đổi mới của quê hương đất nước. - Văn nghệ. 4/ Thảo luận: - NĐK: Mời các bạn lên tham gia hái hoa. ( HS trong lớp lần lượt lên tham gia hái hoa, người điều khiển đọc câu hỏi, người hái hoa trả lời, các bạn khác, trình bày ý kiến bổ sung, hoặc đưa ra những cách nhìn nhận khác theo sự điều khiển của người điều khiển- tiết đầu 50% câu hỏi, còn lại tiết sau). - Ban cố vấn: Điều chỉnh cách nhìn, cách hiểu nào còn lệch lạc, bổ sung thêm và chốt lại 5/ Văn nghệ: - Người điều khiển: Mời tiết mục tổ 1, 2 tham gia văn nghệ (tổ 3,4 thực hiện tuần sau) V. Kết thúc hoạt động: - NĐK: Đánh giá, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. ( Có thể phỏng vấn các bạn bằng câu hỏi: Buổi sinh hoạt giúp bạn có thêm những hiểu biết nào? Hoặc: Cảm nhận của bạn về buổi sinh hoạt- Sau tiết 2) - Ý kiến GVCN: Động viên tham gia tích cực, chủ độg trong hoạt động tập thể. + Yêu cầu BCS chuẩn bị cho hoạt động tuần sau: Trồng cây (bàn bạc trồng loại cây gì) . Cây: quĩ lớp mua cây bàng hoặc cây phượng vĩ ( LPLĐ) . Dụng cụ: 2 xà beng (tổ 1,2), 2 cuốc (tổ 3,4), cây rào (tổ/2 cọc, 2nẹp), thùng tưới. Văn nghệ: mỗi tổ 1tiết mục. VI. Rút kinh nghiệm: Tiết 21, 22: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM I. Yêu cầu GD: Giúp HS - Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của hs lớp cuối cấp ở trường. - Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường . - Có ý thức thường xuyên chăm sóc, bảo vệ cây. II. Nội dung, hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Cả lớp trồng cây lưu niệm. 2. Hình thức: - Trồng cây. - Phát biểu cảm tưởng. - Văn nghệ. III. Chuẩn bị: 1. Về hình thức: - Cây, cọc rào, nẹp rào, dụng cụ đào hố (theo phân công chuẩn bị) 2. Về tổ chức: (tổ chức vào buổi chiều, 2 tiết cuối) - GV: Nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm ( vừa tạo cảnh quan, vừa góp phần bảo vệ môi trường- Vật lưu niệm có ý nghĩa) - Bàn bạc chọn loại cây, liên hệ Ban lao động trường chọn vị trí. - Phân công người mua cây ( LPLĐ), đào hố (nam 4 tổ/ 8em), đem dụng cụ theo phân công. - Đại biểu: đại diện BGH nhà trường. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Trồng cây: - Đưa cây ra vị trí. - LT tuyên bố lí do: Trồng cây lưu niệm năm cuối cấp. - Giới thiệu đại biểu: Đại diện BGH và GVCN. - Đội trồng cây thực hiện nhiệm vụ (đào hố, trồng, tưới, rào) 2. Lớp tập trung trên sân, phát biểu cảm tưởng (theo yêu cầu của NĐK: bài phát biểu chuẩn bị trước + phát vấn những bạn bất kì trong lớp) 3. Văn nghệ: - Bắt hát tập thể. - Biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. - Hát theo yêu cầu. V. Kết thúc hoạt động: - NĐK: Nhận xét kết quả hoạt động. - GVCN: Nhận xét đánh giá, nêu nhiệm vụ tuần sau. + Tuần sau: Giao lưu với đảng viên ở địa phương Mời đại biểu : GVCN. VN: LPVTM tập cho lớp bài Đảng cho ta MX. Mỗi tổ một tiết mục VN. Bản tóm tắt tình hình lớp : GVCN. Dẫn CT: LPHT. Trang trí: tổ trực. VI. Rút kinh nghiệm: Tiết 23, 24: GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU I. Yêu cầu GD: Giúp HS - Hiểu những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương về phẩm chất thành tích của các đảng viên tiêu biểu ở địa phương. - Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương. - Học tập, rèn luyện tốt theo gương các đảng viên tiêu biểu. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Thành tích và phẩm chất của đảng viên tiêu biểu ở địa phương. - Những nét đổi mới ở quê hương do Đảng lãnh đạo. 2. Hình thức: - Giao lưu + văn nghệ. III. Chuân bị hoạt động: 1. Phương tiện: - Bản báo cáo tóm tắt về vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương, về các đảng viên tiêu biểu ở địa phương ( Đại diện đảng viên tiêu biểu) - Câu hỏi giao lưu. - Các tiết mục VN ( Mỗi tổ 2 tiết mục, chủ đề: ca ngợi Đảng, quê hương, tốp ca lớp: Đảng cho ta MX) 2. Về tổ chức: - Mời đảng viên tiêu biểu (GVCN) - Tìm hiểu những đổi mới của quê hương, những gương đảng viên tiêu biểu (HS) - Câu hỏi giao lưu: C1/ Quá trình phấn đấu vào Đảng của bác ntn? C2/ Trong những năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, bác nhớ nhất kỉ niệm nào? C3/ Mơ ước lớn nhất của bác bây giờ là gì (trong tư cách một đảng viên)? C4/ Ở địa phương ta, Đảng cùng với chính quyền xã có dự kiến nào cho sự phát triển những năm tới? Có đầu tư nào cho giáo dục? - Chuẩn bị một số tiết mục VN. - Mời đại biểu: TPT, đại diện BGH ( LT) - Phân công tổ chức: NĐK- LT, trang trí: tổ trực. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: - VN: Tốp ca của lớp hát bài Đảng cho ta MX - Giới thiệu: Quê hương đất nước ngày càng thay đổi. Sự chuyển mình ấy có vai trò rất lớn của sự lãnh đạo của Đảng, có sự tiên phong của bao đảng viên ưu tú. Để có những hiểu biết thêm về điều đó, hôm nay chúng ta cùng gặp gỡ, giao lưu với bác…,đảng viên tiêu biểu ở địa phương. 2. Giới thiệu đại biểu: - NĐK: Trong buổi SH hôm nay lớp hân hạnh được đón bác……, là đảng viên tiêu biểu ở điạ phương… + Cùng Sh hôm nay còn có thầy ……., đại diện BGH nhà trường và thầy TPT, cô chủ nhiệm và tất cả thành viên của lớp. 3. Giới thiệu CT: - GVCN báo cáo những nét cơ bản tình hình lớp. * Bản báo cáo tình hình lớp 9/1: 1. Sĩ số: đầu năm 40/16 nữ. Hiện tại: 39 (một hs được vào học trường năng khiếu TDTT ĐN) 2. Tình hình học tập- rèn luyện: Kết quả học kì I: 95% TB trở lên, hạnh kiểm: 100% TB trở lên. 3. Các hoạt động khác: Có thành tích nổi trội trong mang hoạt động TDTT (giải nhất bóng đá mini nữ, nam; giải nhất toàn đoàn chạy việt dã ở trường, có 3 VĐV tham gia thi huyện, một tham gia thi tỉnh). Các hoạt động khác tham gia 100%. - Nghe báo cáo về vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương. - Giao lưu. - Văn nghệ. 4.GVCN báo cáo tình hình lớp. - Đảng viên tiêu biểu: Báo cáo vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương. 5. Giao lưu: - HS nêu câu hỏi (Có thể là câu hỏi đã được chuẩn bị, có thể nêu thêm. NĐK mời các bạn muốn được giao lưu) - Đại biểu là đảng viên tiêu biểu giải đáp những vấn đề HS nêu ra. 6. Xen kẽ các tiết mục VN. V. Kết thúc hoạt động: - GVCN: Cảm ơn khách mời. + Nhận xét buổi sinh hoạt. + Nêu nhiệm vụ tuần sau. VI. Rút kinh nghiệm: Tiết 25, 26: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. Yêu cầu GD: Giúp hs - Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng đã mang lại MX tươi đẹp cho quê hương, đất nước. - Rèn kĩ năng, phong cách biểu diễn VN, làm phong phú hơn khả năng VN của lớp. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, ca ngợi Đảng, ca ngợi MX, ca ngợi đất nước. 2. Hình thức: - Trình diễn VN. - Trò chơi VN. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Về phương tiện: - Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm. 2. Về tổ chức: - NĐK: LP VTM. - Các tiết mục được phân công theo tổ cần tập luyện kĩ. Mỗi HS tập hát một bài, tham gia vào hoạt động chung. - Chuẩn bị trò chơi VN (BCS lớp: thi hát bài có câu có chữ Đảng) IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: Giới thiệu: Đảng cho ta MX, Đảng mang MX về trên khắp đất nước. Chúng ta cất cao tiếng hát ca ngợi Bác, ca ngợi Đảng vinh quang, ngợi ca quê hương đất nước. 2. Ca hát mừng Đảng, mừng xuân: - NĐK: Mời các tổ thực hiện các CT đã chuẩn bị (giới thiệu từng tiết mục lên biểu diễn). - NĐK tổ chức trò chơi: + Chia nhóm: 2 nhóm/lớp. + Điều khiển: chỉ định một HS trong nhóm hát bài có chữ Đảng, lần lượt nhóm 1-> nhóm 2. Đến lúc nào một bên không tìm ra bài hát nào thì thua cuộc (Hát lặp-> không được chấp nhận). V. Kết thúc hoạt động: - NĐK: Phỏng vấn các bạn trog lớp: Cảm nghĩ của bạn qua giờ SH. - GVCN: đánh giá buổi sinh hoạt. Phân công tuần sau. . Chủ điểm tháng1 ,2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Mục tiêu GD: Giúp HS - Nhận thức được vai trò của. Cây: quĩ lớp mua cây bàng hoặc cây phượng vĩ ( LPLĐ) . Dụng cụ: 2 xà beng (tổ 1,2) , 2 cuốc (tổ 3,4), cây rào (tổ/2 cọc, 2nẹp), thùng tưới. Văn nghệ: mỗi tổ