ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN HÓA KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45phút. (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: SBD: Câu 1: Trong các cặp hoá chất sau đây, cặp KHÔNG có phản ứng xảy ra là: A. FeS và HCl. B. HCl và AgNO 3 . C. NaCl và KNO 3 . D. BaCl 2 và Na 2 SO 4 . Câu 2: Cho 16,25 gam Zn tác dụng với dung dịch axit HCl dư, thể tích khí H 2 (đktc) thu được là: (Cho Zn = 65) A. 5,60 lit B. 22,40 lit C. 6,72 lit. D. 11,20 lit. Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F 2 , Cl 2 , Br 2 , I 2 )? A. Tác dụng mạnh với nước. B. Ở điều kiện thường là chất khí. C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. Có tính oxi hoá mạnh. Câu 4: Cho phản ứng: Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử. B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử. C. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá. D. Nước đóng vai trò chất khử. Câu 5: Cho 9,6 gam một kim loại M (thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH) tác dụng với dung dịch axit H 2 SO 4 loãng dư, thu được 8,96 lit khí H 2 (ở đktc). Tên kim loại M trên là: (Cho Zn = 65; Ca = 40; Ba = 137; Mg = 24) A. Kẽm. B. Canxi. C. Bari. D. Magie. Câu 6: Cho phản ứng thuận nghịch: N 2 (k) + O 2 (k) 2NO (k) ( Phản ứng thu nhiệt: H > 0). Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng trên? A. Áp suất. B. Nhiệt độ. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ và nồng độ. Câu 7: Cho hỗn hợp bột 2 kim loại Al, Cu vào cốc chứa dung dịch axit HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn không tan, đó là: A. Muối AlCl 3 và CuCl 2 . B. Bột nhôm. C. Bột đồng. D. Bột đồng và bột nhôm còn dư. Câu 8: Phản ứng nào sau đây cho biết tính oxi hoá của Br 2 mạnh hơn I 2 ? A. 3Br 2 + 2Al → 2AlBr 3 . B. Br 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . C. I 2 + 2NaBr → 2NaI + Br 2 . D. Br 2 + 2NaI → 2NaBr + I 2 . Câu 9: Để điều chế khí Cl 2 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phản ứng sau: 2KMnO 4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O. Để thu được 44,80 lit khí Cl 2 (ở đktc), người ta cần dùng bao nhiêu gam thuốc tím (KMnO 4 ), biết hiệu suất phản ứng điều chế trên là 80%. (Cho K = 39; Mn = 55; O = 16; Cl = 35,5). A. 158,00 gam. B. 101,12 gam. C. 395,00 gam. D. 126,40 gam. Câu 10: Khi cho NaF vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO 3 , hiện tượng xảy ra là: A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Không có hiện tượng gì. C. Xuất hiện kết tủa vàng đậm. D. Xuất hiện kết tủa vàng nhạt. Câu 11: Phản ứng nào sau đây cho biết lưu huỳnh đioxit (SO 2 ) có tính khử? Đề thi này gồm có 3 trang 1 Mã đề thi 217 Mã đề: 139 A. SO 2 + 2H 2 S → 3S + 2H 2 O. B. Br 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . C. SO 2 + 2NaOH → Na 2 SO 3 + H 2 O. D. SO 2 + H 2 O H 2 SO 3 . Câu 12: Trong các phương pháp sau, phương pháp được dùng để điều chế khí oxi trong công nghiệp là: A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Phân huỷ các chất giàu oxi: KClO 3 , KMnO 4 C. Điện phân nước D. Cả A và C Câu 13: Cho phản ứng: Fe + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O. Hệ số cân bằng của phản ứng này lần lượt là: A. 2; 6; 1; 3; 3. B. 2; 3; 1; 1; 3. C. 2; 6; 1; 2; 6. D. 2; 6; 1; 3; 6. Câu 14: Những kim loại nào sau đây KHÔNG tác dụng với dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nguội? A. Fe và Cu. B. Al và Fe. C. Fe và Ag. D. Al và Cu. Câu 15: Kim loại Mg tác dụng với axit H 2 SO 4 đặc theo phương trình phản ứng sau: Mg + 2H 2 SO 4 → MgSO 4 + SO 2 + 2H 2 O. Để thu được 15,68 lit khí SO 2 (đktc), khối lượng Mg cần dùng là: (Cho Mg = 24) A. 14,4 gam. B. 9,6 gam. C. 33,6 gam. D. 16,8 gam. Câu 16: Phản ứng nào sau đây KHÔNG phải là phản ứng oxi hoá - khử? A. Al 2 O 3 + 6HNO 3 → 2Al(NO 3 ) 3 + 3H 2 O. B. SO 2 + 2H 2 S → 3S + 2H 2 O. C. Mg + 2HCl → MgCl 2 + H 2 . D. Cu + 2H 2 SO 4 → CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O. Câu 17: Thuốc thử thường dùng để nhận biết axit H 2 SO 4 và muối sunfat (SO 4 2- ) là: A. NaOH. B. BaCl 2 C. Ba(OH) 2 D. Cả B và C Câu 18: Khí làm mất màu dung dịch nước brôm là: A. CO 2 . B. NO 2 . C. SO 2 . D. H 2 . Câu 19: Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit H 2 SO 4 loãng? A. Mg, ZnO, BaCl 2 , Na 2 CO 3 . B. Al, CuO, NaCl, Ba(OH) 2 . C. Zn, Cu, Fe 2 O 3 , NaOH. D. Al, Ag, CuO, Ba(OH) 2 . Câu 20: Dung dịch axit nào sau đây KHÔNG thể chứa trong bình thuỷ tinh? A. HNO 3 . B. H 2 SO 4 . C. HCl. D. HF. Câu 21: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, điều khẳng định nào sau đây là ĐÚNG? A. Nồng độ của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng bằng nhau. B. Phản ứng nghịch đã kết thúc. C. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. D. Phản ứng thuận đã kết thúc. Câu 22: Cho 37,9 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại Zn, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được dung dịch A và 17,92 lit khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch A, khối lượng muối khan thu được là: (Cho Zn = 65; Al = 27; S = 32; O = 16; H = 1) A. 116,3 gam. B. 114,7 gam. C. 195,7 gam. D. 148,9 gam. Câu 23: Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG đối với nhóm halogen (nhóm VII A): Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, thì: A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần. B. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. C. Tính oxi hoá của các nguyên tố giảm dần. D. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. Câu 24: Flo là phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất. Vì: Đề thi này gồm có 3 trang 2 Mã đề thi 217 A. Khí flo oxi hoá mãnh liệt nước. B. Nguyên tố flo có độ âm điện lớn nhất. C. Khí flo oxi hoá được hầu hết các phi kim. D. Khí flo oxi hoá được tất cả các kim loại tạo ra muối florua. Câu 25: Khi cho natri sunfit (Na 2 SO 3 ) tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, sinh ra một chất khí, đó là: A. O 2 . B. H 2 . C. H 2 S. D. SO 2 . Câu 26: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá - khử là: A. Tạo ra chất kết tủa. B. Tạo ra chất khí. C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất. D. Có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. Câu 27: Chỉ được phép dùng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn sau: H 2 SO 4 , NaOH, Ba(OH) 2 , Na 2 SO 4 . Thuốc thử đó là: A. Ba(NO 3 ) 2 . B. AgNO 3 . C. Quỳ tím. D. BaCl 2 . Câu 28: Dãy axit nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần của tính axit? A. HI, HCl, HBr, HF. B. HF, HCl, HBr, HI. C. HF, HBr, HCl, HI. D. HI, HBr, HCl, HF. Câu 29: Phản ứng của khí Cl 2 với khí H 2 xảy ra ở điều kiện nào sau đây? A. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25 0 C. B. Nhiệt độ thấp dưới O 0 C. C. Có chiếu sáng. D. Trong bóng tối. Câu 30: Không được rót nước vào axit sunfuric (H 2 SO 4 ) đặc, vì: A. H 2 SO 4 đặc có khả năng bay hơi. B. H 2 SO 4 đặc có tính oxi hoá mạnh sẽ oxi hoá nước tạo ra O 2 . C. H 2 SO 4 đặc tan trong nước, toả nhiệt mạnh gây ra hiện tượng nước sôi, bắn ra ngoài rất nguy hiểm. D. H 2 SO 4 đặc tan trong nước và phản ứng mạnh với nước. HẾT Đề thi này gồm có 3 trang 3 Mã đề thi 217 . Br 2 mạnh hơn I 2 ? A. 3Br 2 + 2Al → 2AlBr 3 . B. Br 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . C. I 2 + 2NaBr → 2NaI + Br 2 . D. Br 2 + 2NaI → 2NaBr + I 2 . Câu 9: Để điều chế khí Cl 2 trong. (SO 2 ) có tính khử? Đề thi này gồm có 3 trang 1 Mã đề thi 21 7 Mã đề: 139 A. SO 2 + 2H 2 S → 3S + 2H 2 O. B. Br 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . C. SO 2 + 2NaOH → Na 2 SO 3 + H 2 O oxi hoá - khử? A. Al 2 O 3 + 6HNO 3 → 2Al(NO 3 ) 3 + 3H 2 O. B. SO 2 + 2H 2 S → 3S + 2H 2 O. C. Mg + 2HCl → MgCl 2 + H 2 . D. Cu + 2H 2 SO 4 → CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O. Câu 17: Thuốc thử