SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 (Cơ bản) Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC ĐÍCH - Nhằm kiểm tra những kiến thức các em đã học trong học kì hai - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề ra trong chương trình học kì II. - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. 1-Về kiến thức : Học sinh nắm được -Cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Anh. -Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. -Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. -Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX 2-Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện. 3-Về thái độ: - Giáo dục ý thức độc lập suy nghĩ, tự giác làm bài không dựa dẫm vào người khác. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX ) Nêu được khái niệm CMTS. Thống kê CMTS theo các nội dung: thứ tự; hình thức; thời gian; kết quả, ý nghĩa. Miêu tả sự kiện ngày 14/7/1789 và ý nghĩa của nó. Vẽ được sơ đồ thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng TS Pháp. Vận dụng kiến thức bài học cách mạng TS Pháp để làm rõ thời kì Giacôbanh cầm quyền cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 40% * 5/100 = 4 điểm 40% * 5/100 = 4 điểm 20% * 5/100 = 2 Số điểm Số câu 10 điểm= 100% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4 40 % Số câu: 2/3 Số điểm:4 40% Số câu1/3 Số điểm:2 20 % Số câu: 2 Số điểm :10 100% IV-ĐỀ KIỂM TRA Câu 1. (4 điểm) Qua các cuộc cách mạng tư sản đã học từ thế kỉ XVI – XIX: a) Hãy cho biết thế nào là một cuộc cách mạng tư sản b) Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng tư sản theo nội dung sau: Tên cuộc cách mạng Hình thức Thời gian Kết quả, ý nghĩa Câu 2:( 6 điểm ) Cách mạng tư sản Pháp: a) Miêu tả sự kiện ngày 14-7-1789 và nêu ý nghĩa của nó. b) Vẽ sơ đồ hiển thị vai trò quần chúng nhân dân là động lực thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp từng bước tiến lên. c) Tại sao nói thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? V-ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 1 (4 điểm) * Hãy cho biết thế nào là một cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng: + Do giai cấp tư sản lãnh đạo. + Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân. + Nhiệm vụ cách mạng là lật đổ chế độ phong kiến. + Mục tiêu cách mạng là đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. * Lập bảng thống kê các cuộc CMTS: + Cách mạng TS Hà Lan – chiến tranh GPDT ………… + CMTS Anh – nội chiến………… + Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ – giành độc lập……… + Cách mạng tư sản Pháp – vừa nội chiến vừa chống thù trong giặc ngoài…… + Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức – thống nhất đất nước………. + Cuộc đấu tranh thống nhất nước Italia – thống nhất đất nước………. + Nội chiến ở Mĩ – nội chiến…… Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 2 (6 điểm) * Miêu tả sự kiện ngày 14/7/1789 và nêu ý nghĩa của nó: + Học sinh nêu được các ý pháo đài Baxti là hiện thân của chế độ phong kiến bạo ngược, 300.000 người chủ yếu là công nhân và thợ thủ công đã kéo đến san bằng pháo đài này. Ý nghĩa của sự kiện ngày 14/7/1789: + Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên. + Thể hiện tính nhân dân trong cách mạng. + Ngày mở đầu của cách mạng. + Về sau được lấy là ngày Quốc khánh của nước Pháp. * Vẽ sơ đồ hiển thị vai trò của quần chúng nhân dân là động lực thúc đẩy cách mạng TS Pháp từng bước tiến lên. - HS vẽ được đồ thị đi lên thể hiện được 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Baxti 14/7/1789. + Giai đoạn 2 : Quần chúng khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản lập hiến 10/8/1792. 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 + Giai đoạn 3 : Quần chúng lật đổ phái Girôngđanh đưa phái Giacôbanh lên cầm quyền 2/6/1792. * Tại sao nói thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp. + Thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng. + Chia ruộng đất cho nông dân và xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân. + Thông qua hiến pháp mới. + Quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo. + Thông qua sắc lệnh tổng động viên. + Đánh bại ngoại xâm và nội phản. Những chính sách của Giacôbanh có ý nghĩa tiến bộ, đã biết dựa vào lực lượng đông đảo của quần chúng, giải quyết những yêu cầu chính đáng của họ, động viên nhiệt tình cách mạng của họ và do vậy nền độc lập dân tộc được giữ vững, chế độ cộng hòa tư sản được bảo vệ. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 Lưu ý : Học sinh không trả lời giống như đáp áp nhưng đảm bảo nội dung vẫn được điểm tối đa. Yên Thành, ngày 05/4/2011 Nguyễn Bá Nhật Min Tổ Sử - Địa - GDCD . độc lập suy nghĩ, tự giác làm bài không dựa dẫm vào người khác. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III. THI T LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Các. định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo. + Thông qua sắc lệnh tổng động viên. + Đánh bại ngoại xâm và nội phản. Những chính sách của Giacôbanh có ý nghĩa tiến bộ, đã biết dựa vào lực lượng đông đảo. mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX 2-Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện. 3-Về