1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN _ PP Day hoc mon lich su dia phuong

20 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 295,5 KB

Nội dung

Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh A. ĐẶT VẤN ĐỀ : I. LỜI MỞ ĐẦU: 1. Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp Giáo dục và đào tạo: -Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) nêu rõ "Tiếp tục nâng cao chất luợng giáo dục toàn dân, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa xã hội". Như vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy các bộ môn nói riêng đòi hỏi phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở hiện nay là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giảng dạy mà ngay cả ở các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Theo Luật giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 thì "Mục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ". Vậy phải định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS theo luật giáo dục là: - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở HS - Bồi dưỡng phương pháp tự học - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn -Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Bốn định huớng này có liên quan chặt chẽ, trong đó định hướng đầu tiên là căn bản. Quán triệt về tính tích cực của HS trong quá trình học tập lịch sử thì trong một giờ học lịch sử địa phương, để phát huy tính tích cực của HS, đòi hỏi người giáo 1 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh viên phải kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học để gây sự chú ý và hứng thú cho HS. 2)Vị trí, vai trò của lịch sử địa phương: -Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể tỏch rời, nằm trong cặp phạm trự "cỏi chung và cỏi riờng".Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nề tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau.Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế.Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người. Từ thời cổ đại, Xi-xê-rông - một chính trị gia nổi tiếng của Rô- ma cổ đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Các nhà sử học xưa đã nói:"Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau.Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử."Sử phải tỏ rõ được sự phải-trái công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời". II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU: 2 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh 1. Thực trạng về vấn đề dạy học lịch sử địa phương trong chương trình THCS: Môn lịch sử vốncó vị trí, ý nghĩa đối với giáo dục thế hệ trẻ.Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc.Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.Trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8(tháng 2 năm 1997) đã khẳng định vai trò của môn lịch sử cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục.Không những ngày nay, nhà nước mới quan tâm đến giáo dục mà ngay từ năm 1998, luật giáo dục cũng đã xác định “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực học tập có lòng say mê học tập và có ý thức vươn lên”.cũng như các môn học khác, đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập lịch sử lại cần phát huy tính năng lực tích cực của học sinh. -Lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính.Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê hương. Các môn học về địa phương(địa phương học ) ở trường THCS, trong đó có những tiết lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học về địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc bỏ qua.Và do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này.Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là một thiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương. 3 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh - ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một ngành khoa học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, công tác này được tiến hành trên phạm vi cả nước.Hầu hết các tỉnh đã biên soạn được lịch sử của tỉnh và kể cả huyện, xã.Tỉnh Thanh Hoá chúng ta cũng đã được một số tác giả như:giáo sư Phan Ngọc Liên(Chủ tịch Hội đồng bộ môn lịch sử-Bộ giáo dục và đào tạo; Chủ tịch Hội Giáo dục lịch sử Việt Nam) cùng một số tác giả của trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá (nay là trường Đại học Hồng Đức) như:Hoàng Thanh Hải, Vũ Quí Thu biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình Lịch sử Thanh Hoá năm 1996 trước đây cho sinh viên lấy tài liêu học tập, tuy nhiên những tài liệu viết về lịch sử về địa phương còn quá ít, sách tham khảo cho giáo viên còn hạn chế. Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn với lịch sử chung của dân tộc.Thanh Hoá còn là mảnh đất chứa đựng trong lòng nó tính đặc sắc của nền văn hoá các dân tộc thiểu số cũng là một tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương.Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta -những người dạy sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu lịch sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì 8 tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít, bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết. Trong chương trình lịch sử THCS, các tiết lịch sử địa phương có mặt với số lượng không lớn chỉ có 8 tiết trong cả bốn khối lớp ( 6, 7, 8, 9) nếu không muốn nói là khiêm tốn. Có lẽ vì thế, mà nhiều giáo viên chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy chương trình lịch sử địa phương hoặc có khi còn bỏ qua. Đây là nội dung mới được đưa vào SGK lịch sử THCS. Cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy- học mang tính địa phương, tổ chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức học tập phù hợp. 4 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh Có thể nói đây là phần chương trình có khả năng dung nạp lớn nhất mọi hình thức học tập (Trên lớp, ở nhà, nội khoá, ngoại khoá, điền dã ) Cũng là phần có điều kiện thuận lợi nhất trong việc phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với phương pháp dạy - học tích cực. Vì vậy, không nên dạy một cách qua loa, đại khái hoặc bỏ qua các tiết lịch sử địa phương. Ở đây, tôi xin đưa ra phương hướng dạy - học bài lịch sử địa phương theo phương pháp dạy học tích cực mà qua thực tế tôi thấy phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh. 2) -Từ thực trạng trên, tôi đã đưa ra những vấn đề như sau để giải quyết : a) Mục đích nghiên cứu: -Nghiên cứu thực trạng dạy học môn lịch sử địa phương, từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giảm bớt sự khô khan trong giờ học và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em. b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu : là thực trạng dạy- học lịch sử địa phương của Giáo viên và HS ở trường THCS. -Đơn vị nghiên cứu: Trường THCS Đông Yên _ Đông Sơn gồm: 1 số Giáo viên đã và đang giảng dạy bộ môn lịch sử. c) Nhiệm vụ nghiên cứu: -Nêu ra những kinh nghiệm của bản thân sau 3 năm giảng dạy phần lịch sử địa phương. -Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường THCS Đông Yên trong điều kiện giáo dục hiện nay. -Tổ chức thử nghiệm phương pháp dạy học tích cực để gây sự hứng thú trong giờ học lịch sử địa phương. -Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường THCS. d. Phương pháp nghiên cứu: 5 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh -Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản thân. -Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các văn bản về lí luận có liên quan đến đề tài. -Phương pháp thực nghiệm sư phạm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CÁC BIỆN PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: * CÁC BIỆN PHÁP : Phương hướng dạy học các bài lịch sử địa phương trong chương trình thcs để phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh . 1. Tìm hiểu quan niệm về “ Chương trình lịch sử địa phương ”. Khái niệm “Địa phương” trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay và đối với học sinh trong đó có không ít em sinh trưởng trong các gia đình đã xa quê từ lâu, đang sinh sống ở thành phố, thị xã, có thể hiểu “Quê hương” là “Quê cũ” (cố hương), “Nguyên quán” Cũng có thể hiểu là nơi đang sống, là “Trú quán”, “Quê mới” Có thể hiểu là xã, phường, huyện, khu phố, tỉnh, thành phố, thậm chí trong trường hợp sưu tầm tài liệu khó khăn, có thể quan niệm là cả vùng, miền Như vậy, quan niệm về “chương trình địa phương” không chỉ thu hẹp trong một xã, một huyện mà hiểu rộng cả một vùng, miền. Nhưng tinh thần cơ bản là làm cho học sinh biết hoà nhập với xã hội, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thức và biết cách học hỏi trong thực tế cuộc sống. 2. Một số phương pháp dạy - học bài “ chương trình địa phương ” môn lịch sử: 2.1. Chuẩn bị tài liệu: Muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, ngoài phương pháp tiến trình giáo viên tổ chức cho HS một số hoạt động phát huy tính tích cực, hăng say của HS.Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn bị trước ở nhà ( Có thể khoảng một tuần, nửa tháng ).Các khoá học trước 6 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh đây, HS ở các lớp khối lớp 6, 7, 8, 9 có tài liệu về lịch sử địa phương, nhưng chỉ ở con số một lớp khoảng 15 đến 20 em là có sách để nghiên cứu.Như vậy, việc chuẩn bị trước tư liệu rất quan trọng. Ví dụ: a) Bài :Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu -Trong chương trình SGK lớp 6, học kì II- tiết 33: yêu cầu học sinh chuẩn bị trước tư liệu viết về Bà Triệu, sưu tầm bản đồ, tranh ảnh -Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cho HS về nhà chuẩn bị như: Bà Triệu tên thật là gì?, Bà quê ở đâu ?Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà? Đền thờ Bà nay ở huyện nào? -HS sưu tầm những câu ca, bài đồng dao viết về Bà Triệu mang tính địa phương như bài: "Có bà Triệu tướng Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà, Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước Theo gót bà Vương" (Đồng dao) -GV gợi ý cho HS về nhà sưu tầm thơ ca dân gian viết về bà Triệu được lưu truyền trong nhân dân mà các bà, các chị, vẫn thường hát ru em bé thuở ấu thơ như: "Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng" Hoặc: "Tùng sơn nắng quyện mây trời Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh" (Thơ ca dân gian) Và HS sưu tầm thơ của Hồ Chủ Tịch viết về bà Triệu để khắc sâu hình ảnh ngưòi nữ anh hùng dân tộc, tiếp đó giáo viên có thể cho HS chuẩn bị trước các 7 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh ảnh tư liệu về Bà Triệu: tranh ảnh vẽ về chân dung, về cuộc khởi nghĩa và về đền thờ Bà b)Ví dụ : Khu di tích lịch sử Lam Kinh -Đối với bài dạy này giáo viên cho HS chuẩn bị trước về tiểu sử và sự nghiệp của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với một số thủ lĩnh khác cũng ở quê Thanh như:Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Thận, Lê Lý -Ngoài ra GV còn ra câu hỏi cho HS về nhà tìm tài liệu chuẩn bị trước như: - Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Có những anh hùng hào kiệt và những người yêu nước nào tìm về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa ? - Em hiểu gì về câu nói:"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"? -HS sưu tầm câu chuyện kể về Lê Lợi, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa * Giáo viên lưu ý cho học sinh có những câu ca dao, câu chuyện ca ngợi nhân vật lịch sử ở địa phương trở thành tài sản chung của cả nước. -Ví dụ: truyện Sự tích Hồ Gươm viết về ông Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc Minh, đất nước thanh bình, vua Lê Lợi trả gươm thần cho Long Quân, qua đây để nói về danh nhân đất mẹ Hương Trù Sơn, huyện Lôi Dương(nay là huyện Thọ Xuân-Thanh Hoá) là của nhân dân địa phương Thọ Xuân nhưng trở thành tác phẩm truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của cả nước. Dựa vào kết quả đã chịu khó sưu tầm, chuẩn bị tài liệu có sẵn, giờ học lịch sử địa phương sẽ rất sôi nổi và có hiệu quả. 2.2. Dạy học bằng hình thức tổ chức trò chơi: Cách dạy bằng hình thức này vừa gây được húng thú cho học sinh vừa phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo ở các em. Quan trọng hơn nữa là giúp các em thể hiện được năng khiếu của chính mình, giúp các em tự tin hơn, hoà nhập vào tập thể lớp mà không thấy tự ti về sức học của mình. Nhất là học sinh vùng nông thôn như nơi tôi đang giảng dạy, tôi thấy nhiều em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn xây dựng bài, đóng góp ý kiến cho bạn và trong các hoạt động tập thể. 8 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh áp dụng hình thức dạy học này, tôi thấy các em khắc phục được phần nào sự nhút nhát, tự ti bởi nhiều em học sinh có dịp thể hiện mình ở các lĩnh vực: Hội hoạ, kể chuyện về các cuộc khởi nghĩa, ngâm thơ ca ngợi các anh hùng, các nữ tướng 2.3. Thi vẽ tranh, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, tường thuật lại các cuộc khởi nghĩa ở địa phương . a)Giáo viên cho học sinh có năng khiếu hội hoạ lên vẽ những hình ảnh tiêu biểu (Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vẽ chân dung các anh hùng ở Thanh Hoá, vẽ các lược đồ khởi nghĩa, ) biểu tượng của quê hương và cho các em đặt lời bình cho những bức vẽ đó. -Cụ thể: HS ở các tổ( nhóm) cử đại diện tổ mình lên dự thi vẽ tranh, bức tranh của tổ (nhóm) nào đẹp, đầy đủ chi tiết và bố cục, sẽ được đánh giá cao hơn các nhóm khác. +Ví dụ : HS học tiết :Khởi nghĩa Bà Triệu, các em vẽ hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi ra trận hoặc học sinh vẽ lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hoá) và các em tự viết lời bình cho bức tranh, thay mặt cho tổ đọc lên ý tưởng đó. -Đối với HS khối lớp 8, GV có thể cho các em thi vẽ :"Công sự phòng thủ Ba Đình" khi dạy cho các em bài:Thanh Hoá trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XI X b) Giáo viên có thể cho học sinh thi ngâm thơ, đọc thơ những bài ca dao, bài thơ, câu thơ viết ca ngợi các anh hùng ở địa phương gắn với tiết lịch sử mà cả lớp đang học. -HS khối lớp 6 thi ngâm thơ hoặc hát ru về Bà Triệu khi các em học tiết lịch sử :Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. ''Ru con con con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước đổ bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng, 9 Phương pháp dạy học môn lịch sử địa phương trong chương trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân" (Ca dao) - HS khối lớp 7 thi kể chuyện về ông Lê Lợi. Vì sao ông Lê Lai lấy mình cứu chúa để giải thích cho câu hỏi ở trên HS đã chuẩn bị ở nhà. Các tổ thi với nhau, tổ nào kể chuyện hay hấp dẫn, đầy đủ tình tiết thì tổ đó được điểm cao c) HS khối lớp 8, 9 các em có thể thi về tường thuật lại một khu căn cứ ở địa phương. Ví dụ: Lớp 8, GV cho HS thi giữa các tổ, với nội dung thuật lại căn cứ Ba Đình ở trên lược đồ -Từ những hình thức thi ở trên, giờ học sẽ cuốn hút HS và tạo nên sự hứng thú nơi các em, tiết học sẽ sôi nổi và căn bản HS sẽ tiếp cận với bài học được tốt hơn. 2.4. Trò chơi đố kiến thức: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi ô chữ. Những kiến thức trong các ô chữ là tên các địa danh gắn với bài học lịch sử địa phương mà HS ở tiết đó các em học, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những tác phẩm văn học viết về các cuộc khởi nghĩa, các anh hùng đánh thắng giặc ngoại xâm, các nữ tướng nổi tiếng của địa phương. Cũng có thể cho học sinh bắt thăm trả lời các câu hỏi về kiến thức liên quan đến bài học lịch sử địa phương. Giáo viên chuẩn bị ô chữ trước, có thể cắt dán giấy màu, hay kẻ sẵn ra bảng phụ. Ô chữ có hàng dọc và hàng ngang, yêu cầu HS lên bảng điền đúng hoặc dán chữ đúng trên giấy màu. Các HS trong lớp xung phong lên bảng và các bạn khác nhận xét. Em nào tìm được từ khoá sẽ được cả lớp vỗ tay tán thưởng. 2.5. Hoạt động ngoại khoá: Giáo viên có thể dẫn học sinh đi tham quan các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham quan nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa, thăm các đề thờ, các di tích lịch sử, tham quan bia tưởng niệm các anh hùng gắn với các tiết học lịch 10 [...]... cái tài của một nhà binh lược, sự tinh tường quân sự của người tướng tài (Khai quốc công thần) Nguyễn Chích Và đặc biệt cả thầy và trò chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo địa phương dẫn dắt, chỉ dẫn đi su t hành trình của bài học hôm đó, HS được xem một thung bằng phẳng rộng mấy chục ha nằm gọn trong dãy núi Hoàng Nghiêu, dòng sông Hoàng Nghiêu lượn theo hình dãy núi chảy qua thung toạ nên một phong... trình THCS đẻ phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh Học sinh trên cơ sở đã chuẩn bị, đọc các câu ca dao, kể câu chuyện nói về địa phương Thanh Hoá ở trước lớp Giáo viên tổng kết, đánh giá bổ sung thêm cho học sinh thêm những câu chuyện lịch sử, những câu ca, làng nghề khác về địa phương mà các em chưa biết như : - Câu chuyện về tướng Nguyễn Chích, nhà thờ Nguyễn Chích ở xã Đông Ninh (Đông... 0 100 05 18, 51 18 66, 7 04 14, 81 0 100 Từ những kết quả trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến nhỏ này trong công việc dạy- học lịch sử địa phương, và khó tránh khỏi những khiếm khuyết.Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Nhà trường và các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.Tôi xin chân thành cảm ơn! II Kiến nghị: - Để dạy học lịch sử địa phương đạt kết quả được tốt hơn, nhà . THCS, trong đó có những tiết lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.Tiếc rằng, trong. Và đặc biệt cả thầy và trò chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo địa phương dẫn dắt, chỉ dẫn đi su t hành trình của bài học hôm đó, HS được xem một thung bằng phẳng rộng mấy chục ha nằm gọn trong. ca dao, kể câu chuyện nói về địa phương Thanh Hoá ở trước lớp. Giáo viên tổng kết, đánh giá bổ sung thêm cho học sinh thêm những câu chuyện lịch sử, những câu ca, làng nghề khác về địa phương

Ngày đăng: 11/06/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w