1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề đổi mới pp dạy học

17 499 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 148 KB

Nội dung

I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ – Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần đào tạo những con người thông minh, sáng tạo, tích cực, tự giác, năng động, có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Nghị quyết TW II khóa VIII đã khẳng định: “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chống thói quen học tập thụ động. Từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng học tập để tìm ra kiến thức, tận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cuả học sinh. – Tiếp tục chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy do Phòng GD và ĐT quận Phú Nhuận đã thực hiện từ năm học 2009 – 2010 với ba nội dung : + Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. + Đổi mới phương pháp dạy học của từng bộ môn; chống đọc chép thụ động mà không hiểu bản chất của vấn đề. + Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên căn bản chuẩn kiến thức kỹ năng. – Bên cạnh đó, với đặc trưng của môn Toán là một môn học có tính tư duy logic do vậy cần xây dựng và hình thành cho học sinh các kỹ năng từ tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ khả năng nhận thức thực thể khách quan đến năng lực phân tích, tổng hợp thông qua việc thực hiện và phối hợp các kỹ năng nghe, quan sát, thảo luận và thực hành trong các hoạt động học tập do GV tổ chức và điều khiển. Qua đó học sinh khắc sâu bài học, đạt thành quả học tập tương xứng, và hình thành lòng tự tin, yêu thích môn học. II. THỰC TRẠNG : VỀ GIÁO VIÊN . – Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền đạt tri thức cho HS theo quan hệ một chiều : Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. – Từ thói quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS. Đây là thói quen, cũng là rào cản thứ hai của GV khi đổi mới PPDH. – Tâm lí e ngại khi thay đổi phương pháp sẽ không đủ thời gian truyền đạt hết kiến thức cho học sinh nên diễn giảng vẫn là chính. – Còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh trong lớp học. – Chưa chú trọng việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn VỀ HỌC SINH . – Chủ yếu nghe giáo viên truyền đạt là chính, lười khai thác kiến thức, chỉ tiếp thu một cách thụ động. – Không có ý thức tự tìm tòi sáng tạo, không chủ động tham gia giải quyết vấn đề bằng chính khả năng của mình từ đó dẫn đến việc học sinh không hứng thú học bộ môn. – Chưa có được khả năng tự học, tự hình thành kiến thức thông qua các hoạt động thực tiễn. – Lĩnh hội được kiến thức rồi vẫn không có khả năng áp dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập. VỀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN . – Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Các trường chưa được trang bị đồng bộ các trang thiết bị hiện đại. – Sỉ số mỗi lớp quá đông gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục phát huy năng lực cá nhân và hợp tác nhóm. II. THỰC TRẠNG : III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ So với cùng lứa tuổi trước đây, hiện nay học sinh có khả năng nhận thức, vốn sống, vốn hiểu biết cao hơn do sự bùng nổ tri thức, sự phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy phương pháp giáo dục cũ không phù hợp với đặc điểm nhu cầu nhận thức này của học sinh. Giáo dục cần phải dựa trên việc khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh bằng cách tăng cường tổ chức hoạt động cho học sinh. Căn cứ các kết quả nghiên cứu khoa học về tính hiệu quả của các phương pháp dạy học của các Quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cho thấy : Không có bất kỳ một phương pháp dạy học nào là độc tôn, ưu việt. Phương thức tổ chức phối hợp các phương pháp dạy học nào sao cho phát huy được sự phối hợp thực hiện các kĩ năng: lắng nghe, quan sát, thảo luận và thực hành của HS trong quá trình hoạt động học thì phương thức đó sẽ đạt được kết quả giáo dục cao . 1. Các định hướng đổi mới (Trích : http://tusach.thuvienkhoahoc.com) • Đổi mới PPDH được hiểu là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy ưu điểm các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Biết phối hợp phương pháp truyền thống với các PPDH mới như: phương pháp giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; tự phát hiện tri thức; giải quyết vấn đề… • Từng bước chuyển cách dạy học truyền thống của GV sang các hoạt động tập trung vào HS . GV cần thiết kế, tổ chức hoạt động giúp HS phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo, rèn các kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong học tập qua đó chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình. • Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu (dạy cách học) để HS có khả năng nắm bắt tri thức hiệu quả, năng động sáng tạo trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại. • Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. • Thiết kế bài giảng khoa học, hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải. • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng hợp lý giáo án điện tử, sử dụng máy tính bỏ túi. • Thực hiện đầy đủ nội dung thực hành. • Đổi mới phương pháp cần đồng bộ, khớp với việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học như : – Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng GV. – Đổi mới chương trình SGK. – Đổi mới CSCV, trang thiết bị dạy học, tăng cường các phương tiện dạy học hiện đại. – Đổi mới về kiểm tra đánh giá: Đánh giá không chỉ dựa trên điểm số mà còm dựa trên tinh thần thái độ, mức độ họat động của người học. Sử dụng các phương pháp kiểm tra mới như trắc nghiệm. • Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. 2. Thực hiện : • Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của học sinh: – Học sinh cần phải được cuốn hút vào vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải tự động tiếp thu những tri thức đã có sẵn. – GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập: củng cố các kiến thức cũ, tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, luyện tập vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. – GV không cung cấp , không áp đặt những kiến thức có sẵn mà hướng dẫn HS thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh tri thức , rèn luyện kĩ năng , hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập và thực tiễn. • Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: GV giúp cho HS chuyển từ thói quen học tập thụ động sang học tập chủ động tạo điều kiện cho HS có thể tự đọc và hiểu được tài liệu, tự giải được bài tập và phát huy khả năng sáng tạo. • Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu HS nghĩ và làm nhiều hơn thảo luận theo nhóm nhiều hơn từ việc giao tiếp thầy và trò , trò với trò.Cần phát huy tính tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác , tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể. • Dạy học kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò: GV cần hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình và cách sữa chữa những sai lầm, những thiếu sót trong học tập. • Dạy học chủ động sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học: Việc soạn giảng theo PP đổi mới yêu cầu GV lưu ý đến những ứng dụng CNTT và các dụng cụ trực quan như máy tính Casio, thước, com pa, êke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu . [...]... vấn đề Phần nêu vấn đề được chuẩn bị thật ngắn gọn, tuỳ bài mà thầy giáo đưa ra câu hỏi nhằm đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần tìm hiểu theo nội dung của bài mới b Đưa ra từng câu hỏi cho học sinh trả lời – Từ nhu cầu ở phần nêu trên học sinh thấy cần thiết phải tìm hiểu kiến thức mới và thầy giáo lần lượt nêu ra từng câu hỏi một – Học sinh trả lời không đúng thì tiếp tục gọi học sinh khác Học. .. phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh một cách có hiệu quả cần chú ý phối hợp các phương pháp một cách hợp lí trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tình hình của HS từng lớp học, từng đối tượng tiếp thu Như vậy, GV phải chuẩn bị bài thật kĩ, chọn lựa các phương pháp phù hợp thì hiệu quả và chất lượng dạy học mới được nâng cao, mới phát huy... vấn đề – Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm – Phương pháp thực hành Về kĩ năng – Tư duy – Rèn luyện học sinh kĩ năng lắng nghe, quan sát phần tiếp cận và nhận thức vấn đề – Rèn luyện học sinh kĩ năng thảo luận ( phần giải quyết vấn đề ) – Rèn luyện học sinh kĩ năng thực hành ( phần vận dụng ) – Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy suy luận bài toán qua các định lí đã học Nhằm giúp cho học. .. Tất Tố trong việc giảng dạy ứng dụng CNTT, phát huy tối đa tính tích cực tự giác của HS nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tiếp thu của HS, giúp GV hoàn thành công việc dạy học một cách tốt nhất Những suy nghĩ nhận định được trình bày trong chủ đề này chắc chắn chưa đủ và còn nhiều thiếu sót Trên tinh thần cùng bàn thảo để tìm ra phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, chúng tôi mong được... ghi vừa kết luận, học sinh vừa nghe vừa tóm tắt vào vở, không dùng cách đọc chép sau từng phần vì sẽ làm giảm tính tích cực của học sinh trong tiết học Những kiến thức đã có ở sách giáo khoa thì không nên ghi nữa e Điều khiển quá trình hoạt động dạyhọc trên lớp – Đây là khâu chủ yếu để đảm bảo tiết học thành công, thầy giáo phải hoàn toàn chủ động về thời gian, đặc biệt điều hành học sinh trả lời... với học sinh Phần này cũng có thể tiến hành bằng cách đặt câu hỏi và học sinh trả lời, thầy tóm tắt lại Chẳng hạn phần này nghiên cứu vấn đề gì, rút ra được những kết luận nào, cần nhớ những gì, có mấy ý cần nhớ • Luyện tập – củng cố : – Thầy phải chuẩn bị cho học sinh nhằm củng cố luyện tập nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi, ra bài tập về nhà, hướng dẫn phần về nhà đồng thời hướng dẫn học. .. chép để học sinh tiếp thu được kiến thức mà không lãng phí thời gian Câu hỏi có nhiều hướng trả lời thì gợi ý định hướng theo yêu cầu của bài – Nếu bài ngắn ít câu hỏi thì kết hợp ôn luyện, làm bài tập tạo điều kiện cho học sinh hiểu bài sâu sắc – Dành 3 phút cuối cùng để hướng dẫn bài sau và bài tập về nhà V TIẾT DẠY MINH HỌA Tiết 17 : TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC Tiết dạy nhằm minh họa các vấn đề :... chia làm nhiều câu hỏi để nhiều người được trả lời Không áp đặt hay nói trước điều gì khi chưa hỏi học sinh – Các hướng đặt câu hỏi ; + Câu hỏi mà học sinh trả lời được nhờ kiến thức học bài cũ + Câu hỏi mà học sinh trả lời được nhờ sách giáo khoa ở bài học mới hoặc qua việc làm một số bài tập nhỏ, đơn giản hoặc qua thực hành đo đạc, tính toán rồi tự rút ra câu trả lời + Có câu hỏi tổng quát tập hợp... Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục – Định thời gian làm việc của mỗi nhóm – Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm Các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia phản biện, tranh luận – GV tổng kết và rút ra kết luận về đề tài đã đưa ra d Nội dung bài viết của học sinh Bảng ghi tóm tắt ý chính ngắn gọn theo cách kết hợp học sinh trả lời đồng... BÀI DẠY CỦA GIÁO VIÊN 1 Chuẩn bị ở nhà: a Học sinh : • Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu bài mới • Làm các bài tập ở nhà trước, hay làm các bài tập có liên quan (nếu có), chuẩn bị phần dặn dò của giáo viên ở bài trước b.Giáo viên : • Đọc sách giáo khoa soạn thảo hệ thống câu hỏi chi tiết : – Mục đích là chia làm nhiều câu hỏi để nhiều người được trả lời Không áp đặt hay nói trước điều gì khi chưa hỏi học . • Đổi mới phương pháp cần đồng bộ, khớp với việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học như : – Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng GV. – Đổi mới. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. + Đổi mới phương pháp dạy học của từng bộ môn; chống đọc chép thụ động mà không hiểu bản chất của vấn đề. + Đổi mới

Ngày đăng: 17/10/2013, 05:12

w