SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua môn học đạo đức. I/Lí do chọn đề tài: Bác Hồ nói:“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không tài thì làm việc gì cũng khó”.Câu nói ấy của Bác vô cùng thấm thía trong lòng mỗi thầy, cô giáo chúng ta. Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất nước, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hoá mà còn phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh Tiểu học. Vì người xưa đã dạy: “Bé không vin cả gãy cành.” và “Dạy con từ thuở còn thơ”. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em thông qua các môn học là vô cùng cần thiết nhưng cần thiết nhất vẫn là tiết học đạo đức trên lớp. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài:“ Giáo dục học sinh qua tiết dạy đạo đức” Mỗi bài đạo đức ở trường được thực hiện trong 2 tiết dạy. Thông qua truyện, tình huống, thông tin, học sinh nhận ra được các chuẩn mực hành vi đạo đức, hành vi, việc làm nào đúng; hành vi,việc làm nào sai và giải thích được vì sao đúng vì sao sai?. Các em phân biệt được cái tốt cái xấu. Từ đó, các em học tập được đức tính tốt, tránh được hành vi, việc làm sai trái, không tốt. Tự các em rèn luyện để trở thành học sinh có phẩm chất đạo đức tốt. II/ Nguyên nhân - Thực trạng đề tài: - Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi chủ nhiệm hầu như gia đình các em làm nông, có một số học sinh thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ các em đi làm thuê, làm mướn ítcó điều kiện để giáo dục con cái. - Quan niệm một số phụ huynh “Trăm sự nhờ thầy” nên khoán trắng cho giáo viên. -Tuổi các em còn nhỏ ham chơi hơn ham học, tính hiếu động hay bắt chước, làm theo bản tính thích gì làm nấy (chưa phân biệt được việc nên hay không nên làm…). Một số em còn nói tục, nói bậy, nói năng với người lớn chưa lễ phép, cư xử với mọi người xung quanh chưa đúng mực, không biết cảm ơn khi người khác giúp đỡ, không biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác - Do tác động của nền kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu cực vẫn còn xảy ra ở các nơi em đang sống làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư duy hiểu biết còn hạn chế của các em. - Giáo viên giảng dạy thì xem nhẹ vì cho rằng đây là môn phụ nên ít đầu tư, chưa giáo dục đều đặn thường xuyên. III/ Một số biện pháp, giải pháp thực hiện: - Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết dạy đạo đức, giáo viên phải nắm chắc chương trình sách giáo khoa, nội dung chương trình dạy bộ môn đạo đức. Mỗi bài đạo đức ở trường được thực hiện trong 2 tiết dạy. Thông qua truyện, tình huống, thông tin, học sinh nhận ra được các chuẩn mực hành vi đạo đức, hành vi, việc làm nào đúng; hành vi,việc làm nào sai và giải thích được vì sao đúng vì sao sai?. Các em phân biệt được cái tốt cái xấu. Từ đó, các em học tập được đức tính tốt, tránh được hành vi, việc làm sai trái, không tốt. Tự các em rèn luyện để trở thành học sinh có phẩm chất đạo đức tốt. - Đầu tư nhiều hơn nữa cho bài soạn tiết dạy, tạo một giờ học vui vẻ, nhẹ nhàng, giàu yếu tố xúc cảm, sinh động hấp dẫn, cụ thể, dễ hiểu, kích thích tính sáng tạo của các em. - Giáo viên phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ tiếp thu, thái độ học tập của các em.Từ đó, lựa chọn phương pháp phù hợp. - Giáo viên phải giảng dạy nhiệt tình: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Tuyệt đối không dạy theo kiểu đối phó. - Giáo viên phải mẫu mực hành vi đạo đức. Luôn quan tâm gần gũi và thương yêu học sinh, đặc biệt nhất là đối tượng học sinh cá biệt. “ Mỗi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.” - Thông qua nội dung các câu chuyện, các tình huống, các thông tin của bài học giáo viên hướng dẫn các em phân tích, nhận xét, đánh giá, xử lý tình huống và rút ra được nội dung ý nghĩa của từng bài học. Trên cơ sở đó, các em nhận thức được những chuẩn mực hành vi đạo đức tốt trong các mối quan hệ của các em như: với ông bà, cha mẹ; với thầy cô giáo; với bạn bè, người thân; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện luật giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và biết tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ, phát huy truyền thống của địa phương. - Vận dụng từ nội dung kiến thức bài học, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập, thực hành thông qua các phần bài tập của từng bài. Từng bước hình thành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực trong các tình huống và biết liên hệ, tự liên hệ để thực hiện các chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày. - Giáo viên cần tổ chức đa dạng hình thức học tập. Tuỳ theo nội dung từng bài mà học sinh được luyện tập các thao tác, các hành vi đạo đức bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, động não, dự án, kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, trực quan, khen thưởng… học cá nhân; theo lớp và theo nhóm; học ở trong lớp, ngoài sân trường và tham quan .Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động, hứng thú đối với học sinh hơn. Từ đó, các em có thể tự tin vận dụng chúng vào thực tiễn sống của mình. Bên cạnh đó, nó còn tăng cường giáo dục mối quan hệ đạo đức mang tính nhân ái giữa các em, rèn cho học sinh tính tự tin, dạn dĩ hơn, giáo dục ý thức ham học hỏi mang lại niềm vui nhận thức; phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của các em. - Thông qua từng bài học giáo dục học sinh tình cảm, thái độ đúng đắn như: tình yêu quê hương đất nước; yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng, biết ơn thầy cô giáo và những người lao động; cư xử quan hệ tốt với bạn bè; thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp; chăm học chăm làm; nói lời hay làm việc tốt; nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất; có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập; biết tiết kiệm trong cuộc sống… - Thông qua các môn học khác, giáo viên cũng cần liên hệ vào thực tế đời sống để giáo dục các em từng li, từng tí. Mỗi hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của học sinh, giáo viên cần uốn nắn, sửa chữa thường xuyên. Ví dụ: Trên đường đến trường, trên đường đi học về gặp thầy cô giáo, các em phải chào hỏi lễ phép hoặc khi muốn hỏi hay nói điều gì thì với người lớn thì các em phải thưa gửi…Có như thế mới hình thành được thói quen trong cuộc sống, mới hình thành được phẩm chất đạo đức tốt cho các em. - Trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa giáo viên thường xuyên nêu những gương tốt, việc làm tốt của các em. Thỉnh thoảng, giáo viên kể cho các em nghe những mẩu chuyện, câu chuyện có liên quan tới các chuẩn mực hành vi đạo đức nhằm giáo dục cho các em. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn cho các em sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao về tiết kiệm tiền của, thật thà, giữ lời hứa, lịch sự với mọi người… - Mặc khác, giáo viên cũng cần phối hợp với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức của các em. Thường xuyên thăm hỏi, trao đổi, tâm tư tình cảm để cùng giáo dục các em. - Hơn thế nữa, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giáo viên hết sức chú trọng và củng cố thường xuyên. IV/ Kết quả: Vận dụng một số biện pháp, giải pháp trên, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy đạo đức của học sinh lớp tôi tiến bộ rõ, cụ thể: - Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các nề nếp qui định của trường. - Lễ phép với thầy cô giáo, với người lớn tuổi… - Đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, ăn mặc đồng phục sạch sẽ, gọn gàng. - Nói lời hay, làm việc tốt; không còn học sinh nói tục, nói bậy; nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất. - Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Biết giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập, cụ thể các em đã giúp đỡ được ba bạn: Thanh, Hà, Thảo. - Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ. - Có ý thức vượt khó, trung thực trong học tập. - Biết tiết kiệm tiền của trong cuộc sống. - Biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt…hằng ngày một cách hợp lý - Biết lao động tự phục vụ bản thân. - Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp. - Chấp hành và thực hiện tốt an toàn giao thông. - Có thói quen hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày đã tạo cho các em chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Kiên trì rèn chữ viết, giữ vở sạch, tự tin trong cuộc sống. - Kết quả hai mặt giáo dục của lớp tôi chuyển biến rõ rệt, đạt kết quả cao. Trên đây là suy nghĩ của tôi về giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết dạy đạo đức trên lớp. Tôi rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tiết dạy đạo đức cho học sinh hứng thú và đạt hiệu quả hơn, học sinh đến trường thực sự “ Học mà vui- Vui mà học” Tôi xin chân thành cảm ơn! Thị trấn Phú Hoà, ngày 15 tháng 01 năm 2010 Người viết Đỗ Thị Sương . NGHIỆM Đề tài: Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua môn học đạo đức. I/Lí do chọn đề tài: Bác Hồ nói:“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không tài thì làm vi c gì cũng. vi đạo đức cho các em thông qua các môn học là vô cùng cần thiết nhưng cần thiết nhất vẫn là tiết học đạo đức trên lớp. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài:“ Giáo dục học sinh qua tiết dạy đạo. nghĩ của tôi về giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết dạy đạo đức trên lớp. Tôi rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tiết dạy đạo đức cho học sinh hứng thú và