1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

SÓNG - Xuân Quỳnh

4 292 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

SÓNG Xuân Quỳnh I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Xuân Quỳnh: - Là nữ sĩ có cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu và mái ấm gia đình. - Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị, nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. 2. Bài thơ “Sóng”: a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết tại biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967 b) Nội dung: - Sóng và em - những nét tương đồng: + Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí. + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường. + Đầy bí ẩn. + Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt. - Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu: + Những suy tư, lo lâu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc. + Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu. c) Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo gợi âm hưởng của những con sóng biển. - Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết. d) Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. II. Luyện tập Bài tập 1: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. * Gợi ý: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hình tượng sóng trong bài thơ. 2. Phân tích hình tượng sóng - Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng em (hai hình tượng này song hành suốt tác phẩm), sóng thể hiện những trạng thái, quy luật riêng của tình yêu cùng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ rất truyền thống mà cũng rất hiện đại - Sóng có nhiều đối cực như tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất (Phân tích hai câu đầu với kết cấu đối lập – song hành và với việc đặt các từ “dịu êm, lặng lẽ” ở cuối câu tạo điểm nhấn) - Hành trình của sóng tìm tới biển khơi như hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích, như tình yêu của người phụ nữ với khát vọng vươn xa, không chấp nhận sự chật hẹp, tầm thường (Phân tích hai câu sau của khổ một) - Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng giống điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, khó nắm bắt của tình yêu gắn với sự trăn trở, suy tư (Phân tích các khổ 3, 4 của bài thơ với điệp từ “nghĩ” và sự xuất hiện của nhiều câu hỏi…) - Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (Phân tích các khổ 5, 6, 7, 8 của bài thơ với lối sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp; với hiệu quả của hình thức đối lập “trên – dưới, thức – ngủ, …” với kiểu giãi bày tình cảm bộc trực “lòng em nhớ đến anh”) - Sóng là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu như tình yêu là khát vọng muôn đời của con người, trước hết là người phụ nữ muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực. - Hình tượng sóng thể hiện nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu. 3. Đánh giá: - Sóng là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh nói riêng, của thơ Việt Nam hiện đại nói chung. - Xuân Quỳnh đã sử dụng thành công một hình tượng thơ đẹp để giãi bày tình yêu mãnh liệt, nồng nàn, đầy khát vọng và sắc son chung thủy của người phụ nữ. Bài tập 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. *Gợi ý: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu. 2. Cảm nhận đoạn thơ - Xuân Quỳnh nhạy cảm trước bước đi của thời gian, ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc (mượn qui luật của tự nhiên - năm tháng vẫn đi qua, mây vẫn bay về xa và phép đối lập giữa hữu hạn và vô hạn để làm nổi bật) - Bày tỏ khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng. + Khát vọng hóa thân thành sóng, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình đời rộng lớn để tình yêu đôi lứa mãi mãi bất tử. + Lời thơ tha thiết, sôi nổi, ngôn ngữ thơ giản dị. 3. Đánh giá: Đây là một đoạn thơ hay thể hiện niềm khao khát sống trọn vẹn, sống hết mình trong tình yêu và cuộc sống. Bài tập 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ *Gợi ý: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: Những cung bậc phong phú, phức tạp trong trái tim của người phụ nữ khi yêu. 2. Phân tích đoạn thơ: - Giới thiệu về hình tượng sóng và em được xây dựng trong bài thơ- đoạn thơ; ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng sóng. - Phân tích khổ 1: + Từ việc khám phá những trạng thái đối cực của sóng, tác giả diễn tả những cung bậc tình cảm phong phú, phức tạp của người phụ nữ đang yêu. + Dùng qui luật tự nhiên sóng ở sông tìm ra bể, nhà thơ thể hiện một quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. - Phân tích khổ 2: Mượn qui luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ - Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập. 3. Đánh giá: Đoạn thơ vừa là lời tự bạch, giãi bày vừa là sự tự nhận thức về tình yêu của người phụ nữ. Điều đó được thể hiện đầy ý nhị qua hình tượng sóng. Bài tập 4: Nhan đề Sóng có ý nghĩa gì? *Gợi ý: - Sóng vừa là con sóng thực trên biển vừa là sóng lòng, con sóng tình cảm của một trái tim đang yêu. - Sóng vận động với bao nhiêu trạng thái thì trái tim tình yêu có bao nhiêu cung bậc. - Sóng là một đối tượng của tự nhiên, luôn tồn tại và hiện hữu trong tự nhiên với đặc điểm phức tạp - Tình yêu là một tình cảm tự nhiên luôn tồn tại trong cuộc sống và tâm hồn con người, cảm xúc của tình yêu cũng đầy đối lập và phong phú để thể hiện sự sâu sắc. Bài tập 5: Tâm hồn người phụ nữ đang yêu được thể hiện trong bài thơ Sóng như thế nào? Tâm hồn ấy có ý nghĩa gì đối với người phụ nữ khi yêu? *Gợi ý: - Đó là tâm hồn của một người phụ nữ có tình yêu chân thành, mãnh liệt nhưng cũng giàu nhận thức và khát vọng cao đẹp. - Đó là một tâm hồn yêu thương trong sáng, hồn nhiên nhưng rất sâu sắc, giàu lòng chung thủy và sức mạnh niềm tin. - Một tâm hồn yêu thương của một bản thể nhưng có sự hội tụ tất cả vẻ đẹp mà tâm hồn người phụ nữ đang yêu cần có. - Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng có ý nghĩa lớn đối với tất cả mọi người phụ nữ khi yêu: Biết yêu thương đúng nghĩa và sâu sắc để luôn được hạnh phúc trong tình yêu, biết giữ gìn tình yêu riêng và bảo vệ giá trị tình yêu của cuộc đời…. . qua hình tượng sóng. Bài tập 4: Nhan đề Sóng có ý nghĩa gì? *Gợi ý: - Sóng vừa là con sóng thực trên biển vừa là sóng lòng, con sóng tình cảm của một trái tim đang yêu. - Sóng vận động với. tin vào sức mạnh của tình yêu. 3. Đánh giá: - Sóng là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh nói riêng, của thơ Việt Nam hiện đại nói chung. - Xuân Quỳnh đã sử dụng thành công một hình tượng thơ. SÓNG Xuân Quỳnh I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả Xuân Quỳnh: - Là nữ sĩ có cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu và mái ấm gia đình. - Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói

Ngày đăng: 11/06/2015, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w