1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Noi nho trong Song (Xuan Quynh)

2 806 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Nỗi nhớ trong Sóng (Xuân Quỳnh) Người ta bảo là hoa thì phải mang kiếp “sớm nở chiều tàn”. Vậy mà ngót ngét một phần hai thế kỉ trôi qua, “bông hoa tình yêu nở dọc chiến hào thời chống Mĩ” vẫn còn tươi mãi, vẫn “đượm sắc ngát hương” trong vườn thơ nhân loại. Ấy là vì sức sống tiềm tàng của chính nó. Tàn úa sao được, rệu rã sao được khi những cánh hoa ngôn từ “tinh khôi sương sớm” cứ ánh lên sắc lung linh lạ thường, khi cái nhị vàng cứ đượm mật ngọt tình yêu mỗi lúc có ai đó đọc nó . Bạn có biết, cái nhị vàng mà tôi nói đến ấy chính là khổ thơ thứ năm trong bài thơ chín khổ? “…Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức…” Vẫn có sóng, vẫn có em, vẫn là hai hình tượng chủ chốt xuyên suốt tác phẩm, nhưng ở đây, sóng và em bắt đầu chuyển mình bằng cách dạo lên những cung bậc của tình yêu. Trước tiên hết là nỗi nhớ. Khác với tám cánh hoa đều đặn quay tròn xung quanh nó, khổ thơ này không chỉ được kiến tạo đặc biệt hơn về dung lượng mà còn chứa nhiều hơn những ẩn số tình yêu nấp đằng sau con chữ. Cũng là nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ của Xuân Quỳnh không “rõ mồn một” như ông hoàng thơ tình – Xuân Diệu: “Anh nhớ ảnh, anh nhớ hình / Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”, không cụ thể hoá, không số lượng hoá như Nguyễn Bính : “Một người chín nhớ, mười mong một người” mà đó là nỗi nhớ nhẹ nhàng, tinh tế của người phụ nữ đang yêu bằng tất cả trái tim… “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước” Ở cái biển xanh mênh mông ấy, nơi nào cũng có dấu chân sóng đi qua, mà đã đi qua rồi thì sóng đều để lại tình thương và nỗi nhớ. Hai câu thơ, hai vị trí của con sóng, nó làm không gian tình yêu được nới rộng theo chiều sâu lòng biển. Nó làm tôi liên tưởng đến bản tình ca của những người nghệ sĩ già. Những con sóng sẽ là những nốt nhạc tròn đen mang thanh âm của nỗi nhớ, đính lên trên khuôn nhạc xúc cảm tình yêu. Và khi bản nhạc ấy được cất lên, ắt hẳn rằng, những giai điệu sẽ rung ngân ở cung thăng nhất – trên mặt nước, trầm nhất - dưới lòng sâu. Nỗi nhớ cứ thế gợn đều theo nhịp sóng, cứ trầm bổng theo từng bước ngắt của nhịp thơ. (2/3, 3/2) Và rồi bất chợt, câu thơ: “Ôi/ con sóng nhớ bờ” chen ngang vào dòng tâm trạng, khiến người đọc đứng khựng lại và bắt đầu nghĩ suy. Những con thuyền dù có dòng duổi khắp mọi nơi, thì cũng có sẽ một lúc nào đó nó khua mái chèo tìm về với bến. Những con sóng cũng vậy, nó xô đè lên nhau, chồng lên nhau lăn tăn gợn, nhấp nhô nô đùa khơi xa nhưng không bao giờ quên nơi có cần phải đến là bến bờ. Đọc gần hết nửa bài thơ, mà mãi đến bây giờ sóng mới được đựng cạnh bờ, ấy thế mà nó còn phải cách bờ một nỗi nhớ –sóng - nhớ - bờ. Câu thơ như đứt quãng sau tiếng Ôi da diết, rồi cần một “chỗ dựa hơi” nó mới bắt đầu thổ lộ niềm nhung nhớ. Đó là hiệu ứng đặc sắc của việc sử dụng nhịp thơ ¼ mà Xuân Quỳnh đã cố công chọn lựa. Cùng với việc tìm được khách thể của nỗi nhớ - bờ, ba câu thơ kế tiếp: Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức… giúp chúng ta thấy được niềm nhung nhớ dãn dài theo cả thời gian – ngày đêm. Nỗi niềm trằn trọc, boăn khoăn ấy không chỉ làm em thao thức – không ngủ được, mà nó còn lăn cả vào trong giấc ngủ. Nó là bản lề đóng khép giữa thực và mơ, là sợi dây chuyền chạy dọc từ tâm thức, tiềm thức, đến vô thức. Nó theo em đến “kiệt cùng” tâm linh. Đó là tâm trạng thật của người con gái bất hạnh luôn “khát yêu thương, thèm hạnh phúc”, luôn “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Câu thơ thứ năm của đoạn thơ là một sự lột xác, hệt như cô Tấm bước ra từ trái thị, em tự tin tách mình rời khỏi sóng, rời khỏi lớp áo ẩn dụ để bộc bạch tình cảm: lòng em nhớ đến anh. Sóng nhớ bờ nên sóng cứ vỗ hoài, vỗ mãi, vỗ ngày đêm không biết mệt. Em nhớ anh nhưng chưa từng dám nói, chỉ dám mượn sóng - người bạn mang nỗi niềm như em để thổ lộ, giãi bày. Và khi đỉnh điểm của nỗi nhớ dâng tràn, là lúc em không cần che giấu, “nguỵ trang” lòng mình nữa. Em và sóng đã làm một phép cộng hưởng khá lâu rôig. Và bây giờ là lúc, sóng để em soi chiếu mình vào nó. Nó sẽ làm ánh lên, làm phát lộ chân dung tâm hồn em . Nỗi nhớ triền miên trong đoạn thơ đã góp phần làm cho câu chuyện tình giữa em và anh, giữa sóng và biển trở thành huyền thoại. Xét trong hoàn cảnh bài thơ ra đời, thì nỗi nhớ này nâng lên thành tình cảm sử thi. Còn nhớ mãi đoạn thơ: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường/ Câu thơ xưa bỗng lạ thường/ Khi hôm này kẻ lên đường là em…”. Nỗi nhớ của Xuân Quỳnh cũng rất có thể là nỗi nhớ của hai đầu chiến tuyến. Em - hậu phương - dưới lòng sâu nhớ về anh - tiền tuyến – trên mặt nước. Khổ thơ dài hơn hai câu so với các khổ khác nhưng không làm lạc lõng kết cấu. Nhờ nó mà người đọc có được những phút lặng tâm hồn mà chiêm nghiệm, mà rọi lại lòng mình. Nếu Xuân Diệu nhớ để xoá nhoà khoảng cách, thì Xuân Quỳnh nhớ để siết chặt tin yêu. Nhà thơ Đức Hai rích – Hai nơ đã viết: “Chỉ một ước mơ thôi/ Ngày ngày anh lặp lại/ Sau này anh chết đi/Tình yêu còn mãi mãi.” Thật vậy, nếu biến là cuộc đời, nếu sóng là tình yêu, nếu cuộc đời cần tình yêu để về đúng nghĩa với cuộc đời, thì biển cũng rất cần có sóng, cần những đợt sóng “thổn thức cuộn trào niềm nhớ nhung da diết”… . thứ năm trong bài thơ chín khổ? “…Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ. Nỗi nhớ triền miên trong đoạn thơ đã góp phần làm cho câu chuyện tình giữa em và anh, giữa sóng và biển trở thành huyền thoại. Xét trong hoàn cảnh bài

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w