PHỊNG GD&ĐT BẢO LÂM CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LỘC AN A Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. ……… ………… CHUN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MƠN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 I- LÍ DO: -Thực hiện nhiệm vụ năm học về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học nói chung, môn Đạo đức nói riêng -Tổ khối 5 tổ chức chuyên đề “Dạy học Đạo đức” nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống , phát huy , thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh , giúp HS tư duy độc lập, tích cực sáng tạo trong nhận thức, vận dụng kiến thức trong cuộc sống. II-MỤC TIÊU MƠN ĐẠO ĐỨC LỚP 5: 1. Về kiến thức: Biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với q hương đất nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi, việc làm của bản thân; với tài ngun thiên nhiên. 2. Về kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày. 3. Về thái độ: u q hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già, u thương em nhỏ, tơn trọng phụ nữ; đồn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống; có trách nhiệm về hành động của mình; u hòa bình; có ý thức bảo vệ tài ngun thiên nhiên. Các mục tiêu trên có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, kiến thức có tác dụng định hướng cho việc hình thành thái độ , kĩ năng và hành vi đạo đức. Ngược lại, mục tiêu về thái độ, kĩ năng, hành vi có tác dụng củng cố lại kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức. Trong đó, mục tiêu về hành vi là đích cuối cùng của giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn đạo đức nói riêng. III-NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: • Bài 1. Em là học sinh lớp 5. • Bài 2. Có trách nhiệm về việc làm của mình. • Bài 3. Có chí thì nên . • Bài 4. Nhớ ơn tổ tiên. • Bài 5. Tình bạn. • Bài 6. Kính già, yêu trẻ. • Bài 7. Tôn trọng phụ nữ. • Bài 8. Hợp tác với những người xung quanh. • Bài 9. Em yêu quê hương. • Bài 10. Ủy ban nhân dân xã (phường) em. • Bài 11. Em yêu Tổ quốc Việt Nam. • Bài 12. Em yêu hòa bình. • Bài 13. Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. • Bài 14. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. IV- NGUYÊN NHÂN. - GV chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp . - Một số Gv chưa mạnh dạn, tự tin để giao cho học sinh chủ động khai thác kiến thức phát huy tính tích cực tự giác của các em. - Trong quá trình dạy học môn đạo đức , GV còn lúng túng trong lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. - HS xác định chuẩn mực trong sách vở với chuẩn mực ngoài thực tiễn chưa rõ ràng. V- THỰC TRẠNG. - Một số GV và HS còn xem nhẹ môn đạo đức, coi đây là môn học phụ, nên việc đầu tư cho tiết học đạo đức còn nhiều hạn chế. - Khâu lựa chọn phương pháp –Hình thức tổ chức dạy học chưa được chú trọng nên kết quả chưa cao. -Việc học của HS thì thường chỉ học thuộc lòng trong SGK , chưa biết vận dụng kiến thức trong thực tiễn. -Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, thiết bị và đồ dùng phục vụ cho môn học còn hạn chế. VI_ BIỆN PHÁP DẠY HỌC. - Các biện pháp dạy học chủ yếu trong giờ đạo đức lớp 5 theo yêu cầu đổi mới phương pháp: - Đối với lứa tuổi HS TH nhận thức còn mang tính trực quan, cảm tính. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động. Đóng vai trò chơi, phân tích, xử lí tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết ch các câu chuyện cho kết cục mở, đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các hành vi, chuẩn mực đã học. -Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 5 rất phong phú, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như đóng vai và thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, báo cáo giải quyết vấn đề, động não,… và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan, khen thưởng,…bao gồm các hình thức dạy học cá nhân, theo nhóm, theo lớp, học trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường và tham quan các di tích văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung học tập. -Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn đạo đức đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, trong quá trình dạy, GV cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ và năng lực, sở trường của bản thân, căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp mình mà lựa chọn, kết hợp sử dụng cho hợp lí. VII- GIẢI PHÁP. 1.Giải pháp chung. Để dạy tốt phân môn đạo đức lớp 5, Gv cần nắm vững chương trình nội dung bài dạy. Xác định đúng mục tiêu cần đạt, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức dạy học phong phú nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. _trên lớp GV phải hạn chế hỏi, đọc chuyện mức tối đa; cần tăng cường cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm. -Tăng cường kĩ năng cho học sinh bằng nhiều hoạt động trên lớp, ngoài lớp. -Tăng cường các kĩ năng đóng vai, chơi trò chơi, múa hát, đọc thơ, kể chuyện,… 2.Giải pháp cụ thể. -GV phải xác định phải dạy đủ các môn học theo quy định, không xem nhẹ môn học nào. -GV thấy rõ việc đổi mới phương pháp dạy học cần tập trung vào các vấn đề sau: a. Áp dụng hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới. -Dạy học đảm bảo sự thống nhất hợp lí hai yêu cầu đồng loạt và cá thể. -Dạy học hợp tác nhóm. -Dạy học tự phát hiện. -Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học hiện đại trong đổi mới phương pháp dạy học. -Thực hiện tốt quy trình dạy học hòa nhập. -GV phải lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. b. Hình thức thảo luận nhóm nhận xét hành vi đúng, sai trong phiếu và đọc kết quả cho các nhóm nhận xét, bổ sung, sửa chữa , GV tổng kết và lựa chọn kết quả phù hợp nhất. c.Hình thức trò chơi học tập. -Tổ chức cho học sinh thành từng nhóm, thi tài cùng nhau xử lí tình huống nên đóng vai. -Tổ chức cho học sinh hái hoa dân chủ múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch. d. Hình thức sử dụng đồ dùng trực quan. -Đối với học sinh tiểu học, các kiến thức cung cấp cho các em (nói chung) , kiến thức về đánh giá và tự đánh giá, kể chuyện theo tranh, quan sát tranh, nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tranh đòi hỏi phải hết sức cụ thể, chính xác, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn sao cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em. Vì vậy, trong một số bài học đạo đức cần sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh minh họa để giúp học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng hơn. *Phương pháp thảo luận nhóm: -GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài ( bằng câu hỏi) GV chia nhóm , các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và quy định thời gian thảo luận- các nhóm thảo luận=> Đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét. -GV nhận xét. *Phương pháp trò chơi học tập. -GV hướng dẫn cách chơi- Quy định thời gian chơi. -HS chơi => HS nhận xét => GV nhận xét. a. Phương pháp kể chuyện và đàm thoại. b. Gv kể chuyện- HS kể chuyện. Câu hỏi ( Cặp đôi thảo luận- trình bày- HS nhận xét- GV nhận xét) Đối với hoạt động bày tỏ ý kiến ( Hoạt động cả lớp). GV hướng dẫn HS cách sử dụng thẻ màu. GV đính từng nội dung lên bảng, yêu cầu HS đọc từng nội dung. HS giơ thẻ- Sau mỗi lần giơ thẻ GV đàm thoại với các em về cách ứng xử của các em . Ví dụ, HS giải thích vì sao em đống ý với ý kiến này? Vì sao không đồng ý?, Đối với GV, để phục vụ cho việc dạy và học cần: a. Xây dựng môi trường học thuận lợi cho học sinh. b. Sử dụng hợp lí, sáng tạo đồ dùng dạy học đã có và tự làm. c. Đổi mới phương pháp soạn, giảng. Đối với HS , môn đạo đức tưởng chừng như dễ nhưng lại rất khó đối với học sinh tiểu học. Làm thế nào để có được những thói quen tốt là phải có cả một quá trình rèn luyện lâu dài, thường xuyên và liên tục. Không những thế mà còn phải kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình & Xã hội. Chính vì vậy, GV phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. *Quy trình dạy học đạo đức tiết 1: 1- Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu HS trả lời hoặc kể lại chuẩn mực đạo đức mà HS đã gặp trong thực tế. 2- Dạy bài mới:.Giới thiệu bài. *Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu nội dung truyện ( Hoặc tình huống, thông tin) *Hoạt động 2.Tổ chức cho HS thực hiện bài tập theo trình tự: +Đọc và xác định yêu cầu bài tập. +GV hướng dẫn HS cách làm. +HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. +Gv hướng dẫn HS nêu kết quả trao đổi, nhận xét, ghi nhớ về kiến thức . *Hoạt động 3. Tự liên hệ, hoặc bày tỏ thái độ (HĐ 2 và HĐ3 có thể lồng ghép vào nhau) 3- Củng cố: Nhắc lại kiến thức cần nhớ, liên hệ giáo dục. 4- Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau. * Quy trình dạy đạo đức TIẾT 2: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi (hoặc kể lại chuẩn mực đạo đức mà HS đã gặp ở thực tế. 2. Dạy bài mới: -HD học sinh làm bài tập. *Hoạt động 1. Làm bài tập tình huống. *Hoạt động 2. Học tập tấm gương sáng. *Hoạt động 3. Liên hệ thực tế. -GV hướng dẫn học sinh nêu kết quả trao đổi, nhận xét, ghi nhớ về kiến thức 3. Củng cố: Nhắc lại kiến thức cần nhớ. 4. Dặn dò: Liên hệ giáo dục học sinh. *Kết luận: -Trên đây là chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức lớp 5, nhằm giúp Gv học hỏi trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn HS học tập tích cực chủ động sáng tạo, biết vận dụng kiến thức trong cuộc sống. Với thời gian có hạn, tài liệu ít chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót .Rất mong sự đóng góp ý kiến của BGH, các đồng chí đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Lộc An, ngày 8 tháng 10 năm 2009. Tổ khối 5- Người viết: Nguyễn Thị Hợp. . chưa đ y đ , thiết bị và đ dùng phục vụ cho môn học còn hạn chế. VI_ BIỆN PHÁP DẠY HỌC. - Các biện pháp dạy học chủ yếu trong giờ đ o đ c lớp 5 theo yêu cầu đ i mới phương pháp: - Đ i với. chơi trò chơi, múa hát, đ c thơ, kể chuyện,… 2.Giải pháp cụ thể. -GV phải xác đ nh phải dạy đ các môn học theo quy đ nh, không xem nhẹ môn học nào. -GV thấy rõ việc đ i mới phương pháp dạy học. trao đ i, nhận xét, ghi nhớ về kiến thức 3. Củng cố: Nhắc lại kiến thức cần nhớ. 4. Dặn dò: Liên hệ giáo dục học sinh. *Kết luận: -Trên đ y là chuyên đ đ i mới phương pháp dạy học đ o đ c