PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi dị tật ngôn ngữ” Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Nguyễn Thị Hường Giáo viên mẫu giáo NĂM HỌC 2011 - 2012 1 Đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi dị tật ngôn ngữ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nói về bản chất ngôn ngữ V.I.Lenin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ có vai trò giúp con người giao tiếp với nhau một cách có hiệu quả. Đối với trẻ em, ngôn ngữ trong những năm đầu đời là một trong những giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là nhận thức, biểu lộ cảm xúc và hình thành cơ bản quan hệ xã hội với những người xung quanh. Ngôn ngữ còn giúp trẻ điều khiển điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là nhiệm vụ rất quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi 3-4 tuổi. Đây là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”, ở giai đoạn này sự phát triển về vốn từ đạt tốc độ nhanh nhất. Cho nên, trong giai đoạn này cha mẹ trẻ, giáo viên, những người xung quanh cần đặc biệt quan tâm để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. “Thỏ thẻ như trẻ lên ba”, “Trẻ lên ba cả nhà học nói” đây là những câu thành ngữ nói đến nhu cầu muốn nói và việc học nói của trẻ, song bên cạnh đó còn chứa đựng niềm vui của người thân trẻ. Khi nghe những lời thỏ thẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh chúng ta thường nói: “Đúng là: Trẻ lên ba cả nhà học nói”. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có được niềm vui ấy, khi mà trẻ mỗi ngày một, lớn niềm mong mỏi nghe con nói càng tăng lên thì trẻ lại không nói, chỉ phát âm a.a.i.i hay chỉ nói một từ, hoặc “nói như chim hót”. Những trẻ như vậy được gọi chung là chậm phát triển ngôn ngữ (CPTNN). Ngôn ngữ nói là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết giúp trẻ giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. Giao tiếp lại là một khó khăn rất lớn đối với trẻ chậm phát triển. Vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể để lại những hậu quả đối với việc phát triển kỹ năng xã hội, vấn đề cảm xúc và các vấn đề liên quan đến hành vi của con người một cách lâu dài tới độ tuổi trưởng thành và sau đó. Nhìn chung, nếu trong 5 năm đầu đời khả năng ngôn ngữ của trẻ có hạn chế thì sau này khi trưởng thành trẻ thường có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ trí lực, trí tuệ hơn những trẻ bình thường khác. Do đó có thể khẳng định: Chậm phát triển ngôn ngữ có thể để lại những hậu quả về mặt tâm lý khá sâu sắc và toàn diện kéo dài đến giai đoạn trưởng thành của con người. (Nghiên cứu do Tiến sĩ Ingrid Schoon thuộc trường Đại Học Giáo dục London). Vì thế, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm vô cùng cấp thiết. Năm học 2011-2012 trường mầm non Hoa Hồng có 31 trẻ khuyết tật hòa nhập trong đó có 10 trẻ khuyết tật nhẹ, 8 trẻ khuyết tật nặng, 8 trẻ chậm PTTT, 3 2 trẻ khuyết tật vận động, 1 trẻ khiếm thính. Trong các dạng tật trên thì phần nhiều trẻ đều chậm phát triển ngôn ngữ. Lớp C3 do tôi phụ trách có 2/56 trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ. Với số trẻ đông đôi khi sự bận rộn của công việc khiến cho giáo viên chưa tập trung vào việc giáo dục cá biệt cho những trẻ khuyết tật. Vậy làm thế nào để có thể sớm can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại lớp mình quản lý, để giúp trẻ được phát triển đầy đủ và toàn diện?. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi dị tật ngôn ngữ”. 1. Mục đích nghiên cứu. Dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ . 2. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. 3. Đối tượng khảo sát. Cháu Nguyễn Thiện Vũ. Lớp C3 Trường mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy Hà Nội. Cháu Ngô Trí Dũng. Lớp C3 Trường mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lí luận: Đọc và tổng hợp các tư liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin từ phụ huynh, từ trẻ. - Phương pháp quan sát: Quan sát, ghi chép các hoạt động, ngôn ngữ trẻ sử dụng tại lớp, tại nhà. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Phạm vi và thời gian. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 trẻ chậm phát triển của lớp C3. Trong thời gian 5 tháng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. 1. Thuận lợi. - Trường mầm non Hoa Hồng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn. . thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại lớp mình quản lý, để giúp trẻ được phát triển đầy đủ và toàn diện?. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi. 2011 - 2012 1 Đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi dị tật ngôn ngữ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nói về bản chất ngôn ngữ V.I.Lenin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao. dị tật ngôn ngữ . 1. Mục đích nghiên cứu. Dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ