Đọc thành tiếng : 5 điểm + Hs bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi do GV tự chọn một trong các bài sau: Bài 1: Hơn một nghìn ngày òng quanh trái đất SGK Tiếng Việt 4 tập II trang 11
Trang 1TRƯỜNG TH BÌNH HÒA ĐÔNG
ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: TIẾNG VIỆT ĐỌC Lớp bốn
Ngày thi : 25 tháng 04 năm 2011
A Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm )
I Đọc thành tiếng : (5 điểm)
+ Hs bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi do GV tự chọn một trong các bài sau:
Bài 1: Hơn một nghìn ngày òng quanh trái đất (SGK Tiếng Việt 4 tập II trang 114)
Câu hỏi 1 : Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Trả lời : (Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích khám phá những con
đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.)
Câu hỏi 2: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
Trả lời : (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt
lưng da để ăn Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển Phải giao tranh với thổ dân.)
Câu hỏi 3 : Đoàn thám hiểm của ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
Trả lời : ( Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định được trái đất hình cầu
phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.)
Bài 2: Ăng –co Vát (SGK Tiếng Việt 4 tập I I trang 123)
Câu hỏi 1: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
Trả lời : ( Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần
1500 mét Có 398 gian phòng)
Câu hỏi 2: Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
Trả lời : ( Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.
Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa)
Câu hỏi 3: Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
Trả lời : ( Vào lúc hoàng hôn Ăng-co vát thật huy hoàng: áng sáng chiếu soi vào bóng tối
cửa đền; Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh trời vàng khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.)
Bài 3 : Con chuồn chuồn nước (SGK Tiếng Việt 4 tập II trang 127)
Câu hỏi 1: Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
Trả lời : (Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Hai con mắt lonh lanh như thủy tinh; Thân
chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.)
Câu hỏi 2: Tình yêu quê hương , đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
Trả lời : (Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặn sóng; lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với
những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng
Trang 2với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi; trên tầng cao là đàn cò bay, là trời xanh trong và cao vút.)
Bài 4 : Con chim chiền chiện (SGK Tiếng Việt 4 tập II trang 148)
Câu hỏi 1: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Trả lời : ( Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.) Câu hỏi 2: Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
Trả lời : (Khúc hát ngọt ngào; Tiếng hót long lanh, Như cành sương chói; Tiếng ngọc
trong veo, Chim reo từng chuỗi; Đồng quê chan chứa; Những lời chim ca; Chỉ còn tiếng hót; Làm xanh da trời.)
Câu hỏi 3: Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào?
Trả lời : (Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác về cuộc sống rất thanh
bình, tự do và hạnh phúc)
Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ” (SGK Tiếng Việt 4 tập II trang 153)
Câu hỏi 1: Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
Trả lời :(Vì khi cười tốc độ thở của con người, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100
ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thõa mãn )
Câu hỏi 2: Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
Trả lời : (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước.)
Câu hỏi 3: Em rút ra điều gì qua bài học này?
Trả lời : (cần biết sống một cách vui vẻ)
Bài 6 : Ăn “ mầm đá” (SGK Tiếng Việt 4 tập II trang 157)
Câu hỏi 1: Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
Trả lời :(Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá là món lạ nên muốn ăn”
Câu hỏi 2: Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
Trả lời : ( Trạng cho người đi lấy đá về nung còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên
ngoài hai chữ “ đại phong” trạng bắt chúa chờ cho đến lúc đói.)
Câu hỏi 3 : Cuối cùng chúa có được ăn món mầm đá không? Vì sao?
Trả lời : ( Chúa không được ăn món mầm đá vì thật ra không hề có món đó )
II Đọc thầm và làm bài tập ( 5 diêm)
Bài đọc : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Trang 3ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II năm học 2010 – 2011
Môn : Tiếng Việt viết
Thời gian : 40 phút
Ngày thi : 25 / 04 / 2011
Điểm
Nhận xét GV chấm Chữ ký giáo viên
Đọc thành tiếng Đọc và làm bài tập Toàn bài Coi thi Chấm thi
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẵng thấy bờ Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã
bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm
Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới
Theo Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu 1 : Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
A Tìm vàng bạc, châu báu
B Xâm chiếm những vùng đất mới
C Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới
D Giao tranh với dân đảo Ma – tan
Câu 2 : Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
A Cạn thức ăn, hết nước ngọt
B Phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn
C Phải giao tranh với thổ dân
D Cả 3 ý trên
Câu 3 : Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?
Trường TH Bình Hòa Đông
Lớp Bốn ……
Họ và tên :
………
Trang 4A Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – châu Âu
B Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á - Ấn Độ dương – Châu Âu
C Châu Âu – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – châu Á – Châu Âu
D Châu Âu – Thái Bình Dương - Đại Tây Dương - châu Á – Châu Âu
Câu 4 : Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt kết quả gì ?
A Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới
B Tìm được một kho báu
C Làm chủ những vùng đất
D Giành chiến thắng trong trận giao tranh với dân đảo Ma-tan
Câu 5 : Những hoạt động nào được gọi là du lịch ?
A Đi chơi ở công viên gần nhà
B Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
C Đi làm việc xa nhà
D tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở
Câu 6 : Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.
A Con mèo này bắt chuột giỏi ………
B Trời rét ………
C Bạn Lan chăm chỉ ………
D Bạn Giang học giỏi ………
Câu 7 : Khoanh vào chữ đặt trước câu có trạng ngữ chỉ mục đích và gạch dưới trạng ngữ chỉ mục đích ?
A Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi
B Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước
C Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng cần cù, cậu vượt lên đầu lớp
D Để thân thể khỏe mạnh, em phải siêng năng tập thể dục
Câu 8 : Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp.
TRƯỜNG TH BÌNH HÒA ĐÔNG
Trạng ngữ chỉ nơi chốn Thường bắt đầu bằng các từ “ bằng” “với”
Trạng ngữ chỉ thời gian Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong
câu
Trạng ngữ chỉ nguyên
nhân
Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
Trạng ngữ chỉ thời gian Để giải thích nguyên nhân của sự việc
hoặc tình trạng nêu trong câu
Trang 5HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
MƠN TIẾNG VIỆT ĐỌC
LỚP Bốn Năm học 2010 – 2011
A.Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
a Đọc thành tiếng( 5 điểm)
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm
( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm )
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm )
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
( Giọng đọc chua thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
( Đọc quá 1phút đến 2 phút : 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm )
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm
( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )
b) Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
Câu 6 : ( 1 điểm ) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm ( Câu này tùy học sinh đặt mà nhận xét phê điểm ) Mỗi câu chuyển đúng đạt 0,25 điểm
A Con mèo này bắt chuột giỏi Chà con mèo này bắt chuột giỏi quá!
B Trời rét Ơi, trời rét quá !
C Bạn Lan chăm chỉ Bạn Lan chăm chỉ quá!
D Bạn Giang học giỏi Chà, bạn Giang học giỏi ghê !
Câu 7 : ( 0,5 điểm ) Khoanh vào chữ đặt trước câu cĩ trạng ngữ chỉ mục đích và gạch dưới trạng ngữ chỉ mục đích ?
A Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi
B Buổi sáng hơm nay, mùa đơng đột nhiên đến, khơng báo cho biết trước
C Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng cần cù, cậu vượt lên đầu lớp
D Để thân thể khỏe mạnh, em phải siêng năng tập thể dục.
Trang 6Câu 8 : ( 1 điểm ) Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp ( nối đúng 1 trường hợp đạt 0,25 điểm )
Trạng ngữ chỉ nơi chốn Thường bắt đầu bằng các từ “ bằng”
“với”
Trạng ngữ chỉ thời gian Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong
câu
Trạng ngữ chỉ nguyên
nhân
Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
Trạng ngữ chỉ thời gian Để giải thích nguyên nhân của sự việc
hoặc tình trạng nêu trong câu