1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến trong quản lí

10 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 93 KB

Nội dung

Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, các trường phổ thông dân tộc nội trú trong toàn Quốc, cũng như trong toàn tỉnh Cao Bằng luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương và đồng bào các dân tộc. Vì vậy, hầu hết các trường phổ thông dân tộc nội trú từ huyện, tỉnh đến Trung ương đã được xây dựng kiên cố, khang trang, đội ngũ cán bộ, giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng; chất lượng đào tạo đã có sự cải thiện rõ rệt; đội ngũ cán bộ có trình độ cho các địa phương đã được bổ sung đáng kể, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc. Tuy nhiên, ở các địa phương vẫn còn một số bất cập trong công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số: Quy mô và đối tượng đào tạo chưa hợp lý; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được với yêu cầu, chưa tưng xứng với sự đầu tư của Nhà nước; một số lượng được giáo dục – đào tạo về địa phương không có việc làm, chưa được sử dụng đúng ngành nghề đã học, hoặc học ngành nghề mà địa phương không có nhu cầu dẫn đến gây lãng phí kinh phí Nhà nước và sử dụng nguồn nhân lực. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong việc quy hoạch, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Đặc biệt, các trường phổ thông dân tộc nội trú cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, góp phần tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN HẠ LANG 1. Công tác tuyển sinh - Do địa bàn tuyển sinh của trường khá rộng: từ 14 xã, thị trấn, nên công tác tuyển sinh của nhà trường không thi tuyển mà chỉ dựa vào hồ sơ của học sinh thông 1 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang qua kết quả học tập ở lớp dưới để hội đồng tuyển sinh xét tuyển. Tuy nhiên, để công tác tuyển sinh có chất lượng, nhà trường giao chỉ tiêu tuyển sinh theo các địa bàn xã, thị trấn. Quy trình xét theo chế độ ưu tiên và lấy kết quả học lực, hạnh kiểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu giao, còn đối với các xã khó khăn hơn vẫn tuyển học sinh có học lực thấp hơn. - Từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường chỉ tuyển học sinh dân tộc tày, nùng ở các vùng kinh tế - xã hội chậm phát triển, vùng biên giới và miền núi. Trong 3 năm học ( 2007 – 2010) đã tuyển được 621 học sinh dân tộc vào học. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: - Khuyến khích giáo viên đi học trình độ trên chuẩn bậc THCS, từ năm học 2005 mới có 1 giáo viên trên chuẩn, đến năm 2007 đã có 2 GV, năm 2010 đã có 3 GV. Hiện nay đang theo học đại học ở trong tỉnh 6 GV và đến năm 2012 sẽ có 9 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn = 64,28%. - Cử cán bộ, giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chu kỳ. - Tổ chức hoạt động thao giảng, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên có dịp cọ sát, được đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm qua thực tế. - Tổ chức chỉ đạo giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, viết chuyên đề về những vấn đề nảy sinh trong giảng dạy, đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề đó. Các sáng kiến, các chuyên đề được tổ chức báo cáo ở tổ chuyên môn, ở hội đồng sư phạm trường và ở hội đồng khoa học huyện nghiệm thu. Hội đồng đóng góp ý kiến để xây dựng hoàn thiện và đưa vào ứng dụng trong thực tế tại trường học. 2 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên để vận dụng công nghệ thông tin và các công nghệ phần mềm vào quản lý và giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học. - Nhà trường động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để bổ sung những kiến thức cơ bản còn thiếu, hoàn thiện và nâng cao tri thức đã có, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. 3. Thực hiện nội dung chương trình Thực hiện nội dung chương trình theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện lồng ghép các chương trình giáo dục của địa phương vào giảng dạy cho học sinh. - Đối với học sinh khối lớp 9: để tạo điều kiện cho học sinh cuối cấp thi chuyển cấp vào bậc học trung học phổ thông, nhà trường đã tăng cường thêm giờ bồi dưỡng và phụ đạo để học sinh có điều kiện củng cố thêm kiến thức. - Đối với học sinh các khối học 6,7,8: Nhà trường đã tăng cường phụ đạo học sinh vào các buổi chiều để bù lấp kiến thức còn hổng, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập. - Thực hiện dạy học tự chọn: Nhà trường cho học sinh học môn tự chọn, giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, Ban giám hiệu phê duyệt và tổ chức thực hiện. Việc dạy học tự chọn giúp học sinh nắm chắc, mở rộng thêm kiến thức mà không quá tải đối với học sinh. - Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày: Trường đã triển khai theo tinh thần côngh văn số 7600/GDTrH ngày 26/8/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày là dành riêng cho các trường phổ thông dân tộc nội trú. + Buổi sáng: dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. + Buổi chiều: Học môn tự chọn, các chủ đề tự chọn, phụ đạo học sinh, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. 3 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang - Về thực hiện quy chế chuyên môn: + Quản lý chuyên môn: Lên kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Chỉ đạo giảng dạy và học tập theo đúng phân phối chương trình, đúng quy chế quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh theo chuẩn. Triển khai sâu rộng cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp”, yêu cầu mỗi giáo viên và học sinh đều phải ký cam kết để thực hiện. Thực hiện cuộc vận động “ Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương tự học, sáng tạo”, yêu cầu mỗi giáo viên phải lên kế hoạch cho cá nhân và đăng ký với nhà trường về kế hoạch học tập tấm gương ở “Người” và kế hoạch tự học, sáng tạo. + Thực hiện hồ sơ sổ sách: yêu cầu mỗi giáo viên có đầy đủ hồ sơ sổ sách, giáo án soạn mới 100% và được kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra định kỳ vào cuối tháng. 4. Đổi mới phương pháp giảng dạy - Nhà trường chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy một cách đồng bộ, vừa đổi mới, vừa rút kinh nghiệm. Các tổ chuyên môn họp, thảo luận, bàn bạc sâu sắc về việc cải tiến phương pháp soạn giảng phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp với từng môn học. - Đổi mới khâu soạn bài: Bài soạn là khâu chuẩn bị cho kế hoạch lên lớp của giáo viên. Việc chuẩn bị có chu đáo thì kế hoạch giảng dạy mới đạt các mục tiêu đề ra. Giáo án cần đạt các yêu cầu sau: + Yêu cầu về mục tiêu giáo dục + Yêu cầu về trọng tâm + Yêu cầu về phương pháp giảng dạy + Yêu cầu về nội dung kiến thức 4 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang + Yêu cầu về củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà - Trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học tự học được đề cao: Để giúp học sinh có phương pháp tự học, nhà trường đã tổ chức, hướng dẫn học sinh cụ thể, chi tiết các bước tiến hành tự học, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch tự học, phương pháp tự nhiên cứu tài liệu Nhà trường phối hợp nhiều biện pháp để quá trình dạy tự học diễn ra thường xuyên, dần trở thành thói quen trong giảng dạy. - Nhà trường còn tạo điều kiện để giáo viên được sử dụng phương tiện trong giảng dạy như: máy Projector, đó là thiết bị đáp ứng được yêu cầu về trực quan và rất đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn. - Sử dụng phần mềm tiện ích để quản lý hoạt động dạy học, đó là công nghệ hỗ trợ cho nhà trường phát triển. 5. Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém Có thể khảng định, kể từ khi trường PTDTNT Hạ Lang được thành lập đến nay, hàng năm đều có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh kết quả đạt khá cao và luôn đứng ở tốp đầu của huyện. Kết quả này phản ánh trung thực khách quan sự chỉ đạo sát sao hiệu quả của Chi bộ, của Ban giám hiệu nhà trường. Đồng thời đó cũng là kết quả của sự lao động tận tụy, không kể ngày đêm vất vả của đội ngũ thầy cô luôn hết lòng vì học sinh các dân tộc. Ngay từ đầu năm học, các lớp đã phân loại học sinh: Các em có học lực khá, giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Các em học yếu được phụ đạo, bù đắp kiến thức còn hổng, giúp các em dần dần được trang bị đầy đủ kiến thức, tự tin trong học tập. 6. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để thực hiện cuộc vận động “ Hai không” của ngành giáo dục. Nắm rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của kiểm 5 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang tra đánh giá, trong những năm qua, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang đã tích cực đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, nghiêm túc, khách quan. Tất cả các môn học đều được tổ chức kiểm tra và thi nghiêm túc. - Đã xây dựng ngân hàng đề kiểm tra một tiết, đề thi học kỳ. - Nội dung đề kiểm tra, đề thi: kiểm tra được nhiều kiến thức, kỹ năng do đã kết hợp giữa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Tổ chức kiểm tra và thi học kỳ đúng quy chế. - Khâu chấm bài kiểm tra và thi được thực hiện nghiêm túc. - Kiểm tra đánh giá nghiêm túc, khách quan giúp học sinh có thói quen độc lập làm bài, không trông chờ ỷ lại, có ý thức chuẩn bị bài và học bài thường xuyên, mang lại lợi ích thiết thực cho người học. 7. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho học tập Với đặc thù trường phổ thông dân tộc nội trú, các em học tập tại trường, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động, sân chơi trí tuệ, vừa có tác dụng vui chơi giải trí, vừa có tác dụng bổ sung kiến thức trong học tập như:tổ chức các hoạt động ngoại khóa Các hoạt động hỗ trợ đã giúp học sinh hòa nhập tập thể, có tinh thần đoàn kết gắn bó trong tập thể, tạo ra sức mạnh tập thể cùng giúp đỡ nhau trong học tập. 8. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học Nhà trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học - Các phòng học được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố, đủ điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập. - Ký túc xá được xây dựng kiên cố, có đủ phòng ở cho học sinh. 6 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang - Nhà ăn tập thể khá rộng, đảm bảo điều kiện nấu ăn an toàn, hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm. - Thư viện đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, có phòng đọc để học sinh đọc sách. - Có phòng thực hành tin học với đầy đủ các thiết bị giảng dạy và học tập. - Các phòng làm việc, các tổ chuyên môn đều được trang bị máy tính, máy in phục vụ cho công việc quản lý và giảng dạy. 9. Thực hiện chế độ chính sách Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Thực hiện theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. Đối với học sinh: Thực hiện theo Quyết định 82/2006/QĐ – TTg, ngày 14/4/2006 của Thủ tướng chính phủ và thông tư số 109/2009/TTLT-BTC-BGD ĐT ngày 21/5/2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo: Học bổng học sinh = 80% mức lương tối thiểu. 10. Tăng cường công tác quản lý trong giáo dục - đào tạo Công tác quản lý dạy và học trong trường được triển khai chi tiết, cụ thể và toàn diện, thể hiện qua các lĩnh vực hoạt động giáo dục của nhà trường: - Xây dựng kế hoạch dạy và học - Xây dựng nề nếp dạy và học - Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học - Tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua “ dạy tốt – học tốt” - Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học 7 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang Giữa quản lý, thực hiện và kiểm tra phải song hành, quản lý chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng, đó là chất lượng giáo dục – đào tạo. Kiểm tra đánh giá mang lại tác dụng tích cực, vừa động viên được cá nhân và tập thể làm tốt, vừa đưa ra biện pháp để chỉnh sửa những việc làm chưa đúng, tạo ra động lực bên trong để thúc đẩy giáo dục phát triển. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong những năm qua, nhà trường đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, đưa chất lượng đào tạo nhà trường đi lên. Nhà trường đã phát động nhiều nội dung thi đua thiết thực: Soạn giảng theo phương pháp tích cực, đồ dùng giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi được toàn thể cán bộ, giáo viên hưởng ứng tích cực tham gia. Chính vì vậy mặc dù đối tượng học sinh đầu vào còn yếu ( không thi tuyển), nhưng sau 4 năm rèn luyện, kết quả học tập đã tiến bộ rõ rệt. - Về chất lượng được thể hiện những năm học gần đây như sau: Năm học TSHS Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu kém Tốt Khá TB Yếu 2007-2008 193 6 49 105 33 123 40 24 6 Tỉ lệ % 3,1 25,4 54,4 17,1 63,7 20,7 12,4 3,1 2008-2009 200 7 67 96 28 2 134 45 18 3 Tỉ lệ % 3,5 33,5 48 14 1 67 22,5 9 1,5 2009-2010 228 9 81 118 20 175 47 5 1 Tỉ lệ % 3,9 35,5 51,8 8,8 76,8 20,6 2,2 0,4 - Về tỉ lệ lên lớp thẳng ( từ năm học 2007 – 2008 đến 2009 – 2010) TT Năm học Tổng số học sinh Lên lớp thẳng Tỉ lệ % 8 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang 1 2007 - 2008 193 163 84,5 2 2008 - 2009 200 170 85 3 2009 - 2010 228 208 91,2 - Về kết quả tốt nghiệp THCS: trong ba năm từ 2007 – 2010 luôn đạt 100% - Về học sinh thi đỗ vào bậc THPT: TT Năm học Số HS lớp 9 THPT THPT chuyên DTNT TỈNH TW 1 2007 - 2008 36 30 1 3 2 2 2008 - 2009 29 26 1 2 - Về học sinh giỏi các cấp: TT Năm học Cấp huyện Cấp tỉnh TSHS tham gia Đạt giải TSHS tham gia Đạt giải 1 2007 – 2008 9 3 3 1 2 2008 – 2009 7 4 4 3 2009 - 2010 7 3 3 1 Với kết quả trên, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang đã khảng định vai trò trong công tác giáo dục dân tộc và công tác tạo nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao chất lượng chung của huyện cũng như của tỉnh Cao Bằng. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm - Để phát huy tối đa nội lực, tạo ra động lực phát triển vững mạnh, nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo, lãnh đạo nhà trường thường xuyên quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường. Trong đó vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy, vai trò của giáo viên với yêu cầu phát triển giáo dục, tinh thần 9 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hạ Lang trách nhiệm trong công tác giảng dạy được chú trọng và cụ thể hóa trong Hội đồng trường. - Ban Giám hiệu đề ra được kế hoạch trung hạn của Nhà trường trong giai đoạn đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, mạnh dạn đổi mới công tác quản lý, công tác giảng dạy, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của nhà trường, tạo ra hiệu quả cao trong quản lý giáo dục và đào tạo. - Xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, nhất trí, giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Từ cán bộ quản lý đến giáo viên, công nhân viên toàn tâm, toàn ý, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì sự nghiệp phát triển của nhà trường. 2. Kiến nghị Đối với Sở GD&ĐT: - Cần ưu tiên điều động cán bộ, giáo viên giỏi cho trường PTDTNT. - Cần tuyển đủ biên chế cán bộ, giáo viên cho trường PTDTNT. - Cần mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên để cán bộ, giáo viên, nhân viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với UBND tỉnh: - - Cần có chế độ ưu tiên hơn cho trường PTDTNT - Cần đầu tư vốn để hoàn thiện các hạng mục xây dựng cơ bản và nâng cấp, sửa chữa trường. Người viết Nông Văn Công 10 . có dịp cọ sát, được đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm qua thực tế. - Tổ chức chỉ đạo giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, viết chuyên đề về những vấn đề nảy sinh trong giảng dạy, đồng thời đưa. bổng học sinh = 80% mức lương tối thiểu. 10. Tăng cường công tác quản lý trong giáo dục - đào tạo Công tác quản lý dạy và học trong trường được triển khai chi tiết, cụ thể và toàn diện, thể. Lang trách nhiệm trong công tác giảng dạy được chú trọng và cụ thể hóa trong Hội đồng trường. - Ban Giám hiệu đề ra được kế hoạch trung hạn của Nhà trường trong giai đoạn đặc biệt trong thời kỳ

Ngày đăng: 10/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w