Đây là những việc làm của cá nhân tôi cũng có thể phù hợp với một số đối tượng học sinh cá biệt.. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀGiáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi là mục đích, phương châ
Trang 1LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC NHỮNG HỌC SINH CÁ BIỆT
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cuộc sống xã hội, ngày càng phát triển, con người càng xích gần với văn minh Song cùng trong không khí sôi động ấy, dường như rất nhiều nước rơi vào thảm họa nguồn thiên nhiên cạn kiệt, về thảm họa mối sinh Nhưng cũng không ít dự báo lạc quan về sức bùng nổ kì diệu của trí tuệ con người Dù có đứng ở một góc nhìn nào đi nữa thì vấn đề nổi bật lên như một thách thức đối với mọi dân tộc trong cuộc hành trình đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội là không thể không thay đổi cách nhìn về vấn đề con người mà vấn đề con người không thể tách rời vấn đề giáo dục
Nói đến giáo dục lại không thể quan tâm đến yêu cầu giải phóng và phát huy tài năng sáng tạo của thế hệ trẻ Nhiều nước đã coi giáo dục là quốc sách Có nước gọi phát huy óc sáng tạo cho học sinh cũng là quốc sách Dạy học sáng tạo phát huy tiềm năng sáng tạo của thế hệ trẻ học đường là một vấn đề chiến lược của giáo dục và là một đòi hỏi bức bách đối với mọi nhà trường ngày nay Đồng thời các nhà trường không quên nhiệm vụ giáo dục đạo đức của học sinh Bởi lẽ, người có tài năng mà thiếu đạo đức thì tài năng đó không phục vụ cho một mục đích cao cả, tài năng đó có thể trở thành vô dụng, phí hoài Có khi tài năng đó lại
sử dụng vì những mưu đồ cá nhân ích kỉ đen tối thì cái tài đó không những vô dụng mà còn đi ngược lại với lợi ích của tập thể của nhân dân Đúng như lời Bác
Hồ nói:”Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Mỗi con người chúng ta, nhất là những con người giữ trọng trách “trồng người” luôn thấy được vai trò to lớn của trường giáo dục, trong 1đó trường học
Trang 2chính là cái nôi của giáo dục, đào tạo học sinh trở thành một người chủ tương lai của đất nước
Đứng trước tình thế đó, tôi luôn luôn đặt câu hỏi:” Làm thế nào để giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp?” Đó là chính là điều suy tư trăn trở và những việc làm mà tôi muốn gửi gắm trong bài viết này Tôi hy vọng nó
sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp ”trồng người” mà Đảng và Nhà nước tin cậy giáo phó Đây là những việc làm của cá nhân tôi cũng có thể phù hợp với một số đối tượng học sinh cá biệt Tôi rất mong sự giúp đỡ, góp ý của các cấp, các đồng nghiệp để nhằm mục đích cuối cùng là các trường học giảm bớt học sinh cá biệt
Trang 3II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi là mục đích, phương châm hay có thể nói đó là nhiệm vụ của người giáo viên trong nhà trường phổ thông Ý thức được vấn đề này, bản thân tôi ngoài nhiệm vụ giảng dạy cung cấp cho các
em còn phải trau dồi đạo đức, giúp các em trở thành con người có đủ tài đức và trí để sau này giúp ích cho xã hội, đất nước
Nhưng để làm tốt vấn đề này quả là không dễ, nó đòi hỏi ở mỗi giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải có lòng yêu nghề, mến trẻ thường xuyên quan tâm đến những đối tượng học sinh, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nguyện vọng của các em
Mỗi năm, tôi tiếp xúc gần gũi với đủ mọi đối tượng học sinh ở các khối khác nhau trong công tác chuyên môn và chủ nhiệm lớp Cứ mỗi năm như vậy cho tôi thêm một chút ít kinh nghiệm trong nhiệm vụ giáo dục học sinh, nhất là đối với những học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt là những học sinh thường xuyên vi phạm nội qui, qui định của trường, của lớp Mà đã là học sinh cá biệt chúng thường thể hiện thành những hành vi, vi phạm cá biệt không học sinh nào giống học sinh nào Chính vì vậy giáo dục học sinh cá biệt không có biện pháp chung cho mọi đối tượng học sinh mà tùy vào từng vào đối tượng học sinh cá biệt Nhưng có một điểm chung
là cần có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình Cũng như nhà trường, gia đình nhà trường và xã hội Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu sinh hoạt của con người tăng lên bấy nhiêu Học sinh đang là lứa tuổi tò mò muốn tham dự cho biết Cũng từ đấy hiện tượng học sinh lập băng nhóm, quậy phá gây mất trật tự an ninh xã hội tệ hại hơn nữa là tệ nạn trộm cắp, đâm chém nhau uống rượu, bia, đi khuya ngoài xã hội đến 22; 23 giờ mới về nhà và đã có những hành cấu thành tội phạm Theo thống kê báo cáo của công an thì đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng
Trang 4Là người giáo viên đứng trước thực trạng ấy chúng ta không thể làm ngơ
mà phải suy nghĩ ”làm gì để giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ ?“ Thực sự là một việc làm đầy khó khăn không những trong ngành giáo dục mà của toàn xã hội đang nhức nhối
Khổng Tử đã dạy:” Tiên học lễ, hậu học văn” lời dạy trên cũng chính là lời nhắc nhở chỉ bảo chúng ta trong công tác giáo dục đào tạo của người giáo viên
và quan trọng hơn đối với người làm công tác chủ nhiệm lớp
Địa bàn trường tôi ở vùng ven thị trấn, từ điểm đó mà học sinh trường tôi cũng hay đua đòi, bắt trước như học sinh ở trung tâm thị trấn về mọi mặt Hoàn cảnh gia đình cũng thật khó khăn, đa số là gia đình học sinh làm nông Đội ngũ giáo viên trường tôi, rất nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp
Năm học 2008 - 2009 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6B Là học sinh lớp 6 đang ở giai đoạn đầu cấp, các em không còn trẻ con nữa, cũng chưa hẳn là người lớn Các em đã là anh là chị của các em lớp tiểu học, một mặt các em đã quen với trường lớp, bạn bè, thầy cô Và các em đang độ tuổi tò mò dễ
sa ngã, đua đòi rất có nguy cơ rơi vào con đường phạm pháp nếu như các em không làm chủ được bản thân
Chính vì vậy mà ngay từ đầu tôi xác định nhiệm vụ và đưa ra biện pháp chung cho công tác chủ nhiệm của mình như sau:
Thứ nhất: Khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp, trước tiên tôi ghi
vào sổ tay chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh ở năm trước Nắm bắt tình hình chung của lớp, sau đó tôi có thể gặp gỡ trao đổi với những giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu, nắm bắt tình hình của một số học sinh cá biệt
Trang 5Thứ hai: Tôi có thể gặp gỡ trực tiếp các em là ban cán sự lớp và chi đội
Những năm trước đây tôi cho là không cần thiết nhưng sau tôi rút kinh nghiệm Sau đợt gặp gỡ đó tôi đã hiểu thêm tình hình của lớp Tôi nghe từ phía học sinh
có điều gì rất gần gũi các em học sinh cá biệt ấy.Tôi làm như vậy là thể hiện sự tôn trọng đối với các em khuyến khích các em phát huy năng lực học tập và làm việc của chính bản thân và cũng như nêu cao vai trò trách nhiệm của ban cán sự lớp Qua cuộc tiếp xúc ấy tôi nắm bắt thêm nhiều kinh nghiệm giáo dục học sinh
cá biệt
Tôi có thể giao nhiệm vụ cho các em theo dõi quan sát những học sinh cá biệt có điều gì đó sẽ báo lên giáo viên chủ nhiệm Vì chúng ta vừa làm công tác chủ nhiệm vừa làm công tác giảng dạy nên không thể bám lớp suốt buổi học được
Thứ ba: Vào đầu năm học giáo viên cho học sinh viết tóm tắt lý lịch bản
thân Qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm băït được hoàn cảnh gia đình và địa chỉ của các em để dễ liên lạc cùng với gia đình Giáo viên chủ nhiệm có thể gặp gỡ trực tiếp các học sinh cá biệt lớp trò chuyện cùng các em để tìm hiểu cụ thể nơi ở hoàn cảnh gia đình em, sở trường cá nhân
Thứ tư: Là giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng giáo viên bộ môn của lớp
theo dõi việc học tập của một số em học sinh cá biệt cũng như thái độ học tập trong lớp Qua giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời những điểm vi phạm của học sinh để kịp thời chấn chỉnh các em ngay từ đầu
Và cũng có thể giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh để hiểu hoàn cảnh gia đình em và thăm góc học tập của các em điều quan trọng là để trao đổi gia đình cùng kết hợp với nhà trường giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi
Trên đây là một số biện pháp tìm hiểu chung tình hình của lớp và nắm bắt đối tượng học sinh cá biệt Khi nắm bắt được từng đối tượng học sinh cá biệt, tôi
Trang 6có thể đưa ra một số ví dụ tôi đã giáo dục học sinh cá biệt với biện pháp cụ thêí như sau:
Qua những cuộc tìm hiểu chung của lớp Là giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt tôi luôn phải trăn trở suy nghĩ phải làm giảm bớt học sinh cá biệt và làm sao để lớp đừng bị hạ thi đua
Lớp 6B của tôi tổng cộng có 32 học sinh , trong đó có 4 học sinh cá biệt của từng học sinh Trước tiên là tôi phân loại cá biệt của từng học sinh:
Ví dụ: Em A: học sinh hay vi phạm học tập
Em B: học sinh thường xuyên vi phạm nề nếp
Em C: học sinh học tập tốt nhưng cá biệt về hoàn cảnh gia đình hay vi phạm nề nếp
Em D: học sinh cá biệt toàn diện
Công việc phân loại cụ thể này để giáo viên theo dõi các hành vi của em, giáo viên định hướng cách giáo dục từng học sinh cho phù hợp những sai trái, những khuyết điểm của các em Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể đã dẫn đến những trường hợp cá biệt của các em học sinh đó Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân tôi có những biện pháp cụ thể và thiết thực với từng em vi phạm từng trường hợp
Đối với em Nguyễn Văn A - học sinh hay vi phạm về học tập: thường xuyên không làm bài tập, học bài cũ trong lớp tuy có chú ý nghe giảng nhưng không hiểu bài Tôi tìm hiểu về gia đình em: em sống vùng nông thôn công việc làm có phần vất vả hơn các em ở thị trấn Tuy vậy, nhưng cha mẹ em vẫn dành thời gian cho em học bài Khi tôi đến gia đình, gia đình cho hay :” cháu tối đến
là ngồi học bài miệt mài đến khuya cháu không xem ti vi Tôi thấy cháu học như vậy tôi cũng không xem cháu học ra sao, tôi nghĩ cháu học khá” Khi tôi hỏi gia
Trang 7đình có kiểm tra sự học tập của cháu không? Thì gia đình trả lời ngay:” tôi bận suốt ngày, anh chị nó cũng đi làm xa hết, thành thử không ai kiểm tra cả tự liệu cháu học tập”
Tôi đã trao đổi cùng gia đình, gia đình cùng nhà trường giáo dục dạy bảo cháu: kiểm tra việc tự học của cháu, cháu học hay làm gì.v.v
Đến trường tôi xếp em ngồi gần học sinh khá giỏi để các em kèm cặp nhau cùng tiến bộ
Một thời gian tôi theo dõi các em có học tiến bộ hơn có điều gì không hiểu
em có thể hỏi thầy cô và bạn bè Đây chỉ là trường hợp đơn giản tôi chỉ mong gia đình và nhà trường cùng kết hợp giáo dục học sinh tốt hơn
Có nhiều trường hợp học sinh cá biệt thường xuyên bị cảnh cáo nhắc nhở trước cờ, trước lớp nhưng vẫn vi phạm
Trường hợp của em Trần Văn B (năm trước ở lại lớp) Em là học sinh to lớn nhất lớp các bạn khác trong lớp ai cũng có vẻ sợ, ít gần gũi với bạn Em lại có nhiều biểu hiện không ngoan như: hay nghỉ học, nói tục, chửi thề, thậm chí có lần em chẳng thèm học môn nào đến lớp không ghi bài ngồi nói chuyện trong lớp Lúc đầu tôi đã yêu cầu em viết bản kiểm điểm có ý kiến của phụ huynh nhưng không có kết quả vì đó là ý kiến giả mạo của người khác Sau lần đó tôi phạt em với nhiều hình thức khác nhau, tôi thấy có chút tiến chuyển hơn nhưng
đó chỉ là biểu hiện bề ngoài Qua một thời gian theo dõi và tôi hiểu học sinh này không nên dùng biện pháp cương mà dùng biện pháp nhu Tôi đã thường động viên và gần gũi với em trong những khoảng thời gian có thể Tôi không còn cảnh cáo em trước lớp nữa tại vì mỗi lần cảnh cáo như vậy em lại tái phạm nhiều hơn Tôi luôn khen ngợi việc làm sửa sai của em trước lớp và phân công học sinh gương mẫu trong lớp kèm cặp, giúp đỡ Một thời gian sau tôi thấy em tiến bộ
Trang 8thật sự qua cách chào hỏi, nói năng, trong việc học và làm bài trước khi đến lớp, bạn bè trong lớp thân thiện với em hơn Cuối năm em lên lớp thẳng
Còn đối với trường hợp em Hoàng Nhất C: Học tập tốt nhưng cá biệt về hoàn cảnh gia đình hay vi phạm nề nếp: cúp tiết, nghỉ học không lí do, lập băng nhóm quậy phá các lớp khác, hút thuốc lá
Vào đầu năm học em chưa có biểu hiện như vậy, em xếp loại học lực khá hạnh kiểm tốt, không ai ngờ em đi xuống trong vòng một tháng đầu năm Lần đầu chúng ta gặp em thì ai cũng đánh giá đây là một học sinh ngoan, niềm nở vì
em chào hỏi rất lễ phép ai cũng yêu quí em Thời gian đầu em nghỉ học vô lí thường xuyên tôi cảnh cáo em rất nhiều lần Tôi nhắc em lần sau có đau ốm thật
sự nghỉ học phải viết giấy phép có chữ kí của phụ huynh Những lần sau em nghỉ học đều có chữ kí phụ huynh nhưng đó là chữ kí của anh trai Tôi rất bực tức lại cảnh cáo em trước lớp và hứa lần sau không vi phạm như vậy nữa Lời em hứa
đã đúng tôi thấy em đi học đều, tôi rất mừng, nhưng tôi không ngờ các em học sinh trong lớp nói cứ có giờ cô là bạn học nghiêm túc còn môn khác bạn cúp tiết luôn Bạn nhảy hàng rào ra ngoài cùng đi chơi những bạn bụi đường ngoài xã hội: hút thuốc lá, uống rượu Tôi đã yêu cầu em viết giấy mời phụ huynh đến trường thì em nói bố em bận đi làm xa không về Tôi mời em lên gặp ban giám hiệu trường, em lên với vẻ mặt hối hận, em cũng hứa sửa chữa sai phạm của mình Sau lần đó tôi nghĩ chắc em học hành nghiêm túc không cúp tiết nữa Nào ngờ em đi học sớm rủ rê các bạn cá biệt trong trường qua lớp này qua lớp khác quậy phá chọc ghẹo các bạn gái
Tôi cảm thấy gần như bất lực với học sinh này tôi không biết em còn làm những trò gì tiếp theo Tôi đã tự kiểm tra lại phương pháp giáo dục học sinh cá biệt của tôi, tự nhận xét mình xem tôi đã là tấm gương sáng cho các em noi theo chưa? Tìm hiểu mối quan hệ của em đối với bạn bè trong lớp xem có điều gì xích mích không ?
Trang 9Sau đó tôi tìm đến gia đình em, biết bao nhiêu lần mà tôi không gặp ai cả, tôi sang gặp hàng xóm, thì tôi mới hay được hoàn cảnh gia đình em : Mẹ em mới mất, cha em mới lấy vợ khác chẳng chịu làm chỉ biết uống rượu về đánh đập các em và chẳng mấy khi ở nhà Thế là tôi đã hiểu hoàn cảnh gia đình của em, tôi gặp riêng em, em đã tâm sự rất nhiều, em quậy như vậy vì em chán nản với gia đình Tôi đã động viên an ủi em rất nhiều, em đã đi học đều cố găúng học tập tốt đến cuối năm học em vẫn giữ danh hiệu học sinh tiên tiến
Từ lần đó tôi đã rút ra kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giáo dục dạy dỗ các em, chúng ta cần phải quan tâm nghe những lời tâm sự của các em, hiểu hoàn cảnh gia đình các em và không thể học sinh nào cũng áp dụng biện pháp cứng được Đồng thời cha mẹ ở nhà cũng phải là tấm gương sáng cho con noi theo (vì gia đình và nhà trường là cái nôi của xã hội cho các em được nên người)
Có học sinh ngoan, học giỏi nhưng cũng có một số học sinh yếu kém về mọi mặt, học sinh đạo đức yếu kém thường là học lực cũng yếu Đó là điều trăn trở không những giáo viên chủ nhiệm mà ngay cả Ban giám hiệu trường
Trong bốn học sinh cá biệt có trường hợp của em Trương Văn D đáng nói nhất vì em là học sinh cá biệt toàn diện
Nhà em cách trường không xa mấy, bản thân em là con trai thứ hai trong gia đình có hai anh em người anh cũng quậy phá Cha em làm bảo vệ trường, mẹ thì bán hàng rong, nói chung cha mẹ đều làm việc vất vả để nuôi con ăn học thành người Cha mẹ em rất nghiêm khắc, cha làm bảo vệ biết bao chuyện, cha đều giải quyết được Nhưng đối với con, thì ông lại bất lực hoàn toàn trước đứa con như này Họ chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của thầy cô trong nhà trường Biểu hiện các hành vi của em cũng như các học sinh cá biệt khác: em hay hút thuốc, ngồi học không nghiêm túc, nói chuyện, chọc ghẹo các bạn khác làm
Trang 10ảnh hưởng tiết học, gây gổ đánh nhau, không học bài và làm bài, điểm yếu rất nhiều môn
Tôi nghĩ với em không dùng các biện pháp cứng được vì cha của em rất nghiêm khắc Tôi đã trao đổi với ban cán sự lớp và gia đình em để tìm ra biện pháp tốt nhất trong những biện pháp tôi đã làm Bước đầu tôi cửì ban cán sự lớp theo dõi mọi hành vi của bạn ở trong và ngoài trường học Nhưng vẫn còn một
số thời gian: tối các bạn không thể kiểm tra được, em vẫn quậy phá ở ngoài
“ngựa quen đường cũ”
Tôi đã áp dụng tất cả các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt nhưng mà vẫn không có hiệu quả Cha mẹ em cũng bất lực về em, đã nhiều lần công an kêu gia đình lên làm việc vì em vi phạm đánh nhau Cha mẹ của em rất muốn từ bỏ con
đi khỏi để ai đến bán rốn gia đình Tôi nghĩ cha mẹ phải chấp nhận sự thật và tìm mọi cách giáo dục con không nên từ bỏ con đi, thì làm sao xã hội có thể giáo dục được em Chính gia đình và các mối quan hệ trong gia đình có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em Cho dù giáo viên chủ nhiệm có tìm hết phương pháp này đến phương pháp khác mà không có sự kết hợp của gia đình học sinh thì kết quả giáo dục học sinh chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định
Tôi đã trao đổi trực tiếp với gia đình về biện pháp giáo dục cháu Gia đình không được bỏ cháu mà phải quan tâm động viên cháu cùng với các chú công an
và nhà trường giáo dục em Tôi đã động viên an ủi em rất nhiều cũng có lúc tôi phải ngọt với học sinh cũng có lúc tôi cũng phải cứng rắn với em Bước sang học
kì II em đã có sự cố gắng trong học tập cũng như đạo đức tác phong
Trên đây chính là bài học mà tôi rút ra được từ việc giáo dục học sinh cá biệt Qua một năm giáo dục học sinh cá biệt tôi đã thu được một số kết quả cụ thể về hạnh kiểm và học lực của các em như sau: