1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Môn Thể dục THCS

5 679 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 53 KB

Nội dung

Có nghĩa là con người chúng ta đào tạo ra phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần; có khả năng lao động trí óc, nhưng đồng thời cũng có khả năng lao động chân tay; sáng tạo trong sản xuất

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thể dục là một bộ phận của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa, là một mặt của giáo dục toàn diện, nó ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, nó có một vị trí hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh ra cuộc sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc mục đích giáo dục thể chất là: “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành mạnh” Có nghĩa là con người chúng ta đào tạo

ra phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần; có khả năng lao động trí óc, nhưng đồng thời cũng có khả năng lao động chân tay; sáng tạo trong sản xuất, học tập

và rất mưu trí dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng

Phát triển thể chất là một quá trình hình thành và thình thái và chức năng sinh vật học của cơ thể con người; quá trình đó xảy ra dưới ảnh hưởng của điều kiện sống mà đặc biệt là giáo dục

Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành thể dục thể thao, ngành giáo dục có vai trò quan trọng đó cũng chính là mục đích cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục thể dục thể thao ở nước ta Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục ở nhà trường

I/ MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT:

1/ Khái niệm thể chất:

Thể chất là chất lượng cơ thể bao gồm: Thể hình ( Hình thái và cấu trúc của

cơ thể), năng lực thể chất ( Các chức năng các hệ thống cơ quan trong cơ thể, các

tố chất vận động và khả năng vận động), năng lực thích ứng( Khả năng thích nghi với điều kiện sống).tức là sức khỏe

Sức khỏe không chỉ là cơ thể không có bệnh tật ốm yếu mà là trạng thái hoàn thiện, tâm sinh lý lành mạnh.( theo WHO)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe là:

- Môi trường và các yếu tố khác: 26%

2/ Mục đích của giáo dục thể chất:

a/ Theo quan điểm của Đảng, nhà nước:

Ngày 2/10/1958 ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 106/CT-TW khẳng định: “ Dưới chế độ chúng ta việc săn sóc sức khỏe của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Công tác thể dục thể thao là một phương pháp rất có hiệu quả để tăng cường lực lượng lao động sản xuất và lực lượng quốc phòng của cán bộ và nhân

Trang 2

dân ta, tăng cường dũng khí và nghị lực của mỗi người dân, tăng cường sức đề kháng của nhân dân ta, chống bệnh tật, chống vi trùng Hơn nữa, vận động thể dục thể thao còn là một trong những phương pháp tốt để giáo dục nhân dân về tính tổ chức, tính kỷ luật và đoàn kết quần chúng đông đảo chung quanh Đảng và Chính phủ” Hay nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 có ghi: “ Tiếp tục phát triển phong trào vệ sinh phòng bệnh và phong trào thể dục thể thao yêu nước … nhằm nâng cao không ngừng sức khỏe của nhân dân”

b/ Mục đích:

Mục đích giáo dục thể chất là: “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên

cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành mạnh”

Hoàn thiện thể chất là cơ thể được phát triển một cách toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa kể cả hình thái và chức năng Thể lực cường tráng, có khả năng thích ứng tốt nhất với điều kiện sản xuất và chiến đấu Các phẩm chất trí tuej và tinh thần phát triển tốt Thích nghi dễ dàng với môi trường sống luôn luôn biến động

3/ Nhiệm vụ của giáo dục thể chất:

Gồm có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:

+ Bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể phù hợp với đời sống và đặc điểm tâm sinh

lý của lứa tuổi học sinh

+ Dạy cho học sinh những tri thức và kỹ năng cơ bản, có hệ thống về thể dục thể thao, bồi dưỡng ý thức tự giác và thói quen luyện tập, giữ gìn vệ sinh

+ Thông qua thể dục thể thao giáo dục cho học sinh tư tưởng và phẩm chất đạo đức như: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí kiên cường dũng cảm, tinh thần đồng đội, tính tổ chức kỷ luật … Đặc biệt là xây dựng cho các em một tác phong mới: hiên ngang khỏe mạnh, khẩn trương hoạt bát và kỷ luật trật tự Tóm lại giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông phải đạt được 3 yêu cầu: Sức khỏe, kiến thức kỹ năng và đạo đức tư tưởng

4/ Nguyên tắc chung:

Gồm có 3 nguyên tắc chung cơ bản sau:

+ Nguyên tắc kết hợp giáo dục TDTT với thực tiễn lao động và chiến đấu:

Nguyên tắc này phản ánh tính quy luật xã hội cơ bản và chức năng chủ yếu của ngành thể dục thể thao là phục vụ xã hội, là chuẩn bị cho con người đi vào cuộc sống với trạng thái sung sức và sẵn sàng lao động, sẵn sàng chiến đấu với năng suất và hiệu quả cao nhất Đồng thời nhất thiết phải được quán triệt trong khi giải quyết tất cả các nhiệm vụ riêng của giáo dục thể dục thể thao, và đưa ra những động tác có ý nghĩa thực dụng trực tiếp vào chương trình giảng dạy hoặc huấn luyện cho học sinh và nhân dân

+ Nguyên tắc phát triển con người toàn diện:

Ở nguyên tắc này cần chú ý đến một số mối quan hệ sau: Mối quan hệ lẫn

Trang 3

dục thể thao và giáo dục trí tuệ Mối quan hệ giữa thể dục thể thao và giáo dục thẩm mỹ

+ Nguyên tắc nâng cao sức khỏe:

Ở nguyên tắc này chúng ta cần chú ý: Muốn có sức khỏe thì tập luyện thể dục thể thao và phải tập đúng quy cách, có khoa học điều quan trọng đầu tiên là phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý học của các lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khỏe của người tập để định ra nội dung,mức độ và hình thức tập luyện cho phù hợp Muốn làm được việc này tốt phải tiến hành chặt chẽ việc kiểm tra y học và

sư phạm theo định kỳ, có hệ thống Do đó thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải

có sự hợp tác sáng tạo chặt chẽ hàng ngày giữa những người làm công tác giáo dục thể dục thể thao với các bác sĩ chuyên khoa có vậy mới ngăn ngừa được các tác hại xấu đến sức khỏe do người tập luyện không đúng gây nên

II/ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC:

1/ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS:(12 đến 15 tuổi)

Đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này là quá trình phát dục mạnh mẽ các tuyến nội tiết ( tuyến hạ não, tuyến giáp trạng) tăng cường hoạt động, kích thích

cơ thể lớn lên nhanh mà chủ yếu do chân tay dài ra, đồng thời kích thích tuyến sinh dục ( buồng trứng ở con gái, tinh hoàn ở con trai) bắt đầu hoạt động mạnh theo kiểu cách của người trưởng thành Hàng năm ở lứa tuổi này các em cao thêm từ 7 – 10cm chân tay lều khều, động tác vụng về tăng trao đổi chất và xuất hiện các giới tính phụ như: ( trai thì mọc râu, mọc lông, vỡ tiếng… gái thì nhiều

mỡ dưới da, vú nở, tóc dài và mượt, chậu hông nở rộng…) Các em muốn làm người lớn, biết lo lắng trách nhiệm, hăng hái nhiệt tình, hăm hở đi tìm cái mới nhưng chưa có kinh nghiệm tự lượng sức mình, thường đánh giá cao khả năng,

dễ lẫn lộn giữa dũng cảm với liều lĩnh, giữa khiêm tốn với nhu nhược, giữa tình cảm đúng với tình cảm sai Khi tuyến sinh dục đã hoạt động đủ mạnh, đủ làm xuất hiện giới tính chính ( trai xuất tinh trùng, gái hành kinh) thì trở lại kiềm hãm

sự hoạt động của hai tuyến hạ não và giáp tràng Bởi thế chiều cao phát triển chậm dần, ít năm nữa sẽ dùng hẳn, có cao thêm thì cũng chủ yếu do thân mình dài ra ưu thế hơn tay chân, trái lại các chiều ngang, các vòng cơ thể cùng với sức lực tăng lên rất rõ Nói chung cơ thể học sinh THCS đang trên đà phát triển

mạnh Những sự mất cân đối sâu sắc giữa ác mặt đặt yêu cầu cho chúng ta phải biết chăm sóc các em thật chu đáo Thiếu thể dục, vệ sinh, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hợp lý sẽ đưa đến các nguy hại không nhỏ dến các em Học tập lao động quá sức sẽ dễ dàng gây bệnh nhưng nếu hiểu rõ đặc điểm và sử dụng đúng năng lực của các em thì tuổi này có nhiều đóng góp tốt, có nhiều tài năng đang độ nảy

nở, kể cả tài năng thể dục thể thao.Vì vậy trong quá trình giáo dục chúng ta cần phải chú ý đến những biến đổi trên để hướng dẫn và chăm sóc các em thật chu đáo đồng thời cần biết thêm một số hệ thống cơ quan như:

+ Hệ thần kinh: Đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào, nhưng chức năng sinh lý vẫn đang phát triển mạnh…

+ Hệ vận động: Phát triển đáng chú ý cả về số lượng và chất lượng…

Trang 4

+ Hệ tuần hoàn: Cơ năng hoạt động của tim còn chưa được vững vàng, cơ năng điều tiết hoạt động của tim còn chưa được ổn định, sức co bóp còn yếu, hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi…

+ Hệ hô hấp: Phổi các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngăn buồng túi phổi đang còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng khí mỗi lần thở nhỏ, sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương đối với việc thở chưa được bền vững và nhịp nhàng

Vì vậy trong giáo dục thể dục thể thao cần chú ý đến các đặc điểm trên để bồi dưỡng năng khiếu thể thao đang bộc lộ trên cơ sở tập luyện toàn thân toàn diện mà ưu tiên phát triển các chiều dài cơ thể ( ở tuổi tiền dậy thì) hoặc ưu tiên phát triển chiều ngang và chiều vòng ( từ khi hết tiền dậy thì) ưu tiên phát triển sức nhanh, sức khéo léo và sức mạnh, có chú ý phát triển sức bền chung ( ở cả tiền dậy thì và dậy thì đặc biệt từ khi dậy thì chính thức)

2/ Phương pháp giảng dạy:

Phương pháp giảng dạy được chia làm 3 nhóm chính sau:

+ Nhóm phương pháp sử dụng lời nói

+ Nhóm phương pháp trực quan

+ Nhóm phương pháp luyện tập

a/ Nhóm phương pháp sử dụng lời nói:

Ở nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp:

- Phương pháp giảng giải

- Phương pháp kể chuyện

- Phương pháp đàm thoại

b/ Nhóm phương pháp trực quan:

Ở nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp:

- Phương pháp làm mẫu kỹ thuật động tác

- Phương pháp quan sát tranh ảnh kỹ thuật động tác

- Phương pháp xem băng hình động tác kỹ thuật

c/ Nhóm phương pháp tập luyện:

Ở nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp:

- Phương pháp hoàn chỉnh

- Phương pháp phân chia

- Phương pháp tập luyện đồng đều liên tục

- Phương pháp lặp lại

- Phương pháp trò chơi

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp kiểm tra thi đấu

III/ VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN THỂ DỤC:

1/ Nhiệm vụ của giáo viên:

+ Giáo dục, giảng dạy nghiêm túc theo nội dung, chương trình môn học đã được bộ trưởng phê duyệt

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và

Trang 5

+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với học sinh, sinh viên: bảo vệ các quyền lợi, lợi ích chính đáng của học sinh, sinh viên

+ Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho học sinh

+ Chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện để đảm bảo thực hiện giảng dạy môn Thể dục và môn Sức khỏe có chất lượng

+ Đề xuất kế hoạch, tổ chức hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện thể dục thể thao, ngoại khóa và tham gia các cuộc thi đấu Hội khỏe phù đổng các Đại hội thể dục thể thao học sinh, sinh viên

+ Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giữ gìn sức khỏe cho học sinh, sinh viên trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

+ Phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao trong học sinh, sinh viên Có các biện pháp giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, có khuyết tật được tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp

+ Đánh giá kết quả học tập môn Thể dục Hướng dẫn tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi

2/ Năng lực sư phạm:

Gồm có 3 nhóm năng lực chính:

+ Năng lực dạy học:

+ Năng lực giáo dục:

+ Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục:

Trong các năng lực sư phạm này chúng ta cần chú ý đến nhóm năng lực dạy học là quan trọng

+ Năng lực dạy học bao gồm: Phải hiểu sâu sắc về học sinh, phải có tri thức

và hiểu biết rộng, phải biết tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, hoàn thiện tri thức của mình, phải biết biên soạn giáo án, tài liệu giảng dạy, phải biết nắm vững kỹ thuật dạy học, phải hiểu biết về ngôn ngữ

IV/ KẾT LUẬN:

Muốn đào tạo học sinh của mình thành vận động viên thì chính bản thân người huấn luyện viên, người giáo viên phải là người nắm vững được công việc mình đang làm Muốn giáo dục học sinh tinh thần cần cù lao động, ý chí chiến thắng thì bản thân người thầy phải thể hiện trong việc làm của mình là cần phải yêu lao động làm sao, cần khắc phục khó khăn gian khổ như thế nào để đạt được mục đích đề ra Muốn cho học sinh trung thực, thật thà, kỷ luật và khiêm tốn thì nhà sư phạm phải thật sự gương mẫu, thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo…

Tóm lại người làm công tác giáo dục thể dục thể thao cần phải yêu mến việc làm của mình, cần phải là người được rèn luyện về thể chất, có sức khẻ cường tráng và có trình độ điêu luyện về kỹ thuật thể dục thể thao Trình độ càng cao, tri thức chuyên môn trong lĩnh vực thể dục thể thao càng rộng, thì nhà giáo dục càng có nhiều khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ giáo dục

Ngày đăng: 10/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w