UBND HUYỆN NA HANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS NĂNG KHẢ Số: 05 /BC - THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Năng Khả, ngày 03 tháng 3 năm 2011 BÁO CÁO Công tác triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” I. Khái quát tình hình 1. Sơ lược lịch sử đơn vị - Tên cơ sở giáo dục: trường Trung học cơ sở Năng Khả; được tách từ trường PTCS từ tháng 9 năm 1993. Hằng năm nhà trường duy trì đủ các khối lớp từ 6 đến 9. Đến năm học 2010 – 2011 có : - Số lớp: 10 lớp (Khối 6: 2 lớp ; Khối 7: 2 lớp ; Khối 8: 3 lớp ; Khối 9 : 3 lớp). - Số HS toàn trường: 299 học sinh (Trong đó: K6: 71 học sinh; K7: 65 học sinh, K8: 80 học sinh, K9: 83 học sinh), bình quân 33 học sinh/1lớp. Nữ: 143; Dân tộc: 279; Nữ dân tộc: 131) - Cán bộ GV công nhân viên tổng số 37 người. Trong đó: Nữ 28 đồng chí; Dân tộc: 13đ/c; Nữ dân tộc: 11 đ/c - Chi bộ có: 31 đảng viên; Nữ: 22 đ/c; Dân tộc: 9 đ/c; Nữ DT: 7 đ/c Chia ra: + Ban giám hiệu : 02 đ/c (Bùi Công Thành + Nguyễn Thị Nhẫn) + Kế toán : 01 đ/c (Ma Thị Nội) + Thư viện : 01 đ/c (Chẩu Thị Huân) + Tổng phụ trách đội : 01 đ/c (Chu Đức Hoài) + Giáo viên : 32 giáo viên (trong đó có 1 đ/c tăng cường) còn 31/10 lớp. Tỷ lệ 3,1 * Phân loại: - Đại học: 9 đ/c (P.Hà + Ân + Quê + Dương + Nghĩa + Thuận + Sáng + Hạt+ Nam) 9/32 đạt 28,12% - Cao Đẳng: 23/32 đ/c = 71,88% - Tỷ lệ đảng viên: 31/37 = 83,78%. - Tỷ lệ đoàn viên: 10/37 = 27,0%. Các thành tích nổi bật của tập thể và cá nhân. - trong 5 năm gần đây trường là đơn vị đạt tập thể Tiên tiến. Nhà trường và các tổ chức đoàn thể đã đón nhận nhiều phần thưởng cao quý. Những năm học gần đây nhà trường đã được đón nhận nhiều thành tích đáng kể như: + Công đoàn đã 1 lần được BCH Công đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng khen: 2006 - 2007 và nhiều Bằng khen của Công đoàn giáo dục tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh tặng cờ thi đua năm 2008 – 2009. + Chi bộ nhà trường liên tục là Chi bộ trong sạch vững mạnh. + Nhiều cá nhân vinh dự đón nhận bằng khen của UBND tỉnh. * Giáo viên giỏi các cấp: - Trong 5 năm qua (từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010) trường có: + 01 đồng chí với 1 lần được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh. + 08 đồng chí với 8 lần được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện. Trường THCS Năng Khả được công nhận đạt chuẩn quốc gia tháng 12 năm 2008. Từ năm 2001 đến nay xã đạt và duy trì chuẩn PC GDTHCS 2. Thuận lợi: - Có Chi bộ đảng trong sạch vững mạnh, lãnh chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường. - Tập thể CBGV đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 100% . - Học sinh ngoan, chịu khó học tập, hàng năm có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh - Có 14 phòng học xây 2 tầng, có 3 phòng học bộ môn, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, tương đối đầy đủ . 3. Khó khăn: - Nhân viên phục vụ của tổ hành chính còn có GV kiêm nhiệm . - Cơ sở vật chất còn một số phòng thuộc khu Hành chính quản trị, nhà bán trú học sinh còn tạm - Công tác xã hội hoá GD chưa phát triển mạnh. - Tỷ lệ huy động học sinh chưa cao vì có nhiều thôn bản ở xa trung tâm đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. II . Việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường: 1. Trường đăng ký tham gia và triển khai phong trào thi đua từ tháng 9 năm 2008 2. Các hình thức phát động, quán triệt mục đích, yêu cầu và nội dung phong trào thi đua đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh. - Số cán bộ, giáo viên tham gia hội nghị triển khai/tập huấn về nội dung phong trào thi đua do cấp huyện trở lên tổ chức 37/37 người. 3. Đánh giá về sự hưởng ứng và tham gia phong trào thi đua của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh đồng tình ủng hộ. III. Những kết quả và tiến bộ của trường sau 2 năm triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua. 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: 2 2 a) Cảnh quan, khuôn viên cây xanh, cây cảnh: Có khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. b) Tổng số cây trồng mới (còn sống tính từ tháng 9/2008 đến nay): Có 400 cây lấy gỗ, 36 cây tùng, 36 cây sấu, 20 chậu cây cảnh. c) Công trình vệ sinh phục vụ cán bộ/GV và học sinh trường( số lượng, chất lượng): Có 1 công trình vệ sinh d) Bàn ghế học sinh ( số lượng 130 bộ, chất lượng: đảm bảo đúng quy cách): e) Độ an toàn/ đảm bảo vệ sinh học đường của cơ sở vật chất trong khuôn viên trường: Phòng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện/ nước sinh hoạt, thiết bị dạy học, vườn cây, ao, hồ cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường: Cơ sở vật chất an toàn vệ sinh và có trang thiết bị đầy đủ, có đủ thiết bị dạy học. f) Các giải pháp đã triển khai để giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn trong nhà trường. Thường xuyên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên cắt tỉa chăm sóc. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học - Các giải pháp đã tiến hành: + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các thể loại phong phú như: Rung chuông vàng, đố vui để học, thắp sáng ước mơ, theo dòng lịch sử, An toàn giao thông… tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu học tập nhằm khắc sâu kiến thức (tổng số HĐNK: 10 buổi) + Tổ chức các trò chơi dân gian như: Đi cà kheo, đánh pam, đánh yến, kéo co, chơi chuyền, Bịp mắt bắt dê, tung bóng bàn vào chậu, nhảy bao bố… + Tổ chức cho 100% cán bộ giáo viên nhận đỡ đầu các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (năm 2009 – 2010 có 36 học sinh được đỡ đầu với tổng số tiền là 1.550.000 đồng; năm học 2010 – 2011 có 36 học sinh được giáo viên đỡ đầu với tổng số tiền là 1.805.000 đồng. + Duy trì hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (mỗi tháng họp một lần) + GVCN, BĐDCMHS, GV phụ trách thôn bản kết hợp cùng với các ban ngành đoàn thể, trưởng thôn bản thường xuyên đến thăm gia đình học sinh động viên, khích lệ các em nhằm giúp các em vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập. + Ngoài ra trong quá trình giảng dạy các thầy cô giáo luôn tìm tòi sáng tạo, tăng cường ứng dụng CNTT vào bài giảng tạo hứng thú thu hút các em học sinh. - Số học sinh bỏ học năm học 2009 – 2010: 02HS bỏ học; tỷ lệ 0,9 % - Số học sinh bỏ học, HK I năm học 2010 – 2011: 0 tỷ lệ 0 % b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản lý, Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ hè 2008 đến tháng 3/2011): 2/2 người = 100%. 3 3 c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ hè 2008 đến tháng 3/2011): 32 người, đạt tỷ lệ: 100 %. d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn cấp học: 0; tỷ lệ 0% e)Việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: Trong quá trình giảng dạy các thầy cô giáo luôn tìm tòi sáng tạo, tăng cường ứng dụng CNTT vào bài giảng tạo hứng thú thu hút các em học sinh. (Tổng số tiết dạy ứng dụng CNTT năm học 2009 – 2010: 195 tiết; năm học 2010 – 2011 (tính đến tháng 02/ 2011): 125 tiết). f) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi (GVG) từ cấp huyện trở lên (năm học 2009 – 2010): 8/32 đ/c; tỷ lệ 25%: g) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp huyện trở lên (năm học 2010 – 2011): 20/32 tỷ lệ 62,5% h) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện (năm học 2009 – 2010): 21/326; tỷ lệ 6,4%: i) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện HK I năm học 2010 – 2011: 19/301 tỷ lệ 6%: 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh a) Việc xây dựng Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và các biện pháp giám sát, kiểm tra và kết quả thực hiện quy tắc ứng xử hàng ngày trong nhà trường. Thực hiện được 8 buổi vào sáng thứ 2 trong năm 2010 - 2011 b) Việc tổ chức tuyên truyền và ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. - GV: 37/37 đạt 100% - HS: 299/299 đạt 100% c) Việc tổ chức các câu lạc bộ học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. - Tổ chức hoạt động NGLL được 9 lần (trong 2 năm) - Rèn luyện kĩ năng sống: Được 8 tuần 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a) Việc tổ chức các hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của học sinh trong nhà trường. - Được tổ chức hàng ngày vào 15 phút giữa giờ b) Việc đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường. - Được tổ chức vào giữa giờ ngày thứ 3 hàng tuần. và các buổi lế, ngày kỷ niệm như; Lễ Khai giảng năm học, ngày về nguồn 23/11 ngày 26/3…. 4 4 c) Việc tham gia và kết quả Hội thi văn hoá văn nghệ và các trò chơi dân gian của học sinh do cấp huyện tổ chức. - Kết quả Hội thi văn hóa văn nghệ cấp huyện đạt giải xuất sắc. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a) Việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, địa chỉ các bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã/phường của học sinh nhà trường. - Bia tưởng niệm liệt sĩ xã Năng Khả được ghi danh các liệt sĩ trong các thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm: Trong toàn xã có: 29 liệt sĩ được ghi danh trên bia. b) Việc nhận và tổ chức cho giáo viên, học sinh chăm sóc/bảo vệ di tích hoặc 1 công trình. - Nhận và chăm sóc bia tưởng niệm xã Năng Khả: 70 lần - Thăm và tặng quà: 22 gia đình/năm = 44 lần/2năm = 2.205.000đ - Tặng quà cho con thương binh: 400.000đ IV. Kết quả và tác động của phong trào: 1. Kết quả nổi bật qua triển khai thực hiện phong trào thi đua tại trường. - Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện vì vậy việc xây dựng trường học thân thiện đóng vai trò cực kì quan trong trong việc hình thành nhân cách học sinh cũng như ý thức vươn lên của học sinh. Khuyến khích học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Do đó, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm nhiều so với năm học trước. - Trường học thân thiện đã có chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả và chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Giáo viên phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. - Trường học thân thiện giúp nhà trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên, thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… - Trường học thân thiện đã giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. - Trường học thân thiện đã huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. 2. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, học sinh) tiêu biểu về sự tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến thực nhằm hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua. Trong hai năm qua trường có nhiều cá nhân tiêu biểu tham gia tích cực phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh, tích cực như: 5 5 - CBGV: Bùi Công Thành, Nguyễn Thị Nhẫn, Chu Đức Hoài, Trần Thị Thêu, Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Thuận… - Học sinh: em Chúc Thị Tá lớp 9b, Hà Thị Thảo lớp 9a, Hoàng Hải Yến lớp 8a, Vũ Mạnh Tường lớp 7b, Hoàng Phương Thúy lớp 6b, Nguyễn Thị Thảo Nhi lớp 6a, Nông Thị Thơm lớp 8c, Hoàng Thị Chiêm lớp 8b, 3. Những tập thể (cán bộ, giáo viên, học sinh) tiêu biểu về sự tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến thực nhằm hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua. Tập thể: Ban Giám Hiệu trường, Liên đội, Chi Đoàn trường, Công đoàn trường, Tổ CM Xã hội. 4. Việc thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh nhà trường. - Đủ mặc cho học sinh; nhà trường đã phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức mua đồng phục cho 100% học sinh trong trường. - Đủ sách giáo khoa 100% cho học sinh trong trường, sách tham khảo bình quân 2 cuốn/1học sinh, sách truyện thiếu nhi bình quân 4 cuốn/1học sinh. 5. Tự xếp loại thực hiện phong trào thi đua theo công văn số 581/SGDĐT-VP ngày 02/5/2009 Về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường : Xuất sắc 6. Sự phối hợp của các ban ngành địa phương và phụ huynh/các đoàn thể/doanh nghiệp/doanh nhân cho việc triển khai phong trào thi đua. Nhà trường đã phối hợp Cấp Ủy đảng, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã tổ chức tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua này và được sự đồng tình ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh trong địa phương. V. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua. Triển khai phong trào thi đua THTT,HSTC ở nhà trường có khó khăn sau: Là học sinh vùng dân tộc ít người do ảnh hưởng của phong tục, tập quán của ngôn ngữ giao tiếp ứng xử của dân tộc ít người nên việc rèn luyện kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử theo tính phổ thông là công việc gặp nhiều khó khăn. Kinh phí chi phí cho các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, TDTT … của nhà trường hạn hẹp. Kiến thức tổ chức các trò chơi dân gian hạn chế. VI. Những kiến nghị với địa phương, ngành nhằm thực hiện phong trào thi đua tốt hơn, có hiệu quả hơn. Cấp có thẩm quyền cần có cơ chế chính sách đầu tư cho phong trào xây dựng THTT, HSTC để cấp cơ sở thực hiện thuận lợi hơn. Nơi nhận: - Đoàn kiểm tra của Bộ GD&DT; - Sở GD&ĐT; - Phòng GD&ĐT; - Lưu: VT HIỆU TRƯỞNG \ 6 6 Bùi Công Thành 7 7 . thi đua tại trường. - Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện vì vậy việc xây dựng trường học thân. đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực I. Khái quát tình hình 1. Sơ lược lịch sử đơn vị - Tên cơ sở giáo dục: trường Trung học cơ sở Năng Khả; được tách từ trường PTCS từ. lên (năm học 2010 – 2011): 20/32 tỷ lệ 62,5% h) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện (năm học 2009 – 2010): 21/326; tỷ lệ 6,4%: i) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện HK I năm học 2010