1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HKII môn văn khối 9

4 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Tập làm văn: 6 điểm Em hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương... Yêu cầu chung: Thí sinh phải viết được một văn bản nghị luận thơ, cụ thể là phân tích một bài t

Trang 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008-2009

Môn : Ngữ văn - Khối: 9

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 12 /05/2009

 MA TRẬN ĐỀ:

Tổng cộng 1.Các thành phần biệt lập 1( 0,5đ )

1( 1đ )

2 (1,5đ)

5 Nghị luận về một đoạn thơ,

bài thơ

1 (6 đ) 1 (6đ) Tổng cộng

4 (3đ )

1 (1đ )

1 (6đ ) 6 ( 10đ )

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC : 2008 - 2009

Môn : Ngữ văn - Khối: 9

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 12/05/2009

I.Văn bản – Tiếng Việt: (4 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Tìm thành phần phụ chú trong câu : Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Câu 2: (1điểm)

Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Câu 3: (1 điểm)

Cho biết những từ in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu?

- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!

(Kim Lân, Làng)

Câu 4: (1 điểm)

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, được kể theo ngôi thứ mấy? Lời trần thuật của nhân vật nào?

Câu 5: (0,5 điểm)

Trình bày các điều kiện sử dụng hàm ý

II Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương

_HẾT

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 3

KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC : 2008-2009

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn : Ngữ văn - Khối: 9

Ngày kiểm tra: 12/05/2009

I.Văn bản – Tiếng Việt: (4 điểm)

Câu 1: (0,5điểm)

Thành phần phụ chú: và cũng là đứa con duy nhất của anh

Câu 2: (1điểm)

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

- Tả thực về thiên nhiên: lúc sang thu sấm đã bớt bất ngờ, hàng cây đã vững vàng không còn giật mình vì tiếng sấm.(0.5đ)

-Ẩn dụ: Khi con người đứng tuổi, từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời.(0.5đ)

Câu 3: (1điểm)

“Thưa ông” là thành phần gọi đáp.(0.5đ)

“vất vả quá!” là thành phần cảm thán.(0.5đ)

Câu 4: (1điểm)

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, được kể theo ngôi thứ nhất (0.5đ)

Lời trần thuật của nhân vật Phương Định.(0.5đ)

Câu 5: (0,5điểm)

Có hai điều kiện sử dụng hàm ý:

- Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.(0.25đ)

- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.(0.25đ)

II Tập làm văn: (6 điểm)

1) Yêu cầu chung:

Thí sinh phải viết được một văn bản nghị luận thơ, cụ thể là phân tích một bài thơ Thí sinh phải trình bày được nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác”

2).Yêu cầu cụ thể: (Các ý chính cần có)

* Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương

- Niềm xúc động thiêng liêng của tác giả khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác

*Thân bài: ( Phân tích nội dung và nghệ thuật từng khổ thơ)

 Khổ thơ thứ nhất:

- Câu thơ mở đầu: Như một lời thông báo, giọng điệu trang nghiêm, tha thiết phù hợp với cảm xúc của người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác

CHÍNH THỨC

1

Trang 4

- Hình ảnh ẩn dụ: “ Hàng tre” => thân thuộc của làng quê Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” - Hình ảnh “Hàng tre” được lặp lại ở cuối bài với một nét nghĩa bổ sung “ cây tre trung

hiếu” gây ấn tượng sâu sắc và thể hiện dòng cảm xúc được trọn vẹn.

 Khổ thơ thứ 2:

- Được tạo nên từ hai cặp câu với hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi

“Mặt trời trong lăng” nói lên sự vĩ đại của Bác, biểu hiện sự tôn kính của nhà thơ

đối với Bác

“Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ đẹp và rất sáng

tạo, thể hiện lòng thành kính của nhân dân với Bác

 Khổ thơ thứ 3:

- Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng

- Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nghĩ đến tâm hồn trong sáng và cao

đẹp của Bác

- Nỗi đau xót của nhà thơ được thể hiện trực tiếp Mà sao nghe nhói ở trong tim.

 Khổ thơ cuối:

- Điệp từ Muốn làm thể hiện tâm trạng lưu luyến của tác giả, muốn được ở mãi

bên lăng Bác, muốn hoá thân vào cảnh vật bên lăng Bác

* Kết bài:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ

- Tác dụng, liên hệ

3) Biểu điểm:

Điểm 6 : Viết đúng văn bản nghị luận thơ Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, kết cấu hợp lí.Vận dụng sáng tạo kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn Diễn đạt lưu loát Trình bày sạch đẹp, mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu

Điểm 4 - dưới 6 : Viết đúng văn bản nghị luận thơ Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc kết cấu hợp lí Dùng từ, đặt câu phù hợp, diễn đạt lưu loát Bài sạch đẹp, mắc không quá 8 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu

Điểm 3- dưới 4: Đạt được một nửa yêu cầu so với mức điểm 6

Điểm 1-dưới 3 : Viết không rõ kiểu văn bản nghị luận hoặc viết lạc đề Bố cục

bài không rõ ràng, mắc quá nhiều lỗi chính tả

Điểm 0: Nộp giấy trắng.

 Ghi chú: Trên đây chỉ là những gợi ý chung, giám khảo dựa vào thực tế, chất

lượng bài làm cụ thể của học sinh Khuyến khích những bài viết sáng tạo có

ý mới lạ độc đáo để chấm điểm cho phù hợp

_HẾT

2

Ngày đăng: 10/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w