1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HKII môn Văn khối 8

4 545 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Phần Tiếng Việt – Văn học: 4 điểm Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 2.0 điểm Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?. Những câu

Trang 1

MA TRẬN ĐỀ

Môn: Ngữ văn - Khối 8 Ngày kiểm tra : 18/05/2009

Mức độ Nội dung

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng cộng

T N

N

N

N

N TL

ọc - Nhớ rừng 1a(0.5) 1b(1.0) 1c(0.5) (4) 2.0

- Thuế máu

2a(0.5) 2b(0.5)

2c(0.5)

(3) 1.5

- Lựa chọn

trật tự từ

trong câu

0.5

Văn nghị

luận

II(6.0) (1)

6.0

Tổng cộng

(3) 2.0

(3) 1.5

(1) 0.5

(1) 6.0

(9) 10.0

Chính thức

Trang 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học :2008-2009

Môn : Ngữ văn - Khối 8

Thời gian làm bài : 90phút( không kể thời gian phát đề)

Ngày kiểm tra : 18/5/2009

I. Phần Tiếng Việt – Văn học: ( 4 điểm)

Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (2.0 điểm)

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

( Thế Lữ, Nhớ rừng)

a Tác giả mượn lời của ai để thể hiện nội dung cảm xúc của mình?

b Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng bao nhiêu câu nghi vấn? Chỉ ra?

c Những câu nghi vấn trong đoạn thơ trên được dùng để làm gì?

Câu 2: Hãy trả lời các câu hỏi sau đây xoay quanh văn bản “Thuế máu” trích “Bản án

chế độ thực dân Pháp”của Nguyễn Ái Quốc ( 1.5 điểm)

a Đoạn trích “Thuế máu”nằm trong chương mấy của tác phẩm “ Bản án chế độ thực

dân Pháp” ?

b Trước khi có chiến tranh, quan cai trị thực dân có thái độ như thế nào đối với người dân thuộc địa?

c Theo văn bản thống kê thì có tới bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp vậy trong số đó có bao nhiêu người đã chết?

Câu 3: Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí có thể

được(không thêm từ vào câu văn) mà không làm thay đổi ý nghĩa câu văn (0.5 điểm)

Rồi rưng rức cô khóc không ra tiếng.

( Nguyễn Công Hoan)

II. Tập làm văn: ( 6 điểm)

Hãy viết bài Tập làm văn theo đề bài sau:

Chứng minh rằng ông Giuốc –đanh ở lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là một

nhân vật nực cười trước mắt khán giả.

Đề chính thức

Trang 3

-Hết -KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học : 2008- 2009

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn : Ngữ văn - Khối 8

Ngày kiểm tra : 18/05/2009

Phần I : Tiếng Việt – Văn học: ( 4 điểm)

Câu 1 : ( 2.0 điểm )

Học sinh phải trả lời rõ, chính xác nội dung câu hỏi, cụ thể như sau:

a.Tác giả Thế Lữ mượn lời con hổ ở vườn bách thú để thể hiện cảm xúc của mình.(0.5)

b Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng tất cả 5 câu nghi vấn ( 1.0 )

( Học sinh liệt kê từng câu một Mỗi câu đúng sẽ được 0.2 điểm)

c Những câu nghi vấn trên dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc (0.5)

Câu 2: (1.5 điểm) Văn bản “Thuế máu” trích từ “Bản án chế độ thực dân Pháp”

a Đoạn trích “Thuế máu” nằm trong chương I của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân

Pháp” (0.5)

b Trước khi có chiến tranh, quan cai trị thực dân xem người dân thuộc địa là giống

người hạ đẳng, đối xử và hành hạ họ như súc vật.(0.5)

c Theo thống kê thì có bảy mươi vạn người đặt chân lên đất Pháp đã có tới tám vạn

người đã chết (0.5)

Câu 3: (0.5 điểm)

Rồi rưng rức cô khóc không ra tiếng.

( Nguyễn Công Hoan)

Có thể chuyển vị trí từ in đậm theo 2 cách:

- Rồi cô khóc rưng rức không ra tiếng.(0.25)

- Rồi cô rưng rức khóc không ra tiếng.(0.25)

Phần II :Tập làm văn ( 6 điểm)

Chứng minh rằng ông Giuốc –đanh ở lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là một

nhân vật nực cười trước mắt khán giả.

I.Yêu cầu chung:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp từ lớp 7 và 8 để viết bài văn nghị luận chứng minh một nhận định về tác phẩm văn học

- Biết nêu luận điểm và luận cứ khi nghị luận

- Biết sắp xếp các luận điểm và luận cứ theo trình tự hợp lí

- Biết kể, miêu tả, nêu cảm xúc khi làm bài, nhất là nắm chắc nội dung văn bản đã học

để làm luận cứ cho luận điểm mà mình nêu ra

- Biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, có nhiều sáng tạo trong cảm nghĩ, nhận thức vấn đề văn học,…

- Bài làm có kết cấu đủ ba phần

II Những ý chính cần có:

Chính thức

Trang 4

- Học sinh biết khái quát nội dung cơ bản của vở kịch nói chung và lớp kịch nói riêng cũng như nêu được điểm nổi bật ở nhân vật ông Giuốc-đanh

- Biết nêu được các luận điểm cơ bản nhận xét về nhân vật ông Giuốc-đanh trong từng cảnh của lớp kịch:

+ Ngu dốt nhưng lại đòi làm sang nên bị bác phó may lợi dụng

+ Sẵn sàng bỏ hết tiền để mua lấy cái danh hão

+ Ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo ngược hoa mới là người quý phái

+ Cảnh mặc lễ phục làm khán giả cười đến vỡ rạp

- Biết kể các sự việc và miêu tả các chi tiêt tiêu biểu để cho luận điểm có sức thuyết phục mạnh

III Biểu điểm:

- Điểm 6: Bài làm có nhiều sáng tạo, nắm chắc và hiểu sâu lớp kịch Có nhiều nhận

xét tinh tế về nhân vật Lời văn trong sáng, có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng; luận cứ và luận điểm hợp lí, xác thực; lập luận chặt chẻ Không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp

- Điểm 4.5 - dưới 6.0: Bài làm có sáng tạo trong nhận thức, trong nhận xét nhưng

diễn đạt còn rối ở một vài chỗ Luận điểm và luận cứ trong bài hợp lô-gic Lời văn có cảm xúc Mắc vài lỗi về chính tả

- Điểm 3.0 - dười 4.5: So với bài đạt điểm tối đa thì bài làm ở thang điểm này chỉ đạt

từ nửa yêu cầu trở lên Luận điểm và luận cứ còn sơ sài, thiếu sức thuyết phục Mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả

- Điểm 1.5 - dưới 3.0: Hiểu chưa sâu và nắm chưa chắc nội dung lớp kịch Kể lại lớp

kịch nhiều hơn là nghị luận.Trình bày còn cẩu thả, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả

- Điểm 0.5 -dưới 1.5 : Bài làm yếu về mọi phương diện ( kể cả xa đề, lạc đề)

- Điểm 0: Nộp giấy trắng.

-Hết

Ngày đăng: 01/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w