Người soạn: Hồ Kỳ Vũ. Ngày soạn: 5/1/2011 Tiết số : 20 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - HS biết được bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2. Về kĩ năng Hình thành cho hs kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ chế tạo phôi. 3. Về thái độ Có thái độ nghiên cứu, làm việc khoa học. II. CHUẨN BỊ Sgk, sgv và các tài liệu liên quan đến bài dạy. III. PHƯƠNG PHÁP Phát vấn, vấn đáp và diễn giảng. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp Kiểm tra vệ sinh phòng học, sỉ số và tác phong hs. 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1. Nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí? 2. Nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu hữu cơ polime dùng trong ngành cơ khí? 3. Nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu compôzit dùng trong ngành cơ khí? 3. Bài mới Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc -GV: Giải thích khái niệm phôi: Phôi là đối tượng gia công để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. -GV: Yêu cầu hs kể tên một số đồ dùng được chế tạo bằng phương pháp đúc? -GV: Hỏi: Đúc là gì? -GV: Nêu và giải thích hai nội dung: + Bản chất của phương pháp đúc. + Ưu, nhược điểm của phương pháp đúc. +HS: Một số đồ dùng như là: Nồi gang, chảo, lưởi cày, quả tạ … +HS: Nghiên cứu trả lời. I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 1. Bản chất Đúc là rót kim loại vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng, kích thước của lòng khuôn. 2. Ưu, nhược điểm a. Ưu điểm - Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. - Đúc được các kim loại có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu phức tạp. - Độ chính xác, năng suất cao cao, chi phí thấp. b. Nhược điểm + Phương pháp đúc có thể gây khuyết tật như rỗ khí, rỗ xi, không điền đày hết khuôn + Chi phí làm khuôn lớn, do đó chỉ hiệu quả khi chế tạo hàng loạt. Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát -GV: Hỏi: Muốn đúc được một vật ta cần phải làm gì? +HS: Nghiên cứu trả lời. +HS: Mẫu dùng để tạo ra lòng II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn -GV: Sử dụng hình 16.1 sgk trình bày quá trình đúc trong khuôn cát. -GV: Hỏi: Mẫu dùng để làm gì? -GV: Hỏi: Ngoài việc tạo ra phôi cho gia công cắt gọt, đúc có thể tạo được các sản phẩm khác không? khuôn có hình dạng và kích thước giống như vật cần đúc. +HS: Có như tượng… cát Quá trình đúc trong khuôn các gồm 4 bước chính sau: Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn. Bước 2: Tiến hành làm khuôn. Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc. Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu. Vật liệu nấu gồm gang, than đá và đá vôi làm chất trợ dung theo một tí lệ nhất định. Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. Tiến hành nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. Sau khi lim loại lỏng kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc. 4. Củng cố Bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. Các bước chính của quá trình đúc trong khuôn cát. 5. Dặn dò HS học bài và chuẩn bị bài mới: mục II, III của bài này. * Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… . Người soạn: Hồ Kỳ Vũ. Ngày soạn: 5/1 /201 1 Tiết số : 20 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - HS biết được bản. khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc. Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu. Vật liệu nấu gồm gang, than đá và đá vôi làm chất trợ dung theo một tí lệ nhất định. Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại. của phương pháp đúc. + Ưu, nhược điểm của phương pháp đúc. +HS: Một số đồ dùng như là: Nồi gang, chảo, lưởi cày, quả tạ … +HS: Nghiên cứu trả lời. I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp