Câu 2: Ở kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng bao nhiêu?. Cả 2 chân Câu 4: Trong nhảy cao nếu có từ 8 VĐV trở xuống tham gia thi đấu
Trang 1Đề kiểm tra học kỳ môn thể dục 9
Đề 1
A Trắc nghiệm: (4 điểm): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ?
Câu 1: Ở hiệu lệnh “ vào chỗ” trọng tâm cơ thể dồn vào mấy điểm tựa ?
Câu 2: Ở kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng bao nhiêu ?
A 60 cm B 70 cm C 80 cm D 60 – 80 cm
Câu 3: Trong nhảy cao kiểu “bước qua” phần nào của cơ thể tiếp đệm trước ?
A Chân giậm nhảy B Chân lăng C Mông D Cả 2 chân
Câu 4: Trong nhảy cao nếu có từ 8 VĐV trở xuống tham gia thi đấu thì mỗi VĐV được nhảy mấy lần ?
A 3 lần B 4 lần C 5 lần D 6 lần
Câu 5: Góc độ bay hợp lí của kỹ thuật nhảy cao kiểu “ bước qua ” đối với HS THCS là bao nhiêu độ ?
A 65 - 750 B.70 - 800 C 75 - 800 D 80 - 850
Câu 6: Độ dài bước chạy đầu tiên khoảng mấy bàn chân ?
A 2 - 3 bàn chân B 3 - 4 bàn chân C 3.5 - 4 bàn chân D 3.5 - 4.5 bàn chân Câu 7: Giai đoạn nào là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn của nhảy cao ?
A Chạy đà B Giậm nhảy C Trên không D Tiếp đất
Câu 8: Trong nhảy xa, độ dài tối thiểu của đường chạy đà bao nhiêu ?
A 30 m B 35 m C 40 m D 45 m
Câu 9: Khi thi đấu chạy ngắn, VĐV có được chạy sang ô chạy của VĐV khác không ?
A Có B Không
Câu 10: Trong nhảy cao có được phép giậm nhảy bằng 2 chân không ?
Câu 11: Ở giai đoạn chạy lao của kỹ thuật chạy ngắn độ dài và tần số bước chạy như thế nào ?
A Giảm dần B Tăng dần C Bình thường
Câu 12: Góc độ giâm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” là bao nhiêu ?
A 650 - 750 B 700 - 800 C.750 – 850 D 800 - 850
Câu 13: VĐV dùng bộ phận nào của cơ thể để đánh đích ?
A Tay B Vai C Ngực D Vai hoặc Ngực
Câu 14: Ở THCS em được học kỹ thuật nhảy cao nào ?
A Bước qua B Nằm nghiêng C Úp bụng D Lưng qua xà
Câu 15: Ván giậm nhảy làm bằng chất liệu gì ?
A Gỗ B Bê tông C Kim loại D Chất dẻo
Câu 16: Giai đoạn chạy lao còn gọi là giai đoạn chạy gì ?
A Chạy biến tốc B Chạy tăng tốc C Chạy bình thường D Chạy giữa quãng
B Tư luận: (6 điểm)
Câu 1(2điểm): Em hãy trình bày nguyên nhân và cách khắc phục của hiện tượng “ Chuột rút” trong chạy bền ?
Câu 2(3đ): Nhảy cao kiểu “bước qua” có mấy giai đoạn ? Giai đoạn nào là giai đoạn quan trọng nhất ? Em hãy trình bày giai đoạn đó ?
Câu 3(1đ): VĐV nào của Việt Nam đã giành huy chương bạc ở cự li 1500m tại Asiad
2010 ?
Trang 2Đáp Án:
A Trắc nghiệm:
B Tự luận:
Câu1: (2điểm)
- “Chuột rút” là hiện tượng thường gặp trong TDTT, do cơ co quá mức không duỗi ra được (0,5đ)
- “Chuột rút” thường xuất hiện ở các cơ sau cẳng chân, bàn chân và cơ bụng (0,5đ)
- Cách khắc phục:
+ Khởi động kỹ trước khi tập (0,25đ)
+ Trong khi tập không nên nghỉ giữa các lần tập quá lâu làm cho cơ thể gần như về trạng thái bình thường rồi mới tập tiếp (0,25đ)
+ Khi bị “chuột rút” cần xoa bóp, day, ấn tay vao chỗ bị “chuột rút” (0,25đ)
+ Nếu có hiểu biết về huyệt có thể bấm vào các huyệt (0,25đ)
Câu 2 ( 3điểm)
- Nhảy cao kiểu “bước qua” có 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất.(0,5đ)
- Giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất .(0,5đ)
- Giai đoạn giậm nhảy :
+ Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao Giậm nhảy cần mạnh, nhanh, phối hợp ăn nhịp giữa chân và tay, giữa chạy đà và giậm nhảy.(0,25đ)
+ Mức xà càng cao điểm giậm nhảy càng xa xà hơn .(0,25đ)
+ Chạy đà – giậm nhảy tốt nhưng nếu đỉnh cao đạt được không trùng với đỉnh cao của xà ngang cũng dễ làm rơi xà .(0,25đ)
+ Góc độ giậm nhảy hợp lí đối với HS THCS khoảng 900, góc độ bay khoảng 70 – 800 (0,25đ)
Câu 3: (1điểm)
- VĐV Trương Thanh Hằng