Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
1,69 MB
Nội dung
12 Chương Các chỉ tiêu về Đầu tư tài chính ngành Lâm nghi ệ p 156 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 157 Tổng vốn thực tế đầu tư cho Lâm nghiêp Chỉ tiêu 4.1.1 Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Vốn đầu tư xây dựng cơ b ản là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp cho ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 16% vốn đầu tư của Nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( bao gồm cả vốn trái phiếu của Chính phủ cho thuỷ lợi). Vốn đầu tư cho lâm nghiệp chủ yếu là vốn đầu tư cho dự án Trồng mới 5 triệu héc ta rừng, trong đó đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiến tỷ lệ chính. Trong tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệ p năm 2005 (568,6 tỷ đồng), vốn đầu tư cho dự án Trồng mói 5 triệu ha rừng đã chiếm 512,8 tỷ đồng (giá trị thực hiện) so với kế hoạch là 550 tỷ đồng. Số còn lại đầu tư cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khuyến lâm Biểu đồ 34: Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 của Bộ NN&PTNT Đơn vị: tỷ đồng Thuỷ lợi 1.384,5 38% V ốn Trái phiếu CP cho thuỷ lợi 1.286,3 36% Nông nghiệp 217,1 6% Lâm nghiệp 568,6 16% Giáo dục đào tạo 37,5 1% Khác 82,0 2% Khoa học côn g nghệ 44,5 1% Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 158 Các nguồn vốn khác đầu tư cho lâm nghiệp chủ yếu là vốn ODA (318,9 tỷ đồng), vốn tín dụng (145,4 tỷ đồng), vốn doanh nghiệp và hộ gia đình (98,5 tỷ đồng), vốn địa phương (81,8 tỷ đồng) và vốn từ thuế tài nguyên và bán cây đứng là 36,8 tỷ đồng. Tỷ trọng trên đây phản ánh sự tham gia của khu vực tư nhân còn rất hạn chế và cần có các cơ chế và chính sách phù hợp để khuyến khích sự tham gia của khu vực này. Chăm sóc Quế (Trần Ngọc Hải) Tổng Cục Thống kê cũng cung cấp số liệu về vốn theo giá thực tế và giá so sánh, theo thành phần kinh tế (trong nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), theo ngành kinh tế trong đó có nông lâm nghiệp, nhưng không cung cấp số liệu về vốn đầu tư riêng cho lâm nghiệp và chế biến lâm sản.và hạn chế này cần sớm được khắc phục để phục vụ cho công tác thống kê và giám sát ngành. Tràm giống ở Quảng Bình Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 159 Số dự án ODA trong LN được k ý kết, thực hiện và vốn hỗ trợ Chỉ tiêu 4.1.2 Tính đến 2005, có 57 dự án ODA lâm nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn khoảng 434,8 triệu USD. Các tổ chức quốc tế viện trợ nhiều nhất là: Ngân Hàng thế giới (84,7 triệu USD), ADB (47,4 triệu USD), Quỹ môi trường toàn cầu GEF(21,5 triệu USD) và Liên hiệp Châu Âu EU (13,1 triệu USD). Các nước viện trợ nhiều nhất cho ngành lâm nghiệp là: Đức (54,1 triệu USD), Nhật (34,2 triệu USD), Phần Lan (8,1 triệu USD), Ca Na Đa (7,1 triệu USD). Bảng 66: Số dự án ODA và vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp đến 2005 Nhà tài trợ Số dự án Tổng số tiền (USD) Úc 6 1.507.380 Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB 5 47.420.000 CIDA Ca na đa 1 7.104.929 Đân Mạch 2 1.258.183 Liên Hiệp Châu Âu EU 10 44.654.650 FAO 3 1.065.000 Phần Lan 3 8.131.105 Đức 12 64.149.489 Ngân hàng thế giới (IDA) 3 84.710.000 Ý 2 5.344.040 Nhật 7 34.271.965 Thuỵ Sỹ 7 17.593.200 Thuỵ Điển 2 10.747.000 Hà Lan 22 62.089.532 Tây Ban Nha 1 301.562 Các nước tiểu vùng Mê Kông 2 1.625.000 Quỹ GEF 5 21.622.214 Quỹ TFF 1 827.417 Quỹ môi trường LHQ 1 60.000 UNDP 2 1.145.000 Mỹ 4 1.014.810 OXFAM Anh 1 891.323 IUCN 1 2.078.000 WWF 3 464.842 Các tổ chức khác 11 14.782.867 Tổng cộng ODA cho lâm nghiệp 434.859.508 Nguồn: Văn phòng điều phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2007 Ghi chú: Thống kê các dự án đang hoạt động đến năm 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 160 Bảng 67: Tổng vốn ODA theo các chương trình của Chiến lược PTLNQG 2006-2020 Các chương trình của Chiến lược PTLN Vốn (USD) Số dự án Quản lý và phát triển rừng bền vững 137,741,385 30 Các dịch vụ Bảo tồn, Bảo vệ và Môi trường 70,824,158 20 Thương mại và Chế biến Gỗ và Lâm sản 11,617,314 10 Giáo dục, đào tạo, khuyến lâm và nghiên cứu lâm nghiệp 25,332,568 29 Đổi mới chính sách, khung giám sát, tài chính và tổ chức của ngành lâm nghiệp 13,844,219 15 Chi phí Quản lý 20,455,760 27 Tổng số 279,815,405 Nguồn:Văn phòng điều phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2007 Biểu đồ 35: Phân bổ dự án ODA lâm nghiệp theo các vùng Tây Bắc 3 Đông Bắc 11 Nam Trung Bộ 12 Tây Nguyên 9 Bắc Trung Bộ 13 Đ ồng bằng Sông Hồng 2 Đông Nam Bộ 2 Đ ồng bằng sông Cửu Long 3 Các cơ quan trung ương (kể cả 7DA vùng) 19 Nguồn: Văn phòng điều phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 161 Số dự án và tổng số vốn FDI trong lâm nghiệp Chỉ tiêu 4.1.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Theo Niên giám thống kê 2006 của Tổng Cục Thống kê, từ năm 1988 đến năm 2006 ngành nông và lâm nghiệp có 504 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn 3.349 triệu US trong đó vốn pháp định là 1.479 triệu USD (nước ngoài góp là 1290 triêụ USD và Việt nam góp là 189 triệu USD). Hiệ n Tổng Cục Thống kê chưa thống kê số liệu về các dự án FDI cho riêng ngành lâm nghiệp. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam, đến 2004 toàn quốc có 420 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, trong đó có 210 dự án còn hiệu lực với vốn thực hiện đến 332 triệu USD. Trong 210 dự án đang thực hiện, lĩnh vực sản xuất ván nhân tạo và chế biến g ỗ chiếm ưu thế, cụ thể như sau: - Chế biến sản phẩm gỗ : 113 dự án - Các sản phẩm gỗ kết hợp vật liệu khác : 18 dự án - Các sản phẩm ván nhân tạo : 112 dự án - Các sản phẩm gỗ, lâm sản mỹ nghệ : 37 dự án - Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ : 25 dự án Nhìn chung phân bố các dự án không đồng đều giữa các vùng: - Vùng tam giác động lực kinh tế phía Nam (T.p Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, ) có 163 dự án; - Vùng duyên hải Miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, ) có 18 dự án; - Các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, ) có 20 dự án; - Các tỉnh khu 4 cũ (Huế, Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá, ) có 9 dự án. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư Châu Á gồm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ là Nhật, Hàn quốc, Trung Quốc, Sing ga pore, Đài Loan, Malaisia, Hồng Kông, Phillipin) chiếm trên 80% (155 dự án), trong khi các quốc gia thuộc cả 3 châu: Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại dương chỉ chiếm 20% với 55 dự án. Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 162 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp Chỉ tiêu 4.1.4 Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ là vốn để thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế, xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị, thực hiện các hoạt động KHCN và các chi phí khác ghi trong dự toán. Chính phủ đã nh ận thấy sự xuất hiện và phát triển của một “thị trường khoa học và công nghệ” là rất quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của bất kỳ ngành nào 1 . Hiện nay ngân sách nhà nước vẫn là nguồn ngân sách chính cho công tác nghiên cứu của ngành. Tuy nhiên, nguồn vốn hạn chế của ngân sách nhà nước và của các nguồn vốn đầu tư khác vẫn là một trở ngại cho nghiên cứu lâm nghiệp. Tổng đầu tư cho nghiên cứu của Bộ cho lâm nghiệp ngày càng tăng (Bảng 68) nhưng cho đến giai đoạn 2001-2005 mới ở mức bình quân 1 triệu đô la Mỹ (16 tỷ đồng / năm), trong đó đầu tư thực sự cho các hoạt động khoa học công nghệ chỉ có khoảng 0,3 triệu đô la Mỹ (trên 5 tỷ đồng /năm so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho khoa học công nghệ của Bộ NN&PTNT thực hiện năm 2005 là 44,5 tỷ đồng). Bảng 68: Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học lâm nghiệp (1986-2000) theo hạng mức Thời kỳ Tổng số Quỹ lương Hoạt động KHCN Sửa chữa Trang thiết bị 1986-1990 927.880 890.039 37.841 0 0 Tỷ lệ % 100% 95,9% 4,1% 0% 0% 1991-1995 1.956.203 1.313.683 192.000 202.000 47.620 Tỷ lệ % 100% 67% 20% 10% 1% 1996-2000 3.862.072 1.997.046 1.194.491 232.134 438.401 Tỷ lệ % 100% 53% 30% 6% 11% 2001-2005 5.000.333 2.566.400 1.491.267 926.667 850.000 Tỷ lệ % 100% 51% 30% 2% 17% Nguồn: Vụ khoa học - công nghệ, Bộ NN&PTNT, 2005 Số liệu đầu tư cho khoa học công nghệ lâm nghiệp năm 2005 và 2006 cho thấy có sự gia tăng đầu tư đáng kể trong năm 2006 với mức đầu tư trên 38 tỷ đồng / năm, trong đó nghiên cứu lâm sinh vẫn là một ưu tiên và nghiên cứu kinh tế, chính sách được quan tâm hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về công nghiệp chê biến lâm sản còn ít, do năng lực nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế. 1 Đinh Văn An và cộng sự (2003). Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 163 Bảng 69: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp Đơn vị : Triệu đồng Lĩnh vực Năm 2005 Năm 2006 Tổng số 22.021 38.617 Lâm sinh 10.476 17.615 Công nghiệp rừng 770 2.031 Kinh tế chính sách 300 2.440 Khác 10.475 13.531 Nguồn: Vụ khoa học - công nghệ, Bộ NN&PTNT, 2005 Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu kinh tế, thị trường và đặc biệt là cho công nghiệp rừng để có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành lâm nghiệp (Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam 2006-2020). Đổ i mới công nghệ là nhu cầu cấp bách đối với ngành lâm nghiệp và chế biến lâm sản khi năng suất rừng trồng còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu ( hiện nay phải nhập trên 80% gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu) và công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản còn rất lạc hậu cả về công nghệ và trang thiết bị. Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của ngành lâm nghiệp cho năm 2005 ở mức 2 tỷ đồng và năm 2006 ở mức 3 tỷ đồng là quá thấp so với yêu cầu. Rừng Đước - Olivier Joffre - Dự án Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng- GTZ Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 164 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh Chỉ tiêu 4.1.5 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh là tổng đầu tư thực tế (của Nhà nước trung ương, địa phương, nước ngoài, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình) để thực hiện các hoạt động lâm sinh bao gồm trồng, bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi rừng. Tổng vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 là 1.194,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương (43%) và vốn của các d ự án đầu tư nước ngoài (27%) chiếm tỷ trọng lớn nhất.). Vốn đầu tư cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là nguồn vốn chủ yêú đầu tư cho lâm nghiệp, nhưng phần lớn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nguồn vốn của địa phương, của các doanh nghiệp và tư nhân chỉ chiếm 18% tổng vốn đầu tư cho thấy các nguồn vốn này giành cho lâm nghiệp còn quá ít (7%) và khu vực tư nhân chưa thực sự quan tâm đầu tư cho lâm nghiệp: doanh nghiệp ( 8%), tư nhân( 3%). Vốn tín dụng chỉ chiếm 12% vì chỉ một vài doanh nghiệp nhà nước lớn mới tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này (Tổng Công ty giấy, Tổng Công ty lâm nghiệp Việt nam). Biểu đồ 36: Tổng vốn đầu tư lâm sinh theo nguồn vốn năm 2005 V ốn doanh nghiệp 8% V ốn tư nhân 3% Vốn TW 43% Vốn địa phương 7% V ốn nước n g oài 27% V ốn tín dụn g 12% Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 165 Vốn đầu tư lâm sinh theo vùng lãnh thổ lớn nhất giành cho vùng Đông Bắc (24%), Bắc Trung Bộ (15%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (15%), trong khi vốn đầu tư nhỏ nhất là ở các vùng có ít rừng: Đồng bằng sông Hồng (2%), Đồng bằng sông Cửu Long (4%). Vốn đầu tư cho vùng Đông Nam Bộ chỉ có 3% chứng tỏ lâm nghiệp không phải là ưu tiên của khu vực. Tuy nhiên mức đầu tư cho vùng Tây Bắc là 4% chưa phản ánh tiềm năng phòng hộ và sản xuất lâm nghiệp lớn của khu vực có vai trò phòng hộ đầu nguồn đặc biệt quan trọng đối với hai nhà máy thuỷ điện lớn nhất ở Việt nam. Vốn đầu tư lâm sinh do các Bộ ngành ở trung ương quản lý tuy chiếm 23% tổng vốn đầu tư, nhưng chủ yếu là vốn đầu tư của các dự án lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (chiếm 77% số vốn này). Tuy nhiên phần lớ n nguồn vốn của các dự án được phân bổ lại cho các địa phương. Do không thống kê được các nguồn vốn của các dự án cho các vùng, nên số liệu về vốn nước ngoài cho vùng Tây nguyên bằng 0 (Bảng 70), nhưng thực tế trong năm 2005 các tỉnh trong vùng đang được đầu tư từ các dự án lớn như dự án WB1 (Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn), dự án ADB1 (Khu vực lâm nghiệp và phát triển đầ u nguồn) vv Biểu đồ 37: Cơ cấu vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 theo vùng Nam Trung Bộ 15% Tây Nguyên 10% Trung ương 23% Tây Bắc 4% Đông Bắc 24% Đ ồng bằng Sông Hồng 2% Bắc Trung Bộ 15% Đ ồng bằng sông Cửu Long 4% Đ ông Nam Bộ 3% Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Bảng 70: Tổng vốn đầu tư lâm sinh theo nguồn vốn và theo vùng năm 2005 Đơn vị: triệu đồng Vùng Vốn trung ương Vốn địa phương Vốn nước ngoài Vốn tín dụng Vốn doanh nghiệp Vốn tư nhân Tổng vốn đầu tư Trung ương 60.670 0 215.000 0 3.568 351 279.589 Đông Bắc 47.752 1.608 211 754 0 12 50.337 Tây Bắc 139.322 9.299 8.551 79.346 48.774 0 285.292 Đồng bằng Bắc Bộ 16.175 191 1.946 0 0 18.312 Bắc Trung Bộ 92.757 7.958 51.572 16.833 10.848 4.002 183.970 Duyên hải Nam Trung Bộ 68.932 27.618 43.603 20.709 14.265 3.342 178.469 Tây Nguyên 47.417 18.051 24.774 29.081 119.323 Đông Nam Bộ 14.856 15.264 6.158 0 36.278 Đồng bằng sông Cửu Long 24.928 1.955 0 1.000 14.850 0 42.733 Toàn quốc 512.809 81.944 318.937 145.362 98.463 36.788 1.194.303 Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 [...]...Chương 12 Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Bảng 71: Kết quả thực hiện các hoạt động lâm sinh theo theo vùng lãnh thổ năm 2005 Đơn vị: ha Vùng Bảo vệ rừng đặc dụng Bảo vệ rừng phòng hộ Bảo vệ rừng sản xuất Khoanh nuôi tự nhiên mới Khoanh... 1.286 0 2.663 544 334 575 220 774 208 182.966 13.183 12.156 58.705 4.779 35.892 33.424 12.788 2949 9.099 100.975 8.935 1.958 58.475 3.992 7.280 16.563 3.301 0 471 Đông Nam Bộ Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 166 . Chương Các chỉ tiêu về Đầu tư tài chính ngành Lâm nghi ệ p 156 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp. phối Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 161 . nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng- GTZ Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp