MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BALANCE SCORECARD - BSC Robert S.Kaplan & David Norton I. Tổng quan mô hình BSC BSC là một hệ thống quản lý được Robert Kaplan, trường kinh doanh Harvard và David Norton, sáng lập viên của công ty tư vấn CNTT khởi xướng vào những năm đầu của thập niên 1990 và đã thu được rất nhiều thành công. 1. Khái niệm Thẻ điểm cân bằng là phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu, theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu, các mục tiêu được tổ chức đó xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu tiên quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống này giúp định hướng hành vi của toàn bộ các hệ thống trong công ty - giúp mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và làm cơ sở cho hệ thống quản lý và đánh giá công việc. Thẻ điểm cân bằng là một phương pháp “3 trong 1”: 1 hệ thống đo lường hiệu suất, 1 công cụ truyền thông (hay giao tiếp) hiệu quả và là 1 phương pháp quản lý Chiến lược hữu hiệu trong tổ chức. Thẻ điểm cân bằng là một sự bổ sung rất tốt để có thể khắc phục được các hạn chế của các phương pháp đã nêu. Thực hiện được đo lường hiệu suất sẽ giúp doanh nghiệp có thể đo lường, đánh giá, giám sát được kết quả hoạt động của các khía cạnh cốt yếu trong doanh nghiệp, từ đó cho phép nâng cao năng suất không ngừng. Mặt khác, hệ thống này là một công cụ giao tiếp hiệu quả trong doanh nghiệp - một tác nhân quan trọng trong cải tiến năng suất, đồng thời giúp quản lý Chiến lược một cách hữu hiệu - một vấn đề rất gai góc trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. 2. Ứng dụng - Làm rõ và cập nhật chiến lược kinh doanh - Kết nối mục tiêu chiến lược với các chỉ tiêu - Kết hợp chặt chẽ các mục tiêu chiến lược với quy trình phân bổ nguồn lực - Tăng cường hiểu biết trên diện rộng toàn doanh nghiệp và tầm nhìn chiến lược toàn doanh nghiệp. BSC của tổ chức BSC của các bộ phận BSC của cá nhân BSC của cá nhân BSC của các phòng, ban BSC của cá nhân 3. Nguyên tắc áp dụng BSC triển khai cho các chiến lược, cho từng bộ phận, và đến từng cá nhân để hướng đến kết quả cuối cùng. - Quan hệ hiệu quả với nhân viên và với các bên liên quan (các đoàn thể, các nhà phân phối, những khách hàng chủ chốt). - Trao quyền cho nhân viên một cách thích hợp - Kết hợp Đo lường với Đánh giá, Hoạch định và Cải tiến hiệu suất để quản lý - Liên kết hệ thống Thẻ điểm với định hướng Chiến lược của tổ chức theo sơ đồ sau: II. Hệ thống yếu tố và các chỉ số Mỗi thẻ điểm gồm 4 khía cạnh: Tài chính + khách hàng + quy trình nội bộ + học hỏi & Phát triển + Tài chính: Cung cấp thông tin về doanh thu của tổ chức, và nhấn mạnh đến yếu tố quản lý tài chính hiệu quả. + Khách hàng: Nhấn mạnh sự quan tâm đến quyền lợi của khách hàng với phương châm “khách hàng là thượng đế”. + Quy trình nội bộ: Nhấn mạnh đến các hoạt động và quy trình cụ thể để thực hiện triệt để các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. + Học hỏi và phát triển: Mọi nhân viên phải luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Bảng chỉ số: Chỉ số Tài chính - ROE, ROA, EPS, - Lợi nhuận, EBIT - Doanh thu - Tăng trưởng doanh thu đối với các nhóm khách hàng mục tiêu - Cơ cấu doanh thu - Doanh thu/tài sản - Chi phí vốn - Chí phí so với doanh thu - Chi phí so với ngân sách Khách hàng - Tỷ lệ khách hàng tái sử dụng dịch vụ - Tỷ lệ khách hàng đóng tài khoản - Khách hàng giới thiệu dịch vụ cho người khác - Số lượng khiếu nại của khách hàng - Thời gian trả lời khiếu nại của khách hàng - Doanh thu/khách hàng - Thị phần đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu - Tỷ lệ tăng trưởng thị phần Quá trình nội bộ - Thời gian phản hồi yêu cầu của khách hàng - Số lượng sản phẩm mới triển khai thành công - Mức dịch vụ thực hiện - Các bộ phận giới thiệu khách hàng cho nhau - Số lượng lỗi giao dịch - Tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm mới - Doanh thu hoặc năng suất/nhân viên - Số lượng đại lý mới mở - Sản phẩm không phù hợp - Số lượng báo cáo thị trường - Cân đối ngân quỹ (ANCO) - Số bài báo tạo ấn tượng tốt về công ty Học hỏi và phát triển - Thời gian đào tạo/nhân viên. - Tỷ lệ lưu chuyển nhân viên - Số lượng nhân viên được kèm cặp - Số lượng nhân viên có thể đảm trách nhiều công việc - Áp dụng thành công công nghệ mới - Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý và đánh giá công việc dựa trên BSC - Kết quả khảo sát nhân viên - Số lượng sáng kiến được đưa vào áp dụng III. Vận dụng PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) CHO BỘ PHẬN KINH DOANH MAY XUẤT NHẬP KHẨU – TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ . MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BALANCE SCORECARD - BSC Robert S.Kaplan & David Norton I. Tổng quan mô hình BSC BSC là một hệ thống quản lý được Robert. nhiều thành công. 1. Khái niệm Thẻ điểm cân bằng là phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu, theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu, các mục tiêu. triển bền vững của doanh nghiệp và làm cơ sở cho hệ thống quản lý và đánh giá công việc. Thẻ điểm cân bằng là một phương pháp “3 trong 1”: 1 hệ thống đo lường hiệu suất, 1 công cụ truyền thông