1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TUAN 31 LOP 1- CGD

13 451 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TUẦN 31 NS: 07/04/2011 Thứ bảy ngày 09 tháng 04 năm 2011 ND: 09/04/2011 SINH HOẠT TẬP THỂ 1. Chào cờ, hát quốc ca 2. Tổng phụ trách nhận định, nêu phương hướng: 3. Ban giám hiệu nhận định, nêu phương hướng: 4. Sinh hoạt - Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi dân gian: Chi chi chành chành - Giáo dục vệ răng miệng: “Phòng ngừa sâu răng” - Giáo dục VSMT: Làm cho lớp em sạch đẹp - Nhận xét tiết sinh hoạt Tiếng việt VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Sử dụng tài liệu thiết kế. Tập vẽ Bài 31: VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Giúp HS tập quan sát thiên nhiên. - HS vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích. - HS thêm yêu mến quê hương, đất nước. * Phương pháp: Quan sát, miêu tả, thực hành II. Đồ dùng dạy học: GV: - Một số tranh, ảnh phong cảnh: nông thôn, miền núi, phố phường, - Một số tranh phonh cảnh của HS năm trước. HS : Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu *Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên. - GV cho HS quan sát 1 số bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên và gợi ý: + Cảnh sô ng, cảnh trường học, - GV đặt câu hỏi: + Cảnh biển có những hình ảnh nào ? biển, thuyền, mây, trời + Cảnh nông thôn có những hình ảnh nào ? cánh đồng, con đường, hàng cây, ng biển, cảnh phố phường, cảnh đồng ruộng + Cảnh phố phường ? Đường phố, nhà, xe cộ, + Vẽ màu. - HS vẽ bài theo cảm nhận riêng, vã màu theo ý thích, *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV vẽ minh họa bảng vừa hướng dẫn. + Vẽ hình ảnh chính. + Vẽ hình ảnh phụ. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV nêu yêu cầu vẽ bài. - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS chọn nội dung phù hợp để vẽ. Vẽ hình ảnh chính phải rõ nội dung, vẽ màu theo ý thích, - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá, giỏi. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nhận xét. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - về nhà thực hành vẽ . - Chuẩn bị: Vẽ dường diềm trên váy, áo - Nhận xét tiết học. Đạo đức BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG( TIẾT 2) I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường. ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. * KNS: Kỹ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Làm bài tập 3 - GV giải thích yêu cầu - HS tự làm bài, suy nghĩ (3’) - Gọi HS trình bày - Cả lớp, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1,2,4 *Hoạt động 2: Bài tập 4.Thảo luận. đóng vai - Chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm thảo luận theo tình huống - Các nhóm lên đóng vai. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách với người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường tromg lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. * Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa. - Từng tổ HS thảo luận: + Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu? + Vào thời gian nào? + Bằng những việc làm cụ thể nào? + Ai phụ trách từng việc? - Đại diện các tổ lên đăng ký và trình bày kế hoạch hành động của mình. - Cả lớp trao đổi, bổ sung - GV kết luận: Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. *Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò - Cây và hoa có ích như thế nào?( Cây cho bóng mát, hoa làm cho cảh vật thêm đẹp…) - HS đọc đoạn thơ trong vở bài tập. - HS hát bài :” Ra chơi vườn hoa - Nhận xét tiết học Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011 Nghỉ bù Thứ ba ngày 12 tháng 04 năm 2011 NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3AL NS: 07/04/2011 Thứ tư ngày 13 tháng 04 năm 2011 ND: 13/04/2011 Tiếng Việt VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CÁC ÂM ĐẦU TR/CH Tập đọc: CON BÙ NHÌN Sử dụng tài liệu thiết kế Toán CỘNG, TRỪ( Không nhớ) TRONG PHẠM VI 100 I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Biết cộng, trừ các số có hia chữ số không nhớ - Cộng, trừ nhẩm, nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tình đã học - Có thài độ nghiêm túc trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ( BT10 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Bài 1. Tính nhẩm - GV treo bảng phụ.HD mẫu - HS tự nhẩm 3’ - Tiếp nối nhau nêu kết quả. GV ghi nhanh lên bảng - 1 em đọc lại cả bài *Hoạt động 2: Bài 2. Đặt tính rồi tính - HS đọc yêu cầu.GV hướng dẫn mẫu - GV đọc phép tính - 1 số em lên bảng.Cả lớp làm vào bảng con - GV nhận xét, sửa sai *Hoạt động 3: Bài 3 - HS đọc yêu cầu đề bài. GV tóm tắt, HD: + Đề bài cho biết gì? ( Hà có 35 que tính, Lan có 43 que tính) + Đề bài hỏi gì? ( Hỏi hai bạn có bao nhiêu que tính?) + Để biết số que tính của hai bạn, ta thực hiện phép tính gì?( tính cộng: Lấy số que tính của Hà cộng với số que tính của Lan: 35 + 43) + Lời giải là gì? ( Số que tính của hai bạn có là: ) - Cả lớp làm bài vào vở (5’). GV theo dõi - 1 em lên bảng sửa bài: Bài giải Số que tính của hai bạn có là: 35 + 43 = 78 (que tính) Đáp số: 78 que tính *Hoạt động 4: Bài 4 - HS đọc yêu cầu đề bài. GV tóm tắt, HD: + Đề bài cho biết gì? ( Hà và Lan hái được 68 bông hoa, riêng Hà hái được 34 bông hoa) + Đề bài hỏi gì? ( Hỏi Lan hái được bao nhiêu bông hoa?) + Để biết số bông hoa của Lan hái được, ta thực hiện phép tính gì?( tính trừ: Lấy số bông hoa của hai bạn trừ số bông hoa của Hà: 68 - 34) + Lời giải là gì? ( Số bông hoa của Lan hái là:) - Cả lớp làm bài vào vở (5’). GV theo dõi - 1 em lên bảng sửa bài: Bài giải Số bông hoa của Lan hái là: 68 – 34 = 34( bông hoa) Đáp số: 34( bông hoa) - Chấm điểm, nhận xét - HS sửa bài vào vở *Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: - HS nêu lại cách thực hiện phép tính theo cột dọc.( Thực hiện từ phải sanh trái, hàng đơn vị đặt thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục. - Nêu các bước giải toán có lời văn - Về nhà thực hành giải toán - Chuẩn bị: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. *RKN: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Thể dục TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người( bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ) - Biết cách chơi và tham gia trò chơi( có kết hợp vần điệu) - Thực hiện an toàn khi chơi II. Đồ dùng dạy học: - Còi, vợt gỗ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học ( 1 -2’) + Chạy nhẹ nhàng thành hành dọc: 40 – 60m + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu:1 phút - Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông: 2’ * Hoạt động 2: Phần cơ bản - Trò chơi: “ Kéo cưa lừa xẻ”: 6 - 8 phút + Tập theo đội hình vòng tròn hoặc hàn ngang.HS chơi khoảng 1 phút để nhớ cách chơi + GV dạy cho HS đọc bài thơ :“ Kéo cưa lừa xẻ”. + HS chơi kết hợp vần điệu. - Cho HS ôn lại vần điệu, sau đó cho các em chơi theo lệnh thống nhất: “ Chuẩn bị….bắt đầu!”. Sau đó các em đồng loạt đọc vần điệu và chơi trò chơi. - Trò chơi: “ Chuyền cầu theo nhóm” : 8 – 10 phút + HS tập hợp thành 2 hàng dọc, sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một + Dàn đội hình sao cho từng đôi một cách nhau 1.5 – 2m. * Hoạt động 3: Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. - Tập động tác vươn thở và động tác điều hòa ( 2 lần 8 nhịp) - Nhận xét tiết học. NS: 01/04/2011 Thứ năm ngày 14 tháng 04 năm 2011 ND: 14/04/2011 Tiếng việt ĐỌC Tập đọc: CON CHIM MANH MANH Sử dụng tài liệu thiết kế. Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt -Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. -Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ. - Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm (trong các trường hợp đơn giản). - Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ - Tranh ở SGK. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : *Hoạt động 1: Bài 1: - HS nêu yêu cầu rồi làm vào vở. GV theo dõi uốn nắn. - Chữa bài: 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét. 42 34 + 34 42 + 42 76 − 34 76 − 47 52 + 52 47 + 76 76 34 42 99 99 HS so sánh các số tìm được để nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính trừ. *Hoạt động 2: Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp: - HS suy nghĩ làm vào vở. 2 HS làm bảng. - GV và lớp nhận xét. *Hoạt động 3: Bài 3: - HS nêu yêu cầu: Điền ><= - HS làm bài. 2 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét. *Hoạt động 4: Bài 4: Dành cho học sinh khá giỏi - HS nêu yêu cầu: Đúng ghi đ, sai ghi s. - HS làm bài, đọc bài trước lớp. Lớp nhận xét. *Hoạt động 5:. Củng cố, dặn dò: - GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS khá giỏi. - VN học bài và xem trước bài sau. Tự nhiên và xã hội THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI I. Mục tiêu : yêu cầu cần đạt - Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây , cảnh vật xung quanh khi trời nắng mưa - HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng. * Biết bầu trời đối với con người là rất quan trọng II. Đồ dùng dạy học : Bút màu, giấy vẽ (VBT). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : *Hoạt động 1: Quan sát bầu trời. - Mtiêu: HS biết quan sát, nhận xét và biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây. - Cách tiến hành: B1: - GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát. + Quan sát bầu trời: . Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt Trời và những khoảng trời xanh không? . Trời hôm nay ít mây hay nhiều mây? . Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động? + Quan sát cảnh vật xung quanh: . Sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ướt át? . Em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc những giọt mưa rơi) không? B2: HS ra sân trường để quan sát theo yêu cầu trên. GV nêu lần lượt từng câu hỏi trên và chỉ định một số HS trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được. B3: HS vào lớp thảo luận câu hỏi: + Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì? Kl:- Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa *Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. - Mục tiêu: HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kq quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh. - Cách tiến hành: B1: HS lấy giấy (VBT) và bút màu để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. (GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình). B2: GV yêu cầu HS giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh. - GV chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp. *Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò: - HS chơi "Trời nắng, trời mưa". - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN học bài và xem bài sau. NS: 07/04/2011 Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2011 ND: 15/04/2011 Tiếng việt VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ ÂM ĐẦU GI/ R/ D Tập đọc: BÀ TRIỆU Sử dụng tài liệu thiết kế. Toán ĐỒNG HỒ. THỜI GIAN I. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt - Làm quen với mặt đồng hồ. Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Có biểu tượng ban đầu về thời gian. - Giáo dục HS yêu thích học Toán, biết quý thời gian. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh ở SGK. - Đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài. Đồng hồ để bàn. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: *Hoạt động 1: Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ. - GV cho HS xem đồng hồ để bàn. ? Mặt đồng hồ có những gì? (Có kim ngắn, kim dài, có các số từ 1 đến 12). - GV giới thiệu: Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có ghi các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. - Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó, chẳng hạn chỉ vào số 9, thì đồng hồ chỉ lúc đó là 9 giờ. HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói: "Chín giờ". - HS thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau: GV cho HS xem tranh ở SGK và hỏi theo nội dung các tranh từ trái sang phải, chẳng hạn: "Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? (số 5); Kim dài chỉ số mấy? (số 12); Lúc 5 giờ sáng em bé đang làm gì? (đang ngủ)". Hỏi tương tự với các tranh tiếp theo. *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. (chẳng hạn: "8 giờ") ? Vào buổi tối, em thường làm gì? Tương tự đối với từng mặt đồng hồ chỉ 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, 12 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, *Hoạt động 3: Trò chơi: Thi đua "Xem đồng hồ nhanh và đúng".GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: "Đồng hồ chỉ mấy giờ?". Ai nói đúng và nhanh nhất được các bạn vỗ tay hoan nghênh. *Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại kim và số trên mặt đồng hồ.( Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, có các số từ 1 đến 12). - Tuyên dương HS. - VN học bài, tập xem đồng hồ. - Chuẩn bị bài sau: Thục hành - GV nhận xét tiết học. *RKN: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Hát NĂM NGÓN TAY NGOAN Nhạc và lời: Trần văn Thụ BAN GIÁM HIỆU DẠY SINH HOẠT TẬP THỂ 1. Nhận định: Thực hiện theo nội dung sổ chủ nhiệm 2. Phương hướng: Thực hiện theo nội dung sổ chủ nhiệm 3. Sinh hoạt: - Chủ điểm tháng 4: “ Hòa bình và hữu nghị” - Sinh hoạt sao với các anh chị phụ trách đội - Giáo dục VSRM: “Cách sử dụng bàn chải” - Giáo dục VSMT: “Làm vệ sinh lớp học” - Nhận xét tiết sinh hoạt. ************************************************************* TUẦN 32 Toán THỰC HÀNH I.Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ. - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của học sinh. 2. Kỹ năng : Xem nhanh và chính xác các giờ. 3. Thái đo ä: Biết yêu quý thời gian. II.Chuẩn bò: 1. Giáo viên : Mô hình đồng hồ. 2. Học sinh : - Vở bài tập. - Mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : - Giáo viên xoay kim, yêu cầu học sinh đọc giờ. - Vì sao con biết? - Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu : Học bài thực hành. b) Hoạt động 1 : Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, động não. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Kim ngắn chỉ số mấy? - Kim dài chỉ số mấy? Bài 2: Yêu cầu gì? Các con vẽ kim ngắn sao cho phù hợp với số giờ người ta cho. . TUẦN 31 NS: 07/04/2011 Thứ bảy ngày 09 tháng 04 năm 2011 ND: 09/04/2011 SINH HOẠT TẬP THỂ 1. Chào cờ,. Nhận xét tiết sinh hoạt Tiếng việt VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Sử dụng tài liệu thiết kế. Tập vẽ Bài 31: VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt - Giúp HS tập quan sát thiên nhiên. -

Ngày đăng: 09/06/2015, 00:00

Xem thêm: TUAN 31 LOP 1- CGD

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w