- Ý nghĩa: thể hiện thái độ ngạc nhiên cùng tình cảm yêu mến tự hào đối với cô gái láng giềng bé nhỏ mà dũng cảm: tham gia du kích đề bảo vệ quê hương RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA ĐẠI HỌC - MÔN VĂN
A CẤU TRÚC ĐỀ THI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
1 Kĩ năng đọc hiểu
1 Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
3 Kĩ năng đọc hiểu văn bản
2 Nội dung kiến
thức
1 Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy
2 Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép
3 Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuậtkhác
4 Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phongcách ngôn ngữ
5 Những phương thức biểu đạt trong văn nghị luận PHẦN II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1 Nghị luận về mộttư tưởng đạo lí
1 Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
2 Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về tư tưởngđạo lí
PHẦN III: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1 Nghị luận về bài 1 Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
Trang 2thơ, đoạn thơ 2 Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Bài thơ,
đoạn thơ trong chương trình THPT
1 Kĩ năng làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn học
2 Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn về văn học
4 Kiểu bài so sánhvăn học 1 Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
2 Những vấn đề so sánh trong văn học
PHẦN IV: ĐỀ THI THAM KHẢO:
RA BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO HỌC SINH LÀM.
B NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CỤ THỂ.
BUỔI THỨ NHẤT:
CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC – HIỂU TRONG ĐỀ THI
( Phần Tiếng Việt và làm văn )
I TIẾNG VIỆT VÀ LÀM VĂN.
Nội dung kiến thức Cách xác định và trả lời Ghi chú.
Trang 3lập luận: phân tích, giải
6 Viết đoạn văn ngắn Trình bày ngắm gọn theo cấu trúc
đoạn văn diễn dịch
II CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép
tu từ, hình ảnh… (đối với thơ) Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện vàcác chi tiết từ mở đầu đến kết thúc Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắmbắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặcbiệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn Bởi thế,cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị
Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học
hàm chứa nhiều ý nghĩa Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏingười đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều màngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi pháthiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lô gic bên trong của chúng
Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải
phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản Tuy nhiên tưtưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học thường không trực tiếp nói ra bằnglời Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tưtưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng
Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái
tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rungđộng với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối vớicác chi tiết đặc sắc của tác phẩm Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học Khi
đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật
III THỰC HÀNH:
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU ( 3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn , nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính
Howard Roark phát biểu như sau:
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới,
Trang 4nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ Động cơ máy đầu tiên bị coi
là ngu xuẩn Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá.Nhưng họ đã chiến thắng.”
Câu hỏi 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điểm)Câu hỏi 2: Đoạn văn trên nói lên điều gì? (0.25 điểm)
Câu hỏi 3: Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy? ( 0.5 điểm)
Câu hỏi 4: Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà
tư tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”(0.5điểm)
Đọc đoạn thơ sau (Trong bài “ Quê hương” của nhà thơ Giang Nam):
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Câu hỏi 5: Phương thức biểu đạt mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên? (0.25 điểm)Câu hỏi 6:Nghệ thuật được sử dụng ở hai cụm từ trong ngoặc đơn và ý nghĩa? ( 0.5điểm)
Câu hỏi 7: So sánh hai cách diễn đạt sau: “Thương quá đi thôi!” và “Thương thươngquá đi thôi!”? (0.25 điểm)
Câu hỏi 8: Điều gì ở cô gái khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? ( 0.5 điểm)
ĐÁP ÁN
I PHẦN ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì?
- Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 2 Đoạn văn trên nói lên điều gì?
- Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người khaisáng Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (nhưkhoa học, nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ,thậm chí phải trả giá đắt…vì thường không được mọi người đương thờihiểu, đồng tình và ủng hộ ngay
- Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo,những người đó thường đạt được thành công, trở thành người chiến thắng
và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại
Câu 3 Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy
- Những người đặt bước chân đầu tiên
- Những người đi khai phá
- Đi trước bình minh…
Câu 4 Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ,
Trang 5những nhà tư tưởng đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”
- Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những ngườisáng tạo thường đơn độc vì những ý tưởng, những công trình mà họ đưa
ra thường không dễ chấp nhận ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy nghĩ,tầm nhìn của mọi người đương thời
Câu 5 - Phương thức biểu cảm, miêu tả
Câu 6
- Nghệ thuật được sử dụng ở phần ngoặc đơn: phép chêm xen
- Ý nghĩa: thể hiện thái độ ngạc nhiên cùng tình cảm yêu mến tự hào đối với cô gái láng giềng bé nhỏ mà dũng cảm: tham gia du kích đề bảo vệ quê hương
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG.
A MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: - Nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề của cuộc sống.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng củacuộc sống hằng ngày
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề của đời sống
B TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiến trình bài dạy.
I Ôn lại phần lí thuyết: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề của cuộc sống.
Bài làm cần đảm bảo những nội dung sau:
- Nêu rõ hiện tượng
- Phân tích các mặt đúng sai lợi hại
- Chỉ ra nguyên nhân
- Bày tỏ thái độ ý kiến của bản thân
* Lưu ý: diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ, yếu tốbiểu cảm
+ Tai nạn giao thông đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương tiện, mọi
ngư-ời tham gia giao thông nhất là giao thông trên đường bộ
+ Vấn đề ấy đặt ra đối với tuổi trẻ học đường Chúng ta phải suy nghĩ và hành độngnhư thế nào để làm giảm tới mức tối thiểu tai nạn giao thông
Trang 6Vậy vấn đề cần bàn luận là: Vai trò trách nhiệm từ suy nghĩ đến hành động của tuổitrẻ học đường góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Tai nạn giao thông nhất là giao thông đường bộ đang diễn ra thành vấn đề lo ngại
3/ Suy nghĩ và hành động như thế nào trước vấn đề?
+ An toàn giao thông góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và đảm bảo hạnhphúc gia đình Bất cứ trường hợp nào, ở đâu phải nhớ “an toàn là bạn tai nạn là thù”
+ An toàn giao thông không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa quan hệquốc tế nhất là trong thời buổi hội nhập này
+ Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông ( không đi dàn hàng ngang ra ường, không đi xe máy tới trường, không phóng xe đạp nhanh hoặc vượt ẩu, chấphành các tín hiệu chỉ dẫn trên đường giao thông Phương tiện bảo đảm an toàn…
đ-+ Vận động mọi người chấp hành luật lệ giao thông Tham gia nhiệt tình vàocác phong trào tuyên truyền cổ động hoặc viết báo nêu điển hình người tốt , việc tốttrong việc giữ gìn an toàn giao thông
Đề 2: Suy nghĩ từ ý kiến:“Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai”.
1/Giải thích ý kiến
- Câu nói thể hiện một tư tưởng không đúng về việc học và việc lập thân của conngười: Quá coi trọng việc học ở bậc cao đến mức tuyệt đối hóa việc học ở đại học,coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người
+ Học đại học mà không có các yếu tố khác thì cuộc đời chắc gì đã có tương lai? (dẫnchứng)
+ Ngược lại, có những nghười vốn không được học nhiều nhưng lại rất thành đạt, cóphát minh sáng chế, có đóng góp cho phát triển nước và dân tộc Thực tiễn của côngcuộc đổi mới của đất nước hai chục năm qua đã nói rõ điều đó (dẫn chứng)
3/Bài học nhận thức và hành động.
Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về việc học và việc lập thân để có thể tự học suốt đời
và đi lên bằng đôi chân của chính mình
BUỔI THỨ BA:
Trang 7RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ.
A MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: - Nắm được cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những vấn đề tư tưởngđạo lý
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý
B TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiến trình bài dạy.
I Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội
- “ Điều ta ước muốn” là những khát vọng, ước mơ của con người
- “ Điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân
- Ý nghĩa của câu ngạn ngữ: Con người cần chọn cách sống thực tế, phù hợpvới khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông
* Phân tích, chứng minh:
- Câu nói nêu ra một quan niệm sống tích cực đem lại niềm vui, niềm tin chocon người
Trang 8- Nếu “ước muốn” quá cao xa, không phù hợp với khả năng của bản thân thìviệc làm không có kết quả Từ đó, con người sẽ chán nản, mất niềm tin vào cuộcsống
- Sống theo những điều làm được trong khả năng của mình thì công việc cókết quả Vì vậy, con người sẽ có niềm tin, phát huy năng lực đóng góp cho xã hội
(Đưa dẫn chứng chứng minh)
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Khẳng định câu nói hoàn toàn đúng
- Nêu ý nghĩa của câu nói
+ Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời sống con người
+ Mơ ước, khát vọng tạo động lực cho con người phấn đấu vươn lên trong họctập và lao động
+ Sống không có mơ ước, luôn vừa lòng với thực tại thì cuộc sống trở nên trìtrệ
=> câu ngạn ngữ: Là bài học cho con người trong cách chọn cách sống:biếtước mơ nhưng cần thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễnvông
c Kết bài:
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức, hành động: Sống tích cục, phải cóước mơ cao đẹp và ước mơ phải phù hợp với năng lực của bản thân
Đề số 2:
“Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”
(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơnnếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội
Lập dàn ý
Trang 9a Mở bài:
Giới thiệu câu nói: “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”.
b Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình
Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời
Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác
- Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạcquan, sẻ chia và độ lượng với mọi người
* Phân tích, chứng minh:
- Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn,thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sốngtốt đẹp (dẫn chứng, phân tích)
- Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sốnggiàu trách nhiệm và yêu thương hơn (dẫn chứng, phân tích)
- Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sốngthanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (dẫn chứng, phân tích)
- Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôidưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (dẫn chứng, phân tích)
=> Ý nghĩa của câu nói: Câu nói có tác dụng gợi mở, nhắc nhở mọi người phải
luôn chú ý hoàn thiện bản thân
c Kết bài:
Trang 10Liên hệ thực tế bản thân về ý thức tu dưỡng, hành động: Phải biết nuôi dưỡng
và bồi đắp tâm hồn mình để tâm hồn trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn bằng sự lạcquan, sẻ chia và độ lượng với mọi người
Tiến trình bài dạy.
1 Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
1.1 Tìm hiểu chung
a Đối tượng
- Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong TPVH-Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chươngtrình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa đượchọc
+ Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong TP văn học đó mà bàn luận, kiến giải
+ Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung
tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy Tác phẩm nào cũng có một
ý nghĩa xã hội nhất định Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự,tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay không
c Đặc điểm
Bài viết cho dạng đề này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
Trang 11- Phần 1: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý
nghĩa vấn đề
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉcần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân
tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai
- Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học (câu chuyện) Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi,thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ
của bản thân mình về vấn đề ấy
- Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận
- Yêu cầu thao tác lập luận
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng
* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn
bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện)
- Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó
- Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
Trang 12* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là
một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụthể)
- Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
- Phân tích - chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư
tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống ; dùng thực tế xã hội
để chứng minh Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng
tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ýnghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc
so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương
pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận )
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra đượcđiều gì có ý nghĩa?
- Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực
c Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm
2 Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
Đề số 1:
Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị hãy
phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình
Trang 13Gợi ý:
* Yêu cầu về kĩ năng
- Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó
được đặt ra trong tác phẩm văn học
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắclỗi các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp
* Yêu cầu về kiến thức
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của
bản thân để làm rõ vấn đề
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ vấn đề người chồng đánh vợ trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bàn luận về nạn bạo hành gia đình
- Yêu cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- Phạm bi tư liệu: Thực tế xã hội
Lập dàn ý
a Mở bài:
- Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay
- Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
b Thân bài:
* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội
- Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội: Sau khi chụp được bứcảnh "đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" phóng viên Phùng lại chứng kiến cảnh người đànông hàng chài đánh vợ một cách dã man, độc ác Từ hành động vũ phu đó của ngườiđàn ông hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta suy nghĩ nhiều về hiện tượngbạo hành gia đình
- Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Người đàn bà sau một đêm kéo lưới mệt mỏi, quần áo ướt sũng, hai con mắtnhư đang buồn ngủ thì lại bị người chồng lôi lên bờ đánh tới tấp, lăng nhục đau khổ
Trang 14+ Trước hành động vũ phu của chồng người đàn bà vẫn cam chịu, không vanxin, luôn sống trong cảnh "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" từ ngườichồng thô bạo, vũ phu.
+ Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác - đứa con trai đã lao thẳng vào đánh bố.
Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vô cùng thất vọng Đó chính là hànhđộng bạo lực
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận
- Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành
động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinhthần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình
- Phân tích, chứng minh
+ Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức thiết
của một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạngnày diễn ra thường xuyên
Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nôngthông, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miềnnúi
Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu, conchửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau
+ Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quả
đáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ nhau gây ra biết bao
tệ nạn xã hội
+ Nguyên nhân:
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải
gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa tâm hồn
Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xô
bồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xãhội
+ Giải pháp:
Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quan đoànthể, các tổ chức trong xã hội Đảng và nhà nước cần có biện pháp tích cực như tuyềntruyên vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc gia đình
Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình
Trang 15Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sốngcho người dân
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng, Đẩu
trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình
Giúp học sinh: - Nắm được cách làm bài nghị luận văn học một bài thơ, đoạn thơ.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những vấn đề trong tácphẩm văn học
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận văn học một bài thơ, đoạn thơ
.B TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiến trình bài dạy.
1 Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng (một bài thơ, đoạn thơ, hình tượngthơ ) Kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạnthơ đó
1.1 Yêu cầu về kĩ năng
- Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạnthơ
- Nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một bài thơ,đoạn thơ
- Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân
để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ
- Vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận, chứng minh,
so sánh, bác bỏ…) để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
1.2 Yêu cầu về nội dung kiến thức
- Nắm được mục đích, yêu cầu, đối tượng của bài nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ; so sánh tác phẩm thơ, đoạn thơ
Trang 16- Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
a) Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề
- Xác định dạng đề;
- Yêu cầu nội dung (đối tượng);
- Yêu cầu về phương pháp;
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng
b) Bước 2: Lập dàn ý - tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
- Thân bài: Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để
làm rõ vấn đề cần nghị luận
- Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
c) Bước 3: Viết bài
d) Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)
II Những nội dung ôn tập
1 Các bài: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Trích - Tố Hữu); Đất Nước (Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết để trình bày cảm nhận, phân tích về bàithơ (đoạn thơ) đáp ứng yêu cầu đề bài nêu ra; đáp ứng yêu cầu kiểu bài nghị luận vềmột ý kiến bàn về văn học hoặc so sánh văn học
* Yêu cầu về kiến thức:
- Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của từng bài; thấy đượchình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ,cảm xúc trong sáng, thiết tha của các tác giả; tính dân tộc và những sáng tạo trong thểloại, từ ngữ, hình ảnh
2 Bài: Sóng (Xuân Quỳnh).
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết để trình bày cảm nhận, phân tích về bàithơ (đoạn thơ) đáp ứng yêu cầu đề bài nêu ra; đáp ứng yêu cầu kiểu bài nghị luận vềmột ý kiến bàn về văn học hoặc so sánh văn học
Trang 17* Yêu cầu về kiến thức:
- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: về vẻ đẹptâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu; thấy đượcnhững cảm xúc riêng tư, trong sáng của nhà thơ và nét đặc sắc về thể loại, từ ngữ,hình ảnh
3 Bài: Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết để trình bày cảm nhận, phân tích về bàithơ (đoạn thơ) đáp ứng yêu cầu đề bài nêu ra; đáp ứng yêu cầu kiểu bài nghị luận vềmột ý kiến bàn về văn học hoặc so sánh văn học
* Yêu cầu về kiến thức:
- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: vẻ đẹp bitráng của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của tác giả; cảmxúc và suy tư sâu sắc, mãnh liệt của nhà thơ cùng nét mới mẻ, hiện đại trong hìnhthức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng
2 Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Bài thơ, đoạn thơ trong chương trình THPT
Đề số 1: - Nghị luận về đoạn thơ
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi ”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang 88)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù."
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang
112)