1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

G:tư liệu LSgương sáng nguyễn ngọc ký và...doc

11 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 508,5 KB

Nội dung

Gặp "người viết bằng chân và làm chồng hai chị em ruột" Cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận, những thăng trầm trong cuộc đời tài hoa,

Trang 1

Gặp "người viết bằng chân và làm chồng hai chị em ruột"

Cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận, những thăng trầm trong cuộc đời tài hoa, quan điểm sống tinh tế, cho đến hai cuộc hôn nhân với hai chị em ruột, lâm ly không kém gì chàng Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

"Tôi luôn muốn nhìn cuộc sống qua lăng kính trẻ thơ

Tại Đại hội Nhà văn, một người đàn ông tóc muối tiêu, luôn được một người phụ nữ nhỏ nhắn tháp tùng, đi lại len lỏi giữa các nhà văn - thơ, cười nói vui vẻ Nhưng có vẻ kỳ lạ, ông không bắt tay bạn văn như những người khác, mà chỉ cười hoặc khẽ nghiêng đầu chạm vào họ mỗi khi có người hồ hởi đến bên ông chào hỏi

Đó chính là Nguyễn Ngọc Ký, người viết bằng chân nổi tiếng, người Việt Nam nào lớn lên cũng từng được biết ông qua sách giáo khoa cấp 1, và sau này là "thầy giáo huyền thoại", nhà tư vấn tâm lý, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký

Sau 35 năm làm giáo viên, tác giả Tôi đi học đã về hưu, hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí

Minh, ông là nhà tư vấn tâm lý qua điện thoại của tổng đài 1080 Ngoài thời gian tiếp chuyện tư vấn khách hàng, Nguyễn Ngọc Ký viết sách

Nếu ở Miền Bắc có "nhà văn đứng viết" Trần Văn Thước và "nhà thơ nằm viết" Đỗ Trọng Khơi vì liệt cả người, thì trong Miền Nam có thể gọi Nguyễn Ngọc Ký là "nhà văn đạp chân"

vì tất cả mọi hoạt động của ông đều dùng chân, trong đó có việc sáng tác viết lách, với những ngón chân nhảy múa trên bàn phím

Cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận, những thăng trầm trong cuộc đời tài hoa, quan điểm sống tinh tế, cho đến hai cuộc hôn nhân với hai chị em ruột, lâm ly không kém gì chàng Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân

Trang 2

Nhà văn, nhà tư vấn tâm lý Nguyễn Ngọc Ký, Ảnh Hoàng Hường

"Chị gái tôi say mê anh ấy từ lần gặp đầu tiên"

Người phụ nữ nhỏ nhắn luôn đi bên cạnh ông, vừa nhẹ nhàng cài lại cho nhà văn chiếc cúc

áo tuột, vừa nhỏ nhẹ chia sẻ Bà là Vũ Thị Đậu, người vợ hiện tại của ông Ông Ký quay sang nhìn vợ với ánh mắt vừa trìu mến, vừa có phần cảm kích, rồi từ từ cả hai ông bà -người này tiếp lời -người kia - say sưa hồi tưởng lại những kỷ niệm về một -người phụ nữ khác, chị gái bà Vũ Thị Đậu, cô giáo Vũ Thị Nhiễu, người vợ đầu của ông Ký

"Nhà tôi có ba chị em gái, chị Nhiễu là cả, thuộc diện xinh đẹp trong vùng (Hải Hậu, Nam Định) Lúc đó, năm 1971, chị tôi đã tốt nghiệp đại học, là giáo viên, chị đang yêu và chờ xây dựng gia đình với một anh du học sinh đang học ở nước ngoài Vậy mà chỉ gặp anh Ký trong một lần duy nhất, thế

mà chị ấy bỏ luôn người yêu để đến với anh ấy",

bà Đậu kể

Hỏi ông Ký có bí quyết nào mà mạnh mẽ thế, ông chỉ cười: "có lẽ do duyên phận", và duyên phận ấy được hiện thực hóa đầy lãng mạn bằng thơ:

"Tối nay hai đứa bên thềm Trời không trăng, đất dịu hiền lặng im Khuya về thăm thẳm màn đêm Vẫn đôi mắt ấy ánh lên sắc hồng Đây của em cả tấm lòng Muốn dâng em trọn giữa vòng yêu

Ông Ký đang ký tặng sách cho một người

bạn thơ, Ảnh Hoàng Hường

Trang 3

thương Đây của anh cả quê hương Muốn dâng em hết bốn phương đất trời"- thơ của thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Ký gửi cô giáo Nhiễu, và được cô đáp lại đầy tha thiết: "Dù cho sống gió phũ phàng Lòng em vẫn đứng vững vàng bên anh".

"Bố tôi biết chuyện Ông giận dữ ghê gớm, đánh chị tôi lên bờ xuống ruộng Tôi thương quá phải nhào vào đỡ đòn cho chị Mãi sau này, chứng kiến anh chị yêu nhau tha thiết, quyết tâm đến với nhau, và được bạn bè người quen đứng ra giới thiệu, "bảo lãnh" về anh Ký, cụ mới nguôi ngoai phần nào rồi "duyệt" anh Ký làm con rể", bà Đậu kể tiếp

Lý do ông cụ chấp nhận ông Ký - theo bà Đậu kể - rất thú vị: "Vì nghe giọng nói thằng này

(ông Ký) cũng sang, và cái tên của nó Ngọc Ký, chữ ký trên ngọc, hay và có vẻ tin tưởng được" nên cụ quyết định gả con gái cả cho ông

"Chúng tôi chung sống với nhau 30 năm, rất hạnh phúc, đến một ngày bà ấy bị tai biến nằm liệt giường suốt bảy năm thì mất Khi đó chúng tôi đã chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống Những ngày trên giường bệnh, Đậu từ Thái Bình vào chăm sóc chị, Nhiễu cứ nắm tay năn nỉ Đậu: sau khi chị mất đi, hãy đến với anh ấy (ông Ký), thay chị chăm sóc anh (Khi đó chồng

bà Đậu đã mất gần 10 năm, có hai con riêng) Bà ấy không yên tâm nhắm mắt khi để tôi lại một mình với đôi tay liệt thế này", ông Ký nói

Bà Đậu tiếp lời: "Lúc nghe chị nói thế, tôi giãy nảy lên phản ứng: em không làm được, ai đi lấy anh rể Các con của cả hai chúng tôi cũng phản đối Nhưng mãi sau này, anh ấy cũng thể hiện tình cảm chân thành, các anh chị em anh ấy cũng tỏ ý ủng hộ vun vén, mãi rồi tôi cũng đồng ý Các con cũng tôn trọng quyết định của mẹ."

Kể từ đó ông bà đến với nhau đã được 9 năm, sau một đám cưới nhỏ giản dị với sự tham gia của hai bên bạn bè, gia đình Bà Đậu hết lòng chăm sóc ông như xưa kia chị gái bà đã làm Con cái hai người thống nhất vẫn giữ nguyên cách xưng hô Con ông Ký gọi bà Đậu là

"dì", con bà gọi ông là "bác"

Hàng ngày, bà đảm nhiệm nhiều vai trò bên cạnh ông: từ chăm sóc ăn uống sinh hoạt, đến trợ giúp ông trong công việc viết lách, tháp tùng ông đi mọi hoạt động bên ngoài, là đôi tay của ông nâng đỡ cả thể chất và tinh thần

Trang 4

Ông Ký nói, có lẽ ảnh hưởng từ số phận và hai cuộc hôn nhân đặc biệt khiến ông luôn muốn và cố gắng nhìn cuộc sống qua những góc trong trẻo, đẹp đẽ nhất, dù cuộc đời đã trải qua quá nhiều thăng trầm Chính vì thế, ông chọn đối tượng sáng tác chính là dành cho trẻ em

"Cuộc sống người lớn giờ quá nhiều mỏi mệt và toan tính, khóc toan tính, cười toan tính Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nói "Cho tôi một vé đi tuổi thơ", tôi cũng muốn mua chiếc vé đó Thế giới trẻ thơ là thế giới màu nhiệm nhất, lung linh nhất và đẹp đẽ nhất Tất cả những gì trong thế giới đó đều đáng trân trọng, giữ gìn, và tôi đã mang chúng ép vào những trang sách Tôi luôn muốn nhìn cuộc đời qua những đôi mắt trẻ thơ ấy:

Trẻ thơ chưa khóc đã cười

Mắt còn như suối miệng thời như hoa;

Đang mưa trời bỗng nắng òa

Mới hay Trời cũng muốn là bé thơ

Đúc kết kinh nghiệm suốt mấy chục năm trên bục giảng, ông luôn xen cài những câu chuyện, câu thơ, câu đố vui vào các bài học, vừa tạo không khí cởi mở, vừa khiến học sinh

dễ tiếp thu và gợi mở tư duy của trẻ em Đến nay, ông đã có một tuyển tập khoảng 1500 câu

thơ đố vui kiểu: Rau gì trồng ở đầm ao; Tên luôn nhắc bạn đừng bao giờ lười? hay Trái gì gợi nhắc mẹ ta; Muốn ăn bạn nhớ phải xoa cho mềm? và một kho chuyện cổ tích.

Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày

28/6/1947 tại Hải Thanh (Hải Hậu, Nam Định) Tốt

nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Nay là ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN) năm 1970 2 lần

được Bác Hồ thưởng huy hiệu

Các tác phẩm đã xuất bản:

- Những năm tháng không quên (Tôi đi học)

Truyện ký, NXB Kim Đồng, 1970

- Bức tranh vui - Truyện (in chung), NXB Kim

Đồng, 1987

- Chú nhện chơi đu - Thơ, NXB Kim Đồng, 1992.

- Quả bí kỳ lạ - Thơ, NXB Trẻ, 1995

- Ngôi nhà hoa - Thơ, NXB Trẻ, 1997

- 101 câu đố vui - Thơ, NXB Trẻ, 1998

- Khoảnh khắc - Thơ, NXB Hội Nhà văn, 1995

- Xứ thần tiên - NXB Trẻ, 2003

- 125 câu đố vui - NXB Trẻ, 2004

Trang 5

"Suốt mấy chục năm cuộc đời, với hai thể loại văn chương ấy, không những tôi cứu được tôi

mà còn nuôi sống cả nhà, và làm giàu có

đời sống tâm hồn tôi", cựu nhà giáo, nhà

văn Ngọc Ký tâm sự

Thế giới tâm hồn ông được chia làm hai

phần, một phần theo mãi chuyến tàu của

Nguyễn Nhật Ánh về thế giới trẻ thơ, phần

còn lại ở bên đường dây tư vấn tâm lý, nơi

hàng ngày, hàng giờ ông lắng nghe, chia

sẻ và đưa ra lời khuyên cho hàng trăm người đang ở trong những nỗi éo le ngang trái cuộc đời

Đường dây được nối trực tiếp với điện thoại tại nhà của ông, công việc tuy không vất vả mưa nắng nhưng chiếm nhiều thời gian Nhiều khách hàng, trong đó có cả những học trò cũ

- nhận ra người đang tư vấn là Nguyễn Ngọc Ký thì rất vui, họ tìm được ở ông sự mạnh mẽ

để đương đầu với số phận

Nguyễn Ngọc Ký nửa đùa nửa thật, ông không có đôi tay để vươn ra cuộc đời, nhưng ông lại có một đường dây để nối thẳng đến những nỗi niềm tận đáy sâu tâm hồn con người, và ông mãn nguyện vì với công việc ý nghĩa, mà từ đó ông cũng kiếm được vài triệu đồng một tháng để nuôi gia đình

Bên cạnh đó, ông đã viết mấy cuốn sách về người vợ cũ, và đang hoàn thiện cuốn về bà Đậu

Hỏi ông bận rộn như vậy, có còn thời gian làm thơ tặng vợ không? Ông nhìn bà tủm tỉm:

tặng nhiều chứ "Em là bóng cả cây đa; Vẫn là chồi biếc, vẫn là mùa xuân" Bà ấy giờ là

"bóng cả" của một đàn con cháu rồi, nhưng với tôi bà lúc nào cũng là "chồi biếc" Bà Đậu liếc ông, khẽ cười

"Tôi là người đàn ông vô cùng may mắn, tôi được một người phụ nữ ở bên suốt 30 năm hạnh phúc, rồi Trời lại ban thêm cho một người nữa Đó là điều quá tuyệt vời", ông Ký mỉm cười hồn hậu, khẽ dùng chân gạt chiếc lá rơi xuống người vợ, xoa nhẹ tay bà

Người phụ nữ “đi bằng tay”, có số con nhiều hơn tuổi

Đôi vợ chồng hạnh phúc, Ảnh Hoàng Hường

Trang 6

Số con của chị lớn hơn nhiều so với số tuổi chị có, niềm vui của chị cũng lớn theo chúng từng ngày Chị là mẹ của những đứa con không cùng chung dòng máu Chúng không phải do chị “mang nặng đẻ đau” sinh thành nhưng lại do chính tay chị chăm sóc, truyền nghề và nâng bước vào đời…

Chị là Nguyễn Thị Hương sinh năm 1970, ở thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội

Tuổi thơ dữ dội

Hương sinh ra cũng bụ bẫm và đáng yêu như bao đứa trẻ bình thường khác Nhưng đến khi được 8 tháng tuổi, một cơn sốt bại liệt đã cướp đi đôi chân của Hương khiến cô chẳng bao giờ được tập đi như những đứa trẻ cùng trang lứa Thân hình lớn lên mà đôi chân không lớn Những ngón chân gác lên nhau, quặp lại trông như những củ gừng khô

Chị Nguyễn Thị Hương (Ảnh: Thân Văn Hoàng)

Tuổi thơ bất hạnh đầy mặc cảm khiến cho Hương buồn lắm! Năm 4 tuổi thì Hương bắt đầu tập đi bằng tay Và kể từ ấy, cứ mỗi buổi sáng sớm hay lúc chiều muộn, người dân thôn Vạn Điểm lại thấy một đứa bé người nhỏ thó, đen thui, gương mặt nhễ nhại mồ hôi, đeo dép vào tay, kéo lê chân trên đường làng

Trang 7

Mỗi lần hồi tưởng lại những ngày ấu thơ Hương không khỏi rùng mình Nhiều hôm ngồi ở cửa nhìn lũ trẻ trong xóm cắp sách rủ nhau đến trường mà nước mắt cô chảy ròng

“Nhà mình nghèo, bố mẹ già yếu lại mải làm nuôi con nên chẳng có ai đưa đi học Có những hôm cũng buộc sách vào người, đeo dép vào tay lê theo lũ trẻ đi học Nhưng đoạn đường bằng phẳng thì đi được chứ đến đoạn dốc thì lại ngã lăn Có lần mẹ đi làm về thấy vậy liền

ôm lấy mình Mẹ khóc Mình cũng khóc.”

Mặc dù vậy nhưng khát khao học hành trong Hương chưa bao giờ tắt Cứ tối đến khi các anh chị ngồi vào bàn học thì cô cũng lân la đến học theo Còn ban ngày thì nhặt những tờ lịch cũ, giấy nháp ghi chép lại những kiến thức học mót từ buổi hôm trước

Nhờ sáng dạ nên chẳng mấy mà Hương cũng biết đọc, biết viết Bởi vậy mà cho đến nay,

dù chẳng qua bất cứ trường lớp nào nhưng Hương vẫn tự mình viết được các đơn thư giao dịch, ghi chép sổ sách, tính toán mọi chuyện trong làm ăn

Đứng lên bằng đôi tay

Khi chị lớn lên thì nghề khảm gỗ ở làng Vạn Điểm bắt đầu phát triển rầm rộ, nhiều thanh niên trong làng thi nhau làm kinh tế Không chịu thua kém, Hương xin bố mẹ đi học nghề đồ

gỗ khảm trai ở các gia đình làm mộc trong thôn

Chị kể “Gia đình tôi có 7 anh chị em, tôi là thứ 6 Tôi nghĩ, mình hỏng chân thì còn đôi bàn

Trang 8

tay Bây giờ di chuyển được rồi nhưng làm ra tiền thì chưa Nhiều đêm nằm ngủ, vắt tay lên chán tôi nghĩ muốn kiếm được tiền thì bắt buộc phải học một cái nghề

Khi đã biết nghề rồi thì sẽ không phải sống dựa vào bố mẹ và các anh chị nữa Bởi vậy tôi quyết tâm xin bố mẹ cho đi học khảm trai, vì nghề này cần sự khéo léo, tỉ mỉ mà không đòi hỏi phải di chuyển nhiều”.

Thế là từ ấy Hương bắt đầu say mê với những tiếng đục chạm, những nét

vẽ hoa văn trên gỗ, rồi dần dần tay Hương trở nên thành thục với những nét chạm trổ, những mẫu khảm trai cầu kỳ, tinh xảo

Làm được một thời gian, tích cóp được nửa chỉ vàng Hương đã bắt đầu nghĩ đến chuyện mua nhà mở

cơ sở riêng Nhưng do thiếu vốn nên đến khi đã lành nghề chị vẫn phải làm thuê Chị luôn cố gắng thức khuya hơn, dậy sớm hơn những người bình thường, nhận cả sản phẩm

về nhà tranh thủ làm thêm những lúc rảnh rỗi để tích lũy vốn

Đến năm 1994, Hương mở xưởng tại nhà bố mẹ mình, ban đầu chị thu nạp mấy đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ đến học việc

Chị Hương và những đứa con

Trang 9

và làm Chị tình nguyện dạy nghề miễn phí, nuôi ăn nuôi ở và đến khi nào chúng biết nghề thì sẽ trả lương theo sản phẩm Cơ sở của chị chủ yếu làm những mặt hàng đồ gỗ chạm khảm trai như sập, gụ, tủ thờ, tủ chè…

Nhớ lại những ngày đầu mở cơ sở chị Hương tâm sự: “Lúc bắt đầu làm, anh trai cho vay 20 cân đường bán đi, cùng với số tiền mình tích cóp được làm vốn, nhưng vẫn quá ít nên phải làm ăn theo kiểu “cò con” Cứ làm được một cái tủ thờ, bán đi lại có tiền nhập nguyên liệu về làm 2 cái

Dần dà cửa hàng có uy tín, công việc làm không xuể Và lúc ấy mình đã tự khẳng định với

bố mẹ, với anh chị mình rằng nếu cứ đà này, đến năm 25 tuổi con bé Hương “đi bằng tay” sẽ mua đất xây nhà.”

Hai năm sau, tiếng lành đồn xa, hàng chục học trò tìm đến xưởng chị xin học Không nỡ nhìn nhà xưởng chật chội chị vay mượn khắp nơi mua đất, đầu tư xây xưởng mới Chẳng bao lâu căn nhà 2 tầng khang trang được dựng lên giữa làng

Kể về thời gian đầu xây nhà xong, chị Hương không giấu nổi niềm tự hào: “Lạ lắm cậu ạ, xây nhà xong mình lại béo lên mấy cân Đi đâu ăn cỗ, người làng cũng xoa đầu khen giỏi

Có những người trước đây thấy mình đi học nghề, thấy mình mở xưởng khảm trai thì cười, bảo đứa này liều, thì giờ đã nhìn mình với con mắt khác”.

“Người mẹ” có số con nhiều hơn số tuổi của mình

Trong căn nhà rộng chừng gần 100m2 có khoảng 30 thợ cả nam, cả nữ tuổi từ 16 đến 25 đang ngồi cặm cụi đẽo, đục và lắp ghép những miếng khảm trai theo những khuôn mẫu có sẵn Chị Hương di chuyển bằng tay đến tận nơi để kiểm tra công việc và chỉ bảo tận tình từng người một

“Nghỉ tay uống nước đi các con”, chị Hương vừa nói, vừa lê nhanh thoăn thoắt đến chỗ

chiếc phản đặt ở góc nhà có để ca nước chanh đá rót cho mỗi người một cốc uống trong thời gian giải lao giữa giờ làm

Trang 10

Chẳng biết tự khi nào, những đứa trẻ được nhận vào dạy nghề cứ gọi chị bằng mẹ, và chị cũng đón nhận tình cảm ấy để dạy bảo, chỉ dẫn chúng tận tình hơn Chị cũng không thể nhớ

cụ thể mình đã nhận bao nhiêu đứa vào dạy nghề để rồi chúng coi mình như mẹ, nhưng có một điều chị chắc chắn, rằng số ấy phải nhiều gấp đôi, gấp 3 lần số tuổi của chị

Trong số ấy thì hình ảnh về “đứa con” tên Tâm ở Hà Nam bị dị tật bẩm sinh, hơn 20 tuổi tuổi nhưng cao chưa đầy 1m, chị Hương chưa bao giờ quên

Do trí tuệ của Tâm chậm phát triển hơn so với người bình thường nên chị Hương phải đặc biệt quan tâm, giúp đỡ tận tình Nhờ vậy mà sau 2 năm vừa học vừa làm ở nhà “mẹ Hương”

có được chút vốn, Tâm đã có thể về quê tự ra nghề để

kiếm sống

Chị Hương cũng cho biết thêm, hiện tại trong nhà chị có em

gái tên là Thùy, bị câm điếc bẩm sinh, trước đây từng đi

học may, nhưng khi bố mẹ nghe người ta kể về cô Hương

đã tìm đến nơi xin phép, rồi mang con sang nhờ cô dạy dỗ

Do có đôi bàn tay khéo léo, cùng với sự chăm chỉ làm việc nên Thùy tiếp thu cách chạm khảm rất nhanh Bởi vậy mà sau 2 tháng học nghề không mất tiền, Thùy đã có lương gửi về cho bố mẹ

Trong gia đình chị, mỗi năm có nhiều đứa đi qua, có những đứa giờ đã có gia đình, mở cửa hàng riêng nhưng vẫn quay lại thăm chị Rồi cũng có nhiều đứa mới đến, nhưng tất cả đều

Năm 2005 chị Hương được nguyên thủ tướng Phan Văn Khải

tặng bằng khen “vì đã có thành tích vượt lên số phận, không chỉ làm giàu cho mình mà còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động".

Ngày đăng: 08/06/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w