Những vị thuốc tự nhiên quanh nhà Không phải lúc nào tủ thuốc gia đình cũng có sẵn các loại thuốc mà bạn cần. Tuy nhiên, những vị thuốc quanh nhà như nghệ, tỏi, hành tây, mật ong, bạc hà, húng quế thì rất sẵn. Giảm đau và sưng tấy do viêm khớp Trộn một lượng bằng nhau nước chanh và nước ép củ cà rốt, lưu trữ trong một chiếc lọ thuỷ tinh và bảo quản ở nơi khô mát hoặc tủ lạnh. Uống một muỗng canh mỗi ngày một lần vào buổi sáng trước khi ăn. Uống liên tục trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt làm giảm đau khớp. Giảm đau họng Ngâm một nửa củ hành tây bóc vỏ bỏ vào một bình mật ong ít nhất trong một tuần. Vị thuốc này có thể lưu trữ được tới 6 tháng trong tủ lạnh mà vẫn mang lại hiệu quả làm dịu cơn đau họng. Mỗi khi bạn có triệu chứng ngứa cổ họng, hãy lấy một muỗng cà phê hỗn hợp mật ong hành tây để ngậm sẽ rất tốt. Người uể oải Chọn một số lá húng quế tươi, rửa và sau đó đặt chúng trong một ấm trà. Đổ nước nóng vào và đun sôi trong 10 phút. Uống một vài chén trà này 3-4 lần mỗi ngày và bạn sẽ sớm được cảm giác tốt hơn. Giảm khó chịu thời kỳ mãn kinh Uống nước ép củ cải đường hai lần một ngày và ăn một nắm nhỏ hạt điều thô mỗi ngày. Thêm một muỗng canh dầu ôliu vào thức ăn của bạn sẽ giúp giải toả những khó chịu thời kỳ mãn kinh. Trị nghẹt mũi Nghiền nát một tép tỏi và các lá bạc hà để trong một chiếc bát. Đổ nước sôi vào, chùm một chiếc khăn lên đầu rồi ngửi hơi nước bốc lên từ bát nước hỗn hợp tỏi, bạc hà. Trị ho Lấy 2 thìa bột nghệ khô cho vào một bát nhỏ nước sôi và khuấy đều, thêm mật ong rồi uống. Đây thực sự là điều hữu ích trị cơn ho ban đêm vì nó có thể giúp bạn có được một giấc ngủ ngon không ho. Trị mỏi mắt. Nằm và đặt hai túi trà lạnh trên mắt, sau hai mươi phút, mắt bạn sẽ hết mỏi, tươi tỉnh trở lại. Trị chứng mất ngủ Uống trà hoa cúc thêm đường và một muỗng cà phê mật ong hoặc đặt một túi hoa oải hương khô dưới gối của bạn sẽ giúp bạn nhanh chóng đến với giấc ngủ tự nhiên. An Khánh Cách đo huyết áp chuẩn Cập nhật: 06/09/2010 1. CÁC LOẠI MÁY ĐO HUYẾT ÁP: 1.1. Huyết áp kế thủy ngân (1896- Riva Rocci): -Có độ chính xác cao, được xem là tiêu chuẩn vàng để đo huyết áp, để kiểm tra độ chính xác của các loại máy đo huyết áp khác. -Hạn chế: cồng kềnh, cột thủy ngân dễ vỡ gây ô nhiễm môi trường. 1.2.Huyết áp kế đồng hồ (huyết áp kế khí): -Được dùng phổ biến, gọn nhẹ . -Kém chính xác. -Nên kiểm tra máy định kỳ mỗi 6 tháng. -Máy đo Huyết áp phải có kích thước túi hơi bao trọn được chu vi cánh tay và phủ được 2/3 chiều dài cánh tay người bệnh. 1.3.Máy đo huyết áp điện tử: -Dùng cho bệnh nhân tự kiểm tra huyết áp tại nhà. -Thường kém chính xác, nên thay pin khi pin yếu và kiểm tra thường xuyên so với huyết áp kế đồng hồ hay huyết áp kế thủy ngân. 1.4.Máy đo huyết áp liên tục trong 24 giờ (Holter): -Được dùng trong các tình huống đặc biệt như tăng huyết áp cơn, theo dõi và đánh giá điều trị, trong các trường hợp tăng huyết áp thứ phát. 1.5.Đo huyết áp trực tiếp qua kim đưa vào động mạch: -Được thực hiện trong 1 số thủ thuật như chụp động mạch trong hẹp eo động mạch chủ… H1: HUYẾT ÁP KẾ THỦY NGÂN H2: HUYẾT ÁP KẾ ĐỒNG HỒ 2. CÁC VỊ TRÍ ĐO HUYẾT ÁP: 2.1.Cánh tay: Là vị trí chuẩn để đo huyết áp, ống nghe đặt trên động mạch cánh tay tại nếp gấp khủy. 2.2.Cổ tay: -Tiện lợi hơn ở chổ là máy đo gọn hơn, có thể đo cho người mập vì kích thước cổ tay ít thay đổi bởi mập. -Có sai số do hậu quả của huyết dộng, thường các nhánh động mạch càng xa huyết áp tâm thu càng tăng trong khi huyết áp tâm trương càng giảm. H3: ĐO HUYẾT ÁP Ở VỊ TRÍ CÁNH TAY H4: ĐO HUYẾT ÁP Ở VỊ TRÍ CỔ TAY 2.3.Đùi: người được đo nằm sấp, băng quấn giữa đùi, đặt ống nghe ở hố kheo chân. 2.4 Cẳng chân: băng quấn ở bắp chuối cẳng chân, đặt ống nghe trên động mạch chày sau. 3. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN: - Khi bệnh nhân mới đến khám còn mệt, cho bệnh nhân ngồi nghỉ 10 phút rồi mới đo huyết áp. - Bệnh nhân không được uống café 1 giờ trước đó. - Không hút thuốc 15 phút trước đó. - Không được sử dụng thuốc cường giao cảm: thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi, thuốc giãn đồng tử… - Bệnh nhân có thể được đo huyết áp ở tư thế nằm hay ngồi, tay bệnh nhân phải được kê ngang với mức tim. - Người được đo ngồi dựa lưng hoặc nằm, chân không được bắt chéo, bàn chân chạm mặt đất, không được nói chuyện, bộc lộ trần vùng chi được đo. - Bệnh nhân >65 tuổi, có bệnh tiểu đường, hay đang điều trị tăng huyết áp, nên đo huyết áp ở cả 2 tư thế nằm và đứng. 4. KỸ THUẬT ĐO HUYẾT ÁP: Gồm các giai đoạn sau: H5: KỸ THUẬT ĐO HUYẾT ÁP - Bờ dưới của băng quấn đặt trên khủy tay 3cm, ống nghe đặt nơi động mạch cánh tay. - Bơm nhanh túi hơi vượt quá trị số tâm thu (nhận biết được bằng sự mất mạch hay hết nghe tiếng mạch đập) 20-30 mmHg. - Xả túi hơi chậm 3 mmHg/giây. - Tiếng mạch đập đầu tiên (pha 1 theo Korotkoff) nghe được là huyết áp tâm thu, tiếng mạch cuối cùng nghe được là huyết áp tâm trương (pha 5 theo N.Korotkoff). - Nếu tiếng mạch đập khó nghe, bảo bệnh nhân giơ tay lên, nắm mở bàn tay nhiều lần (5-10 lần) sau đó đo lại. - Mỗi lần khám đo ít nhất 2 lần, nếu giữa 2 lần đo trị số không chênh lệch quá 5 mmHg thì người ta có thể chấp nhận được. - Ở người trẻ có tăng huyết áp, nên đo huyết áp ở chi trên và cả chi dưới. - Lần đo đầu tiên, nên đo huyết áp ở cả 2 tay, nếu có sự chệnh lệch huyết áp giữa 2 tay, lấy trị số huyết áp cao hơn. 5. TIẾNG KOROTKOFF LÀ GÌ? - Là tiếng mà ta nghe được qua ống nghe khi đo huyết áp. - Là sự kết hợp của dòng máu xoáy và dao động thành động mạch tạo ra tiếng động, gồm các pha sau: - Pha 1: Tiếng đập đầu tiên nghe được, ứng với lúc sờ được mạch quay, là huyết áp tâm thu. - Pha 2: tiếng đập êm nhẹ. - Pha 3: tiếng đập lớn hơn và nghe sắc hơn, do tăng lượng máu qua vùng động mạch hẹp mạnh quá. - Pha 4: tiếng đập nhỏ lại như bị nghẹt. - Pha 5: tiếng nghe cuối cùng trước khi mất tiếng đập, ứng với huyết áp tâm trương. - Một số trường hợp tiếng Korotkoff vẫn còn nghe được ngay cả khi xả túi hơi hoàn toàn như: thai nghén, dò động tĩnh mạch, xơ vữa động mạch…. 6. ĐO HUYẾT ÁP TƯ THẾ ĐỨNG: - Nên đo thường quy ở người trên 65 tuổi, đái tháo đường, người có triệu chứng hạ huyết áp tư thế (đang nằm ngồi dậy thấy chóng mặt), người đang điều trị thuốc hạ áp. - Đo ngay sau khi đứng dậy 2 phút để kiểm tra sự thay đổi của huyết áp. Ở người bình thường huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương tăng vài mmHg. - Gọi là hạ huyết áp tư thế khi huyết áp tâm thu giảm hơn 20 mmHg, huyết áp tâm trương giảm hơn 10 mmHg sau khi đứng yên 2 phút. BS HUỲNH CẨM KHƯƠNG - Khoa Đông y - BV Đa khoa Hồng Đức . Những vị thuốc tự nhiên quanh nhà Không phải lúc nào tủ thuốc gia đình cũng có sẵn các loại thuốc mà bạn cần. Tuy nhiên, những vị thuốc quanh nhà như nghệ, tỏi, hành tây, mật ong,. cánh tay người bệnh. 1.3.Máy đo huyết áp điện tử: -Dùng cho bệnh nhân tự kiểm tra huyết áp tại nhà. -Thường kém chính xác, nên thay pin khi pin yếu và kiểm tra thường xuyên so với huyết áp kế đồng