Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
Nhân sâm các loại Giới thiệu về Nhân sâm Triều Tiên Theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ( Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc. Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.). Sâm Cao Ly Có rất nhiều loại sâm, để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào tên gọi: * Nhân sâm (Panax ginseng họ Araliaceae): được mô tả sớm nhất và được ứng dụng phổ biến nhất. Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. * Đảng sâm (Codonopsis spp. họ Campanulaceae): mọc hoang và được gieo trồng ở Thượng Đảng. * Huyền sâm (Scrophularia họ Scrophulariaceae): có màu đen. * Đan sâm (Salvia miltiorrhiza họ Lamiaceae): có màu đỏ. * Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius họ Malvaceae): mọc hoang và được sản xuất ở Bố Trạch. * Sa sâm (Launaea pinnatifida họ Asteraceae/Adenophora spp. họ Campanulaceae): loại sâm này thường mọc ở vùng đất pha cát. * Thổ nhân sâm (Talinum spp. họ Portulacaceae) * Nam sâm (Schefflera octophylla họ Araliaceae) * Nam sâm (Boerhaavia spp. họ Nyctaginaceae). * Bàn long sâm (Spiranthes sinensis họ Orchidaceae). * Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax pseudoginseng họ Araliaceae) * Sâm Nhật Bản (Panax japonicus họ Araliaceae) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ–vị. * Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: "sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt". Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa. * Nhân Sâm Hàn Quốc, Nhân sâm Triều Tiên. Việt Nam có nhiều dược thảo có tên sâm được sử dụng từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng với nhiều công dụng khác nhau như: * Bố chính sâm: (Hibiscus sagittifolius var. quinquelobus họ Malvaceae) thường thấy mọc ở Quảng Bình, Phú Yên. Hải Thượng Lãn Ông dùng phối hợp với thuốc khác để trị ho, sốt, gầy yếu. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt. * Sâm cau: (Curculigo orchiodes họ Hypoxidaceae) mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són. * Sâm đại hành: (Eleutherine subaphylla họ Iridaceae) mọc hoang ở khắp nơi tại Việt Nam, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa. * Sâm hoàn dương: mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên Việt Nam, dùng để trị viêm phế quản phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa. * Sâm mây: mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Người dân thường sử dụng làm thuốc bổ. * Sâm Ngọc Linh: (Panax vietnamensis họ Araliaceae) còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc (Panax Vietnamensis Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kontum và Quảng Nam ở độ cao 1500 đến 2100m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn. * Sâm nam (Dipsacus japonicus họ Dipsacaceae). Tác dụng thảo dược của nhân sâm tại các nước châu Á như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản nhân sâm được coi là vị thuốc quý đứng đầu trong các loại thuốc quý đông y: “sâm nhung quế phụ”. Nhân sâm thật giả phân biệt như thế nào??? Cập nhật: 31/05/2009 Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là nhân sâm giả, nhân sâm thật. Muốn phân biệt chính xác được nhân sâm thật hay là nhân sâm giả chúng ta cần nắm những đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm thật đã được chế biến hiện có mặt trên thị trường thuốc, kết hợp nắm các đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm làm giả sẽ nêu dưới đây, hy vọng với những nội dung cụ thể này giúp mọi người có thể nhận biết được hàng thật hay giả. Các bạn hãy nắm bắt đặc điểm của nhân sâm giả để chọn mua cho mình loại nhân sâm có chất luợng Nhân sâm có những loại nào? Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn. Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, chính là nhân sâm tươi rửa sạch phơi khô). Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành). Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát). Loại đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc). Loại cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng). Còn nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm. Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm. Đặc điểm của từng loại nhân sâm Sâm rừng là loại sâm mọc hoang có số lượng ít (nhưng tốt hơn hẳn sâm trồng) và có niên hạn sinh trưởng tương đối dài, chất lượng tốt. Rễ của nhân sâm rừng thường ngắn thô, chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn thân củ sâm một chút. Phần nhiều có 2 nhánh rễ chính tạo thành dạng hình người. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu. Thân rễ nhỏ dài khoảng từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề nên quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng nên thường gọi là rễ tròn. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 – 2 lần rễ chính và dai, khó bẻ gãy, lại có nốt sần nổi lên rất rõ nên gọi là hạt trân châu. Biệt trực sâm: Sau khi đun hấp, gia công chế biến thành thân thẳng hình lập phương. Phía rễ có 1 đầu râu rễ, đuôi rễ phần nhiều là bỏ đi. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, chất nặng, từng chiếc khá to, chất lượng tốt. Hồng sâm thì toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng. Đường sâm toàn bộ có màu trắng ngà, rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen vào nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc ra 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh. Mặt cắt ngang có màu nâu trắng ngà, có vằn hình tia. Cách phân biệt với nhân sâm giả Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu. Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt. Làm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua. Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng. Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát. Như vậy, có 5 loại thường được làm giả bằng những thứ như vừa mô tả ở trên, ta dựa vào những đặc điểm của sâm thật, sau đó đối chiếu với những đặc điểm của sâm giả để chọn lựa không bị nhầm lẫn. Nhân sâm thiên kim- Ngàn vàng không đổi Cập nhật: 01/06/2009 Nhân sâm 6 năm tuổi được chế thành hồng sâm có hương vị đặc biệt Tiền cam hậu khổ hậu cam cam NHưng như vậy có 1 số tác dụng phụ đặc biệt Bổ dương khi quá tỉnh, huyết áp cao khó dùng Dựa vào Kinh nghiệm lâu đời và kinh nghiệm lâm sàng chúng tôi đã chuyển đổi chế biến nhân sâm thành NHÂN SÂM HTIÊN KIM đó chinh 1 bài thuốc tăng công dụng lên rấtn Nấm linh chi Hàn Quốc Giới thiệu về nấm linh chi Nấm Linh Chi Đỏ hay Thạch Linh Chi là một dược liệu vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta với những biệt dược tự nhiên. Nấm Linh Chi Đỏ đã tỏ rõ sự công hiệu mầu nhiệm trong việc chữa và phòng ngừa nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Người trung quốc ví Linh chi là cây sống đời. Nấm Linh Chi Đỏ thuần thiên nhiên không kỵ thai, có thể dùng chung với các loại thuốc Tây và dùng hàng ngày mà không có tác dụng phụ. Nấm Linh Chi Đỏ chuyên trị: + Giúp hạ Cholesterol (mỡ trong máu) + Bệnh cao huyết áp + Tiểu đường (Diabetes) + Viêm gan A,B,C (Hepatitis), đau gan kinh niên, nóng gan, yếu gan + Bảo tồn sắc đẹp và sự trẻ trung: Mờ da đồi mồi, làm đen tóc + Trị các chứng bệnh về đường ruột, viêm, sưng, lở loét bao tử, ruột, táo bón, bệnh trỉ + Mất trí nhớ (Alzeiheimer), phục hồi trí nhớ + Các chứng về tim mạch (Cardiovascular), sưng cứng động mạch, đau tim cấp tính + Đau nửa đầu (Migraine), nhức đầu kinh niên, choáng váng, ngất xỉu + Mất ngủ kinh niên + Thận suy, tiểu đêm + Viêm khí quản, bệnh phổi, suyễn + Những triệu chứng lúc bế kinh (Menopause) + Những triệu chứng thần kinh (Neurosis) + Giúp chống lại vi trùng HIV + Ngoài ra còn giúp bệnh phong thấp (Rheumatic), viêm khớp, biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược, chống lão hóa, làm mạnh gân cốt, bổ xương, giảm cân (Weight Loss), dị ứng (Allergy) + Các loại bướu (Tumor), bướu cổ, bướu não, ruột, gan, dạ dày, phổi, v.v và các bệnh nan y khác. Công dụng của Nấm Linh Chi 1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì? Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan. 2. Có phản ứng phụ nào không? Không. Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. 3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không? Được. Nấm Linh Chi là dược chất thiên nhiên bổ sung cho sức khỏe. Không có điều chống chỉ định qua 2000 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, cẩn thận khi dùng đối với những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch. 4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi? Thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Thông thường, người ta có thể nhận thấy sự công hiệu từ 10 ngày cho tới 2 tuần sau khi dùng nấm Linh Chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng, quý vị sẽ cảm nhận đươc kết quả tuyệt vời của nấm Linh Chi. 5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi? Đúng. Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng. 6. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ? Chỉ có 6 loại nấm Linh Chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm Linh Chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 10 inches. Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm Linh Chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm Linh Chi đen không có giá trị bằng nấm Linh Chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm Linh Chi đỏ. 7. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bệnh không? Không. Nấm Linh Chi có thể được dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Điều lợi ích nhất của nấm Linh Chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm Linh Chi rất có lợi cho một người khỏe mạnh. TAM THẤT - VỊ THUỐC "VÀNG KHÔNG ĐỔI ĐƯỢC Với cái tên Vàng không đổi (Kim bất hoán), Tam thất từ lâu được biết đến như một Thần dược. Nó là món quà quý dùng để biếu, tặng cho phụ nữ lúc ốm đau, lâm bồn. Gà ác (ô kê) hầm Tam thất là món ăn - bài thuốc không thể thiếu được cho sản phụ quyền quý ở các nước Phương Đông. Ngày xưa, Tam thất qúy và hiếm như Nhân sâm hay Linh chi vậy. Bây giờ vẫn qúy song không còn hiếm nữa. Trà Tam thất, bột Tam thất là thức uống bổ dưỡng thường nhật của nhiều gia đình ở thành phố cũng như nông thôn, nhất là với người già và phụ nữ khi sức khoẻ có phần suy giảm. Tam thất là rễ của cây Panax notoginseng họ Ngũ gia bì. “Tam thất lá trái 3- lá phải 4 mà thành tên” (Theo Lý Thời Trân). Tam thất có nhiều tên khác như: Nhân sâm tam thất, Phật thủ sơn thất, Huyết sâm, Điền tam thất, Xuyên tam thất, Sâm tam thất, Trấn thất, Điền Tất, Điền thất, Bàn long thất, Hạn tam thất Tên của nó thường dựa theo vùng trồng (Điền, Trấn, Xuyên ), theo tác dụng (Huyết sâm: sâm bổ huyết), theo hình dáng (Phật thủ tam thất, Bàn long thất ) ở nước ta, Tam thất mọc hoang và được trồng ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng đầu nguồn sông Hồng giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tam thất Việt Nam thường củ nhỏ ruột màu vàng nhạt hoặc củ to rất nhiều mấu mà lại không chắc mấy. ở Trung Quốc, Tam thất mọc hoang và được trồng nhiều nhất ở Vân Nam, châu Văn Sơn nơi có chế phẩm “Vân Nam bạch dược” nổi tiếng mấy năm nay. Ngoài ra, ở Tứ Xuyên, Hà Nam, Quảng Tây cũng có Tam thất mọc hoang hay được trồng ở cấp quy mô. “Vàng không đổi” thì phải là Tam thất loại tốt. Vậy Tam thất thế nào là tốt? Cũng như Sâm, Tam thất già là tốt nhưng càng già càng chưa chắc đã là tốt vì với Tam thất, củ nằm dưới đất mà nằm quá lâu thì lại hay xơ. Cho nên người ta thường thu hoạch Tam thất từ 4 đến 6 tuổi. ở thời gian này, Tam thất thường cho chất lượng tốt hơn cả (Đó là kinh nghiệm dân gian, còn chờ các nhà khoa học chứng minh). Củ Tam thất thường có hình giống như con ốc đá hay hình trụ, nhưng theo những người có kinh nghiệm thì củ nào giống ốc đá, màu xám xanh hơi đen hoại nâu, bóng sáng là tốt. Bên ngoài củ Tam thất thường có vết bám vàng ngang hay vết lõm và có cả những lằn dọc không liên tục nữa. Đầu củ có nhiều mấu. Đó là dấu vết của thân cây hàng năm chết đi để lại. Cây càng nhiều mấu thì tuổi càng nhiều là vậy. Thịt củ Tam thất chắc, khó có thể bẻ bằng tay. Nếu dùng vật nặng đập vỡ thì vỏ và lõi thường tách rời nhau. Mặt cắt cũ có màu xám hơi xanh hoặc vàng đất hoại xám trắng. Củ Tam thất nào có ruột màu xám xanh, mịn chắc không có vết nứt xốp là tốt nhất. Các phiến Tam thất có màu xám xanh hay xám nâu, mịn chắc không nứt là tốt. Bạn không nên chú ý tới các củ to và nhiều mấu sần sùi. Hãy xem kỹ để tránh mua phải củ ghép, củ có chì bên trong Tam thất là một trong những vị thuốc có tác dụng nhiều mặt, mà tác dụng nào cũng đáng tin cậy cả. Vì vậy người xưa, nhất là trong nhà có phụ nữ thì Tam thất được quý hơn vàng vì có những lúc bệnh cấp, có vàng cũng chưa chắc đổi được Tam thất mà dùng. Vì vậy mới có tên “vàng không đổi”. Theo YHCT, Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng, có tác dụng hoá ứ, cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, (dùng chín) dùng chữa tất cả các chứng xuất huyết, ngã đau sưng bầm tím, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, các loại mụn nhọt sưng đau, khí huyết lưỡng hư, tức ngực Chú ý: Phụ nữ có thai cần cẩn thận khi dùng. Người huyết nhiệt không dùng. Xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm hay theo y văn cổ thường dùng có Tam thất. Bạn hãy tự chọn bài thuốc nào phù hợp với mình để sử dụng (những bài thuốc này chỉ phù hợp với bệnh vừa và nhẹ). * Chữa nôn ra máu: Gà 1 con làm sạch bỏ lòng Tam thất bột 5g Nước ngó sen: cốc (200ml) Rượu lâu năm: nửa chén (15ml) Hầm cách thuỷ để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi *Chữa ho ra máu, chảy máu cam, đi ngoài, đi tiểu ra máu Đá hoa: 12g (nung) Tam thất: 10g Than tóc rối tồn tính: 4g [...]... đều, uống với rượu nóng Cứ 2 ngày/lần tới khi hết đau * Nam giới bị viêm tiền liệt tuyến: Tam thất sống: 3g Nhai rồi nuốt hàng ngày vào sáng sớm * Sưng đau không rõ nguyên nhân: Hoà bột Tam thất với dấm, đắp ngày 2 lần * Mụn nhọt các loại: Nhũ hương, Tam thất, Mộc dược, Huyết kiệt, Hài nhi trà, mỗi thứ 8g Bằng phiến: 4g Xạ hương: 0,8g Nếu xưng đỏ da: gia bột Hoàng liên 4g Nếu loét : gia bột Khinh phấn:... khi có kinh, nếu hết đau thì ngừng * Sau khi đẻ máu ra nhiều: Bột Tam thất 6g hoà với nước cháo uống hàng ngày * Bệnh mạch vành: phòng và chữa - Bột Tam thất 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi - Bột Nhân sâm và bột Tam thất: mỗi thứ 1.5g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi - Bột Tam thất: 1,5g Bột Ngọc trai: 0,3g Bột Xuyên bối mẫu: 3g Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi * Đau tức ngực: Bột Tam thất:... rắc bột khô Viêm tĩnh mạch nông: Uống bột Tam thất 2 lần/ngày, mỗi lần 2g * Bổ dưỡng: Chóng mặt do thiếu máu: Tam thất 3g, Chim bồ câu 1 con Hấp cách thuỷ ăn hàng ngày Khí huyết lưỡng hư: Tam thất: 3g, Nhân sâm: 3g Nghiền bột ăn với bánh vào buổi sáng hàng ngày Thật khó có vị thuốc nào chữa được cả bệnh nội lẫn bệnh ngoại thương, vừa cầm máu lại vừa bổ máu như Tam thất Tam thất dễ dùng, uống lâu dài... Miễn Chẩn trị Y phí học cổ truyền Tiến chuyển Hoa có các qua bài thuốc ngâm Bưu rượu đặc biệt Điện Với phương pháp bào chế đảm bảo 100% không có chất bảo quản và theo đúng quy trình chế biến, nên dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và tăng thêm độ thơm ngon Việc này đã giúp cho thang thuốc ngâm rượu của Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Tiến Hoa đạt được độ tinh tuý nhất Nếu uống 1 lần, chắc chắn sẽ... phục toàn bộ những cái yếu của quý ông + Thuốc ngâm rượu dành cho phụ nữ: Bồi bổ dương khí, ổn định nội tiết, làm tăng dung nhan sắc đẹp, làm cho da hồng sáng mịn đẹp, chống lão hoá tế bào, tăng cường sức khoẻ Cách ngâm : Chọn rượu ngon, cho thuốc vào lọ hoặc bình, sau đó đổ ngập rượu Đậy kín, cất chỗ râm mát hoặc đem hạ thổ (chôn xuống đất) Sau 30 ngày là uống được, nhưng nếu muốn ngon phải ngâm đủ . cho mình loại nhân sâm có chất luợng Nhân sâm có những loại nào? Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn. Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, . Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm. Đặc điểm của từng loại nhân sâm Sâm rừng là loại sâm mọc hoang có số lượng. nhân sâm tu (râu nhân sâm) , tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm. Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại