1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ON TAP HK2 HAY

8 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 98 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 6 NH 2010 – 2011 I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ : 1. Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( đổi phương tác dụng của lực hoặc thay đổi cường độ của lực tác dụng ). Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc cố định và ròng rọc động. 2. Mặt phẳng nghiêng : - Cấu tạo : Mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang. - Tác dụng : + Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lực của vật. + Mặt phẳng càng nghiêng ít , thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. + Mặt phẳng nghiêng giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực . 3. Đòn bẩy : - Cấu tạo : Mỗi đòn bẩy đều có điểm tựa là O , điểm tác dụng của lực F là O 1 , điểm tác dụng của lực F là O 2 . - tác dụng : + Khi khoảng cách OO 2 càng lớn so với khoảng cách OO 1 thì lực tác dụng F 2 càng nhỏ so với lực F 1 . + Đòn bẩy giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực. 4. Ròng rọc : - Cấu tạo : + Ròng rọc cố định : Bành xe có rãnh để vắt dây qua và có thể quây quanh trục cố định + Ròng rọc động : Bánh xe có rãnh để vắt dây qua và có thể quây quanh trục chuyển động . - Tác dụng : + Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp ( biến đổi phương của lực ) . + Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật ( biến đổi độ lớn của lực ) . 5. Sự nở vì nhiệt của chất rắn . - Chất rắn nở khi nóng lên, co lại khi lạnh đi . - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ( Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng , đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt …) 6. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng . - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi . - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ( rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …) - Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ O o C đến 4 o C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4 o C trở lên thì nước mới nở ra. Nước có trong lượng riêng lớn nhất tại 4 0 C. 7. Sự nở vì nhiệt của chất khí . - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi . - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau . 8. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất . Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Thứ tự sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều : rắn, lỏng, khí . 9. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt . - Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu vv… phải lưu ý tới hiện tượng này. - Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thành một băng kép. Băng kép khi bị đốt hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại dãn nở nhiều hơn nằm ngoài. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện. - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất Các nhiệt kế thường dùng là : Nhiệt kế rượu : Đo nhiệt độ khí quyển (Trong phòng ) Nhiệt kế thủy ngân : Đo nhiệt độ trong phòng TN Nhiệt kế y tế : Đo nhiệt độ cơ thể 10. Nhiệt giai. - Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt đô của nước đá đang tan là O o C của hơi nước đang sôi là 100 o C. - Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 o F của hơi nước đang sôi là 212 o F. - Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt đô của nước đá đang tan là 273K của hơi nước đang sôi là 373K. - Đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai khác. Ví dụ, muốn đổi nhiệt độ 20 o C sang nhiệt độ ở các nhiệt giai khác phải làm như sau : 20 o C = O o C + 20 o C = 32 o F + ( 20.1,8 o F) = 68 o F 20 o C =O o C + 20 o C = 273K +(20.1K) =293K 11. Sự nóng chảy và sự đông đặc . - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy . Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc . - Phần lớn các chất lỏng chảy ( hay đông đặc ) ở một nhiệt đô xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy ( hay đông đặc ) nhiệt độ của vật không thay đổi - Có một số chất ( như thể tinh, nhựa đường vv ) khi bị đun nóng thì mềm dần ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng. 12. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Nóng chảy Bay hơi Đông dặc Ngưng tụ Raén Lỏng Khí 13. Sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi . - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi . 14. So sánh sự bay hơi và sự sôi . - Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào trên mặt thoáng của chất lỏng . - Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ xác định. Trong khi sôi, chất lỏng bay hơi cả ở trên mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng . 15. Quy trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý . Nhìn chung để tìm hiểu một hiện tượng vật lý người ta thường tiến hành theo các bước sau đây : II. BÀI TẬP : 1. Xem lại các bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập từ bài 23 đến 29 ; 2. Xem lại các bài tập sau: 13.3 ; 14.4 ; 18.4 ; 18.5 ; 21.1 ; 21.2 ; 22.3 ; 28-29.5 ; 28- 29.6 ; 28-29.7 Quan sát Đưa ra dự đoán Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán Rút ra kết luận ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn vật lý Thời gian :45 phút PHẦN I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng 1. Trong các máy cơ đơn giản sau đây , máy nào chỉ có thể làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật lên trực tiếp . A. Mặt phẳng nghiêng . C. Ròng rọc cố định B. Đòn bẩy D. Ròng rọc động 2. Trong các câu sau đây về tác dụng của ròng rọc động , câu nào là đúng nhất . A. Dùng ròng rọc động có thể làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật trực tiếp lên . B. Dùng ròng rọc động có thể làm cho lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật . C. Dùng ròng rọc động vừa có thể làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật trực tiếp , vừa có thể làm cho lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật . D. Cả ba câu trên đều không đúng . 3. Bốn mặt phẳng nghiêng dưới đây làm bằng cùng một chất . Muốn kéo cùng một vật lên cao với lực kéo nhỏ nhất thì ta dùng mặt phẳng nghiêng nào ? h h h h A B C D 4. Lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động so với lực kéo vật lên trực tiếp thì A. Nhỏ hơn C. Bằng B. Lớn hơn D. Nhỏ hơn hoặc bằng 5. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây thì cách sắp xếp nào là đúng ? A. Lỏng , rắn , khí C. Lỏng , khí , rắn B. rắn , khí , lỏng D. Khí , lỏng , rắn 6. Trong các vật sau đây vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt ? A. Quả bóng bàn C. Băng kép B. Phích đựng nước nóng D. Bóng đèn điện 7. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì : A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi . B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi . C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi . D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi . 8. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong một cốc hình trụ càng nhỏ khi : A. Nước trong cốc càng nhiều C. Nước trong cốc càng nóng B. Nước trong cốc càng ít D. Nước trong cốc càng lạnh Hãy dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong thí nghiệm về sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến vẽ ở hình dưới đây để trả lời các câu hỏi 9,10,11 . Nhiệt độ( 0 C) 90 0 5 10 15 20 25 30 35 40 9. Băng phiến đông đặc trong khoảng thời gian nào ? A. Trong 5 phút cuối C. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25 B. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 D. Từ phút thứ 25 đến phút thứ 35 10. Thời gian nóng chảy của băng phiến kéo dài bao nhiêu phút ? A. 5 phút C. 15 phút B. 10 phút D. 20 phút 11. Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể lỏng trong khoảng thời gian nào ? A. 5 phút đầu và 5 phút cuối C. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25 B. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 D. Từ phút 25đến phút 35 12. Trong các đặc điểm sau đây , đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi ? A. Phụ thuộc vào nhiệt độ B. Phụ thuộc vào mặt thoáng của chất lỏng . C. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong chất lỏng D. Phụ thuộc vào gió 13. Trong các đặc điểm sau đây , đặc điểm nào là của sự sôi ? A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng B. Phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và mặt toáng của chất lỏng C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng D. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng 80 70 60 50 Nhiệt độ (phút) Hãy dựa vào bảng ghi nhiệt độ sơi và nhiệt độ nóng chảy của một số chất để trả lời các câu hỏi 14,15 . 14. Chất liệu nào có nhiệt độ sơi thấp ? A. Chì B. Nước C. Ơxi D. Thủy ngân 15. Chất liệu nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ? A. Chì B. Ơxi C. Nước D. Thủy ngân PHẦN II: Chọn từ thích hợp cho vào chổ trống trong các câu sau đây : 1. Loại ròng rọc chì có tác dụng làm thay đổi hướng của lực gọi là ………… 2. Người ta dùng xà beng để bẩy một vật nặng lên. Xà beng là một ví dụ về một loại máy cơ đơn giản. Máy cơ đơn giản này gọi là ………… 3. Khi nhiệt độ của một lượng chất lỏng thì …………………của lượng chất lỏng đó tăng lên . còn ……….thì giảm 4. Trong thời gian đang nóng chảy ( hay đang đơng đặc) nhiệt độ của vật …………. 5. Khi đặt đường ray xe lửa , người ta phải để một khe hở ở chổ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì …………… PHẦN III: Hãy viết câu trả lời cho bài tập sau đây : 1. Tại sao rót nước sơi vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước sơi vào cốc thủy tinh mỏng ? 2.Giải thích hiện tượng sương mù vào những ngày lạnh. Giọt sương đọng trên cành lá. ĐỀ THAM KHẢO Câu1 . Nước đá, nước , hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây? A) Cùng 1 thể. C)Cùng 1 khối lượng B) Cùng 1 loại chất. D)Không có đặc điểm chung nào. Câu 2 Điền Khuyết: 1.Mỗi chất đều nóng chảy và…………. Ở cùng……………….Nhiệt độ này gọi là………… Chất Nhiệt độ Nóng chảy ( o C) Nhiệt độ Sơi ( o C) Chì Nước Ơxi Thủy ngân 327 0 -219 -39 1613 100 -183 357 2. Trong khi đông đặc hoặc trong khi đang……………nhiệt độ của chất………….mặc dù ta vẫn tiếp tục…………… hoặc tiếp tục………………. 3 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 4 yếu tố sau đây: 4.Nước nguyên chất sôi ở nhiệt độ 100 0 C.Nhiệt độ này gọi là………………………Trong suốt thời gian sôi,………………………không thay đổi. 5.Sự sôi là sự ……………………. đặc biệt. Trong khi sôi nước vừa ……………. Trên …………………, vừa ………………………… vào các ………………………. Câu 3 : Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng thì mực thủy ngân mới đầu hạ xuống 1 ít rồøi sau đó mới dâng lên? Câu 4: Nếu thả 1 miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy không? Câu 5: Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b) Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16? c) Chất lỏng này có phải là nước không.? Chúc Các Em Thành Công Trong Kì Thi Hk2 Này !!!!! GI Ý ĐÁP ÁN Phần I. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp Án C C D A D C B D D B C C C C A Phần II 1.Ròng rọc cố đònh 2.Đòn bẩy 3.Thể tích ,khối lượng riêng. Thời gian ( Phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ 0 C 20 30 40 50 60 70 80 80 80 4.Không thay đổi. 5.Khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra. Phần III. 1.Khi thành cốc dày thì lớp trong tiếp xúc với nước nóng trước,dãn nở và làm vỡ lớp ngoài.Khi thành cốc mỏng thì cả thành cốc đều nóng lên và nở ra đồng thời nên cốc không bò vỡ. 2.Vào ngày lạnh, hơi nước bốc hơi lên, gặp lạnh ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước li ti mà ta thấy chúng dưới dạng sương mù. ĐỀ THAM KHẢO Câu 1 :B Câu 2 : 1.Đông đặc; một nhiệt độ ; nhiệt độ nóng chảy. 2.Nóng chảy; không thay đổi; làm lạnh; đun nóng. 3.Nhiệt độ ; gió ; mặt thoáng; bản chất của chất lỏng. Chú ý: Tốc độ bay hơi của chất lỏng nói chung phụ thuộc 4 yếu tố trên, còn tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng chỉ phụ thuộc vào 3 yếu tố đầu. 4.Nhiệt độ sôi; nhiệt độ của chất lỏng. 5.Bay hơi; bay hơi; mặt thoáng; bay hơi; bọt khí. Câu 3: Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng, thủy tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mức thủy ngân tụt xuống chút ít. Sau đó thủy ngân cũng nóng lên và nở ra, vì thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mức thủy ngân dâng lên cao hơn mức ban đầu. Câu 4: Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232 0 C chì 327 0 C.Do đó thả thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc cũng nóng chảy. Câu 5 : b) Chất lỏng sôi vì nhiệt độ trong thời gian này không thay đổi. c)Chất lỏng này không phải là nước(nước sôi 100 0 C), chất này là Rượu ( 80 0 C). . đựng trong một cốc hình trụ càng nhỏ khi : A. Nước trong cốc càng nhiều C. Nước trong cốc càng nóng B. Nước trong cốc càng ít D. Nước trong cốc càng lạnh Hãy dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi. lỏng chảy ( hay đông đặc ) ở một nhiệt đô xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy ( hay đông đặc. Nhiệt kế rượu : Đo nhiệt độ khí quyển (Trong phòng ) Nhiệt kế thủy ngân : Đo nhiệt độ trong phòng TN Nhiệt kế y tế : Đo nhiệt độ cơ thể 10. Nhiệt giai. - Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt đô của nước

Ngày đăng: 07/06/2015, 02:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w