1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập kiểm tra lý thuyết vô cơ

2 341 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 123 KB

Nội dung

BÀI KIỂM TRA LÝ THUYẾT VÔ CƠ Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa hỗn hợp ion: Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , Ba 2+ , H + , NO 3 - vào lượng dư dung dịch K 2 CO 3 . Bỏ qua sự điện li của nước và sự thủy phân thì số ion có trong dung dịch sau phản ứng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nhóm B của bảng tuần hoàn chỉ gồm các nguyên tố kim loại. B. Nguyên tử kim loại thường có ít electron ở lớp ngoài cùng. C. Trong phản ứng hóa học kim loại luôn thể hiện tính khử. D. Kim loại càng mạnh thì độ âm điện càng lớn. Câu 3: Cho các chất tham gia phản ứng : S + F 2 0 t → ; SO 2 + H 2 S (dư) →; SO 2 + O 2 (dư) 0 ,t xt → ; S + H 2 SO 4 (đặc, nóng) →; H 2 S + Cl 2 (dư) + H 2 O →. Số phản ứng mà S trong các chất bị oxi hóa lên mức oxi hóa +6 là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 4: Các nguyên tố thuộc cùng nhóm A trong bảng tuần hoàn có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có cùng A. số lớp electron. B. số electron lớp ngoài cùng.C. số electron. D. số electron thuộc phân lớp s. Câu 5: Trong các chất và ion sau: Cl 2 , F 2 , S, S 2- , NaClO, Al, SO 2 , Fe 3+ ; số chất và ion chỉ có tính oxi hoá là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 6: Trong số các khí sau: NH 3 , HCl, CH 3 NH 2 , H 2 ; có bao nhiêu khí tạo “khói trắng” khi tiếp xúc với khí Cl 2 ? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 7: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA và chiếm 40% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Từ R để tạo ra hiđroxit tương ứng với oxit bậc cao nhất của R thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 8: Cho các phản ứng: Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → khí X; FeS + HCl → khí Y; KMnO 4 → o t khí T; NaNO 2 bão hòa + NH 4 Cl bão hòa → o t khí Z. Các khí tác dụng được với nước clo là: A. Y, Z. B. X, Y, Z, T. C. X, Y, Z. D. X, Y. Câu 9: Cho hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 , sau phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Y tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Ion kim loại trong X là A. Fe 2+ . B. Cu 2+ . C. Fe 3+ , Cu 2+ . D. Fe 3+ . Câu 10: Trong phản ứng: Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NH 4 NO 3 + H 2 O. Tỉ lệ giữa số phân tử HNO 3 đóng vai trò chất oxi hoá với số phân tử HNO 3 đóng vai trò môi trường trong phản ứng trên là A. 3/24. B. 6/24. C. 3/30. D. 3/27. Câu 11: Dãy các dung dịch phản ứng với dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 đều tạo ra kết tủa là A. NaOH, Na 2 SO 4 , Ca(OH) 2 , MgCl 2 . B. Ba(OH) 2 , HCl, Na 2 SO 4 , NaOH. C. NaOH, Ca(OH) 2 , KHSO 4 , Mg(NO 3 ) 2 . D. Ca(OH) 2 , KHSO 4 , Na 2 SO 4 , NaOH. Câu 12: X,Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp nhau (Z Y > Z X ). Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 48. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Đơn chất X vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. B. Đơn chất X khử được đơn chất Y tạo YX 2 . C. YX 3 là chất khí ở điều kiện thường. D. Ở điều kiện thường, Y α bền hơn Y β . Câu 13: Một loại phân kali có thành phần chính là K 2 SO 4 chiếm 87,18% khối lượng (còn lại là các tạp chất không chứa kali). Độ dinh dưỡng của phân này là A. 65,75%. B. 55,00%. C. 47,10%. D. 55,55%. Câu 14: Cho dãy các chất và dung dịch sau: NH 3 (khí), H 2 S (dung dịch), FeS 2 (rắn), FeS (rắn), HgS (rắn), FeCO 3 (rắn), HBr (dung dịch), HCl (dung dịch), HI (dung dịch). Số chất và dung dịch trong dãy phản ứng được với O 2 trong điều kiện thích hợp tạo ra đơn chất là A. 6. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 15: Sục V lít CO 2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH a mol/l được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Cho dung dịch BaCl 2 dư vào phần 1 được 9,85 gam kết tủa; Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào phần 2 được 39,4 gam kết tủa.Giá trị của V và a lần lượt là A. 8,96 và 2,00. B. 4,48 và 1,25. C. 4,48 và 2,00. D. 6,72 và 0,8. Câu 16: Dãy các chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H 2 S? A. Dung dịch CuCl 2 , O 2 , dung dịch AgNO 3 . B. Dung dịch FeCl 3 , nước clo, nước brom. C. Dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 , dung dịch Pb(NO 3 ) 2 , dung dịch FeCl 2 . D. Dung dịch NaOH, O 2 , O 3 . Câu 17: Cho m gam kim loại Cu tác dụng vừa đủ với m 1 gam dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được m 2 gam dung dịch X và V lít khí Y (đktc). Mối liên hệ nào sau đây là đúng? A. m 2 = 2m 1 . B. m 2 = m 1 . C. m 2 < m 1 . D. m 2 > m 1 . Câu 18: Cho 5,4 gam bột Al vào dung dịch HNO 3 loãng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra trong quá trình phản ứng. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 48,6. B. 6. C. 42,6. D. 45. Câu 19: Trộn V 1 lít dung dịch HCl 0,01M vào V 2 lít dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH) 2 có pH = 12, thu được dung dịch có pH = 11. Tỉ lệ V 1 /V 2 bằng: A. 9/11. B. 1/2. C. 11/9. D. 5/6. Câu 20: Phân lớp electron ngoài cùng của ion Fe 3+ là: Biết Z Fe = 26. A. 4s 1 . B. 4s 2 . C. 3d 6 . D. 3d 5 . Câu 21: Nhận xét đúng là: A. Trong phân tử NH 4 Cl chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 1 B. Hợp chất ion thì thường tan tốt trong dung môi không phân cực. C. Liên kết giữa kim loại và phi kim là liên kết ion. D. Hợp chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn hợp chất ion. Câu 22: Cho các thí nghiệm sau: 1. Sục Cl 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 . 2. Sục CO 2 vào dung dịch cloruavôi. 3. Sục O 3 vào dung dịch KI. 4. Sục H 2 S vào dung dịch FeCl 2 . 5. Cho HI vào dung dịch FeCl 3 . 6. Cho dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng vào NaBr tinh thể. Số trường hợp xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 23: Cho các phát biểu sau đây :(1)Phân urê có công thức là (NH 4 ) 2 CO 3 . (2). Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO 3 - ) và ion amoni (NH 4 + ). (3). Nitrophotka là hỗn hợp các muối (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 . (4). Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. (5). Thành phần chính của supephotphat đơn gồm hai muối Ca(H 2 PO 4 ) 2 và CaSO 4 .(6). Supephotphat kép chỉ có Ca(H 2 PO 4 ) 2 . (7). Amophot (một loại phân phức hợp) có thành phần hoá học là NH 4 H 2 PO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 . Số phát biểu sai là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Cho hỗn hợp khí X gồm CO 2 , CO, N 2 và hơi nước lần lượt đi qua các bình mắc nối tiếp chứa lượng dư mỗi chất: CuO đun nóng; dung dịch nước vôi trong; dung dịch H 2 SO 4 đặc. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khí ra khỏi bình chứa H 2 SO 4 đặc là CuO, t 0 dd Ca(OH) 2 dd H 2 SO 4 (X) A. N 2 . B. CO. C. N 2 và hơi nước. D. hơi nước. Câu 25: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 26: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. NaHCO 3 . B. AlCl 3 . C. Al(OH) 3 . D. Al 2 O 3 . Câu 27: Khi bị ong, kiến, nhện đốt chúng ta thường bôi chất nào dưới đây? A. Rượu B. Vôi C. Giấm D. Nước chanh Câu 28: Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO 3 + Ca(OH) 2  CaCO 3 + NaOH + H 2 O (2) 2NaHCO 3 + CaCl 2  CaCO 3 + 2NaCl + CO 2 + H 2 O (3) NaHSO 4 + BaCl 2  BaSO 4 + NaCl + HCl (4) 3Cl 2 + 6KOH  5KCl + KClO 3 + 2H 2 O (5) 4HCl + MnO 2  MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. Các phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường là: A. 2,3,5 B. 2,3,4 C. 2,4,5 D. 1,2,5 Câu 29: Ca dao sản xuất có câu “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Các tương tác hóa học nào sau đây được dùng để giải thích một cách khoa học câu ca dao trên? A.N 2 + O 2 , NO + O 2 , NO 2 + O 2 + H 2 O B. N 2 + O 2 , NO + O 2 + H 2 O C.CO + O 2 , CO 2 + NH 3 tạo NH 4 HCO 3 D. H 2 O phân hủy tạo H 2 , N 2 + H 2 tạo NH 3 Câu 30: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2 O tạo thành dung dịch bazơ là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl 2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 26,7. B. 12,5. C. 19,6. D. 25,0. Câu 32: Một số vùng đất canh tác thường bị chua cây trồng khó phát triển do không thể thích ứng với môi trường có pH thấp. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây A. đá vôi. B. phân lân. C. vôi tôi. D. phân đạm. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn Fe 3 O 4 trong dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO 3 ) 2 , KMnO 4 , BaCl 2 , Cl 2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là A. 5 B. 6 C. 4. D. 7. Câu 34: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là A. 5,0.10 -4 mol/(l.s). B. 1,0.10 -4 mol/(l.s). C. 4,0.10 -4 mol/(l.s). D. 7,5.10 -4 mol/(l.s). Câu 35: Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH) 3 , Cr 2 O 3 . Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 36: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH) 3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là A. Fe 3 O 4 . B. Fe 2 O 3 . C. Fe. D. FeO. Câu 37: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl 2 , NO, NH 3 , SO 2 , CO 2 , H 2 , C 2 H 4 ? A. 2 B. 4. C. 1. D. 3. Câu 38: Cho dãy các chất: Al, Al(OH) 3 , Al 2 O 3 , AlCl 3 . Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 2 . BÀI KIỂM TRA LÝ THUYẾT VÔ CƠ Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa hỗn hợp ion: Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , Ba 2+ , H + ,. ứng với môi trường có pH thấp. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây A. đá vôi. B. phân lân. C. vôi tôi. D. phân đạm. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn Fe 3 O 4 trong dung dịch H 2 SO 4 loãng. Cho các thí nghiệm sau: 1. Sục Cl 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 . 2. Sục CO 2 vào dung dịch cloruavôi. 3. Sục O 3 vào dung dịch KI. 4. Sục H 2 S vào dung dịch FeCl 2 . 5. Cho HI vào dung dịch

Ngày đăng: 06/06/2015, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w